Câu 1: Viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26; X thuộc chi kì,phân nhóm nào của bảng HTTH ?
A. 1s22s22p63s23p63d54s2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIIA
B. 1s22s22p63s23p63d54s2 thuộc chu kì IV,nhóm IIA
C. 1s22s22p63s23p63d64s2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIIB
D. 1s22s22p63s23p63d54s2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIB
Câu 2: Trong các oxit sau: FeO, Fe2O3 và Fe3O4 chất nào tác dụng với HNO3 giải phóng chất khí ?
A. Chỉ có FeO B. Chỉ có Fe3O4 C. FeO và Fe3O4 D. Fe3O4 và Fe2O3
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, trong không khí ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu do có phản ứng:
A. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 D. 4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và còn lại kim loại dư. Muối thu được trong dung dịch là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 5: Cho hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng, dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. HNO3. D. Fe(NO3)2.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 12
Câu 1: Viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26; X thuộc chi kì,phân nhóm nào của bảng HTTH ?
A. 1s22s22p63s23p63d54s2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIIA
B. 1s22s22p63s23p63d54s2 thuộc chu kì IV,nhóm IIA
C. 1s22s22p63s23p63d64s2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIIB
D. 1s22s22p63s23p63d54s2 thuộc chu kì IV,nhóm VIIB
Câu 2: Trong các oxit sau: FeO, Fe2O3 và Fe3O4 chất nào tác dụng với HNO3 giải phóng chất khí ?
A. Chỉ có FeO B. Chỉ có Fe3O4 C. FeO và Fe3O4 D. Fe3O4 và Fe2O3
Câu 3: Ở nhiệt độ thường, trong không khí ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu do có phản ứng:
A. 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 D. 4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và còn lại kim loại dư. Muối thu được trong dung dịch là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 5: Cho hỗn hợp Cu, Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng, dung dịch thu được chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là
A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. HNO3. D. Fe(NO3)2.
Câu 6: Fe là kim loại có tính khử ở mức độ nào sau đây?
A. Rất mạnh B. Mạnh C. Trung bình D. Yếu.
Câu 7: Câu nào đúng trong các câu sau?
A. Thép là hợp kim của Fe với C trong đó cacbon chiếm 2 đến 5% về khối lượng
B. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất (C, Si, Mn, S, P…) thành oxit nhằm giảm hàm lượng của chúng.
C. Gang là hợp kim của Fe với C trong đó cacbon chiếm 5 đến 10% về khối lượng
D. Nguyên tắc để sản xuất gang là khử quặng sắt bằng các chất khử như CO, H2, Al... ở nhiệt độ cao.
Câu 8: Cho 1,4 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng kết thúc ta thu được muối sắt có khối lượng:
A. 12,1 gam. B. 4,5 gam. C. 9 gam. D. 6,05 gam.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gang là hợp chất của Fe và C. B. Hàm lượng cacbon trong gang nhiều hơn trong thép
C. Gang trắng chứa ít các bon hơn gang xám D. Gang là hợp kim Fe-c và một số nguyên tố khác
Câu 10: Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m:
A. 21,6 gam. B. 32,4 gam. C. 3,24 gam. D. 2,16 gam.
Câu 11: Khi cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất Cu bám lên Fe. B. Không có hiện tượng gì.
C. Cu tan dần tạo dung dịch màu xanh trong suốt. D. Dung dịch không thay đổi màu.
Câu 12: Chọn dãy chất gồm các chất tác dụng được với Fe ở điều kiện thường:
A. Dung dịch H2SO4 đặc nguội, dung dịch CuCl2, dung dịch HNO3.
B. Dung dịch FeCl3, dung dịch CuCl2, dung dịch HNO3.
C. O2, N2, dung dịch HCl.
D. Dung dịch FeCl3, SO2, dung dịch NaOH.
Câu 13: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lâý thanh sắt ra rửa sạch, sây khô thấy khối
lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
A. 9,3 gam. B. 9,4 gam. C. 9,5gam D. 9,6 gam.
Câu 14: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là
A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3 D. FeO, Fe2O3.
Câu 15: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3.
Câu 16: Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. FeO.
Câu 17: cho 13,5 g nhôm vào 100ml dd Fe(NO3)3 3M. Kết thúc phản ứng, thấy có m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 16,8 g. B. 10,8 g. C. 28 g. D. 20 g.
Câu 18: dãy chứa các kim loại đều tan được trong dd FeCl3 là:
A. Pb, Hg. B. Ag, Fe. C. Sn, Au. D.Cu, Fe.
Câu 19: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
A. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dd AgNO3 thấy xuất hiện dd có màu xanh nhạt.
B. Thêm Cu vào dd Fe(NO3)3 thấy dd chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh.
C. Thêm NaOH vào dd FeCl3 màu vàng nâu thấy xh kết tủa đỏ nâu.
D. Thêm Fe(OH)3 màu đỏ nâu vào dd H2SO4 thấy hình thành dd màu vàng nâu.
Câu 20: Nhúng thanh Fe vào dd CuSO4 quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu đỏ và dd nhạt màu xanh.
B. Thanh Fe có màu trắng và dd nhạt màu xanh.
C. Thanh Fe có màu trắng xám và dd có màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dd có màu xanh.
Câu 21: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?
A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Ag.
Câu 22: Phản ứng nào trong đó các phản ứng sau sinh ra FeSO4?
A. Fe + Fe2(SO4)3 B. Fe + CuSO4 C. Fe + H2SO4 đặc, nóng D. A và B đều đúng.
Câu 23: Câu nào đúng khi nói về: Gang?
A. Là hợp kim của Fe có từ 6 ® 10% C và một ít S, Mn, P, Si.
B. Là hợp kim của Fe có từ 2% ® 5% C và một ít S, Mn, P, Si.
C. Là hợp kim của Fe có từ 0,01% ® 2% C và một ít S, Mn, P, Si.
D. Là hợp kim của Fe có từ 6% ® 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.
Câu 24: Hoà tan Fe vào dd AgNO3 dư, dd thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO2)2 , Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)3 , AgNO3
Câu 25 : Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng hết với dd HNO3 loãng, thu được 4,48 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất, đktc). Kim loại M là:
A. Zn. B. Al. C. Cu. D. Fe
Câu 26: Phản ứng nào sau đây đã được viết không đúng?
A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
C. Fe + S → FeS D. 2Fe + 6HCl → FeCl3 + 3H2
Câu 27: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
B. Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh.
C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890oC).
D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
Câu 28: Cân bằng ion trong dd : Cr2O72- + H2O ↔ CrO42- + 2H+
( da cam) ( vàng)
Nhỏ từ từ dd kiềm ( OH-) vào dd K2Cr2O7 ( màu da cam), dd chuyển sang:
A. màu đỏ. B. màu vàng. C. không màu. D. không đổi màu.
Câu 29: Cho 20 gam hh bột gồm 5 oxit kim loại ZnO, FeO, Fe3O4, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl 2M. Kết thúc phản ứng, khối lượng muối có trong dd X là:
A. 36g. B. 26,1g. C. 26,9g. D. 29,6g.
Câu 30: Cho 15 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dd HCl thấy có 1,0 gam khí H2 thoát ra. Đem cô cạn dd sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 50,1 g. B. 51,5 g. C. 50,5 g. D. 51 g.
Câu 31: Để khử hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 đến Fe cần vừa đủ 3,36 lít khí CO( đktc). Khối lượng Fe thu được là:
A. 17 g. B. 15,9 g. C. 17,5 g. D. 17,7 g.
Câu 32: Khử hoàn toàn 6,64 g hh gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Lượng Fe thu được là:
A. 5,04 gam B. 5,40 gam C. 5,05 gam D. 5,06 gam
Câu 33: Nhúng thanh sắt vào dd CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch và sấy khô thấy khối lượng tăng thêm 0,4 gam. Khối lượng đồng đã bám vào thanh sắt là:
A. 6,4 g. B. 4,8 g. C. 4,6 g. D. 3,2g.
Câu 34: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng giải phóng sản phẩm khí chứa nitơ là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35: Quặng Manhetit có thành phần chính là:
A. Al2O3. B. Fe3O4. C. FeS2 . D. Fe2O3.
Câu 36: Cho biết Fe có Z = 26. Hãy chọn cấu hình đúng của ion Fe3+:
A. 1s22s22p63s23p63d34s2. B. 1s22s22p63s23p63d5.
C. 1s22s22p63s23p63d6. D. 1s22s22p63s23p63d4.
Câu 37: Khử hoàn toàn m gam FeO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khi đi ra sau phản ứng được dẫn vào dd Ca(OH)2 dư thấy xh 20 gam kết tủa. giá trị m là:
A. 14,4g. B. 14,22g. C. 12,24g. C. 12g.
Câu 38 : Sắt trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng quặng. Quặng nào sau đây giàu hàm lượng sắt nhất?
A. Hematit đỏ ( Fe2O3). B. Hematit nâu ( Fe2O3.nH2O) C. Manhetit ( Fe3O4). D. Pirit sắt( FeS2)
Câu 39: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng ,phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)3, HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3
Câu 40: Tên của các quặng chứa FeCO3 , Fe2O3 , Fe3O4 , FeS2 lần lượt là gì ?
A. Hemantit, pirit, manhetit, xiđerit B. Xiđerit, hemantit, manhetit, pirit
C. Xiđerit, manhetit, pirit, hemantit D. Pirit, hemantit, manhetit, xiđerit
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 B. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3
C. Cu có khả năng tan trong dung dịch PbCl2 D. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl2
Câu 42: Trong các câu sau, câu nào đúng.
A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3
Câu 43: Trong dung dịch 2 ion cromat và đicromat cho cân bằng thuận nghịch: 2CrO42- + 2H+ ↔ Cr2O72- + H2O
Hãy chọn phát biểu đúng:
A. dung dịch có màu da cam trong môi trường bazo B. ion CrO42- bền trong môi trường axit
C. ion Cr2O72- bền trong môi trường bazo D. dung dịch có màu da cam trong môi trường axit
File đính kèm:
- de cuong on thi lop 12 lan 4.docx