Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng hóa học THPT

pdf25 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng hóa học THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hĩa học ở trường phổ thơng Từ thực tế của ngành GD, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú trọng đến việc phát huy tính tích cực chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. Đây là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng cải cách GD phổ thơng Việt Nam. Ta hãy xét những quan điểm, những tiếp cận mới hiện đang được thử nghiệm và áp dụng ở nước ta dùng làm cơ sở cho việc đổi mới PPDH hố học: 1.1. Dạy học hướng vào người học Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng đến người học để tìm ra PPDH cĩ hiệu quả. Cĩ thể nhấn mạnh những điểm quan trọng của việc dạy học hướng vào người học như sau: -Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống XH. Tơn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS. -Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho HS hồ nhập với XH. -Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tịi tư duy độc lập sáng tạo của HS thơng qua hoạt động học tập. HS chủ động tham gia các họat động học tập. GV là người tổ chức, điều khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, trí tưởng tượng của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học. -Về hình thức tổ chức: Khơng khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học. Giáo án bài dạy cấu trúc linh hoạt và cĩ sự phân hố, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cá nhân. -Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau. Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo. -Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tịi, HS được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi,tự tin trong cuộc sống. Như vậy việc dạy học hướng vào người học đặt vị trí người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của từng người học. Do đĩ vai trị tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của được phát huy. Người GV đĩng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập của HS và đánh thức các tiềm năng của mỗi HS. 4 1.2. Dạy học theo hướng “Hoạt động hố người học” 1.2.1. Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hố người học Định hướng hoạt động hố người học chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề: - Dạy học thơng qua hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo của người học. - Hình thành cơng nghệ kiểm tra, đánh giá. - Sử dụng phương tiện kĩ thuật trong dạy học, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin. Theo định hướng đĩ, các nhà nghiên cứu đã đề xuất: - Học sinh phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy. - Các PPDH phải thể hiện được PP nhận thức khoa học bộ mơn và tận dụng khai thác đặc thù của bộ mơn để tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của HS trong giờ học. - Chú trọng dạy HS phương pháp tự học, PP tự nghiên cứu trong quá trình học tập. 1.2.2. Học tập và sáng tạo. Vai trị mới của người giáo viên Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hố người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của HS. Để HS học tập tích cực tự giác cần làm cho HS biết biến nhu cầu của XH thành nhu cầu nội tại của bản thân mình. Để cĩ tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thơng qua học tập. Muốn vậy ngay trong bài học đầu tiên của mơn học phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá. Ngược lại nhờ cách học nghiên cứu khám phá và cách học sáng tạo đĩ mà HS nắm vững kiến thức, biết sử dụng kiến thức một cách linh hoạt rồi tiếp tục sáng tạo ra cái mới. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Vì vậy cần phải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH. Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, cịn người GV cần chú ý đến dạy cách học thơng qua quá trình dạy học. Trong khi khẳng định vai trị của người GV khơng hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trị này đã thay đổi: người GV khơng phải là nguồn phát thơng tin duy nhất, khơng chỉ lo truyền thụ kiến thức, khơng phải là người làm mọi việc cụ thể trên lớp. Trách nhiệm chủ yếu của GV là làm các cơng việc sau: - Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích, nội dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theo những yêu cầu mới, cĩ chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển họat động của HS, chỉ rõ hệ thống hoạt động của HS ). - Ủy thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của HS . - Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân hay nhĩm, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá. 5 - Thể chế hố: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa học của XH mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giải quyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất. 1.2.3. Các biện pháp hoạt động hố người học Trong dạy học hố học cần sử dụng các biện pháp hoạt động hố người học như: + Khai thác nét đặc thù mơn hố học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giờ học như: - Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan. - Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS như: dự đốn lí thuyết, giải thích, thảo luận nhĩm, liên tưởng, hình ảnh hĩa kiến thức ...giúp HS được hoạt động tích cực chủ động. + Đổi mới hoạt động học tập của HS và tăng thời gian dành cho HS hoạt động trong giờ học. Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thơng qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhĩm. GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động.Việc tăng thời gian hoạt động của HS cĩ thể thực hiện bằng nhiều cách như: - Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 40% thời gian của một tiết học, tăng đàm thoại giữa thầy và trị, trong đĩ ưu tiên sử dụng PP đàm thoại nêu vấn đề. Tập luyện cho HS được thảo luận, tranh luận. - Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổng hợp địi hỏi HS phải so sánh, khái quát hĩa, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụng sáng tạo kiến thức. Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em mà khơng phụ thuộc vào từng từ trong sách, khuyến khích các em tìm cách diễn đạt mới. - Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sở luyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp, sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn. + Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS. Cĩ thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như: - Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp. - Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập địi hỏi HS phải suy luận, sáng tạo, trong đĩ cĩ các bài tập sử dụng hình vẽ, sơ đồ. - Từng bước đổi mới cơng tác kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá cao (và ngày càng cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của HS. + Sử dụng phương tiện kĩ thụât dạy học, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin trong dạy học hố học. Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy chiếu phim, rađio, cacset, tivi, camera, máy vi tính 2. Dạy học tích cực 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những PPGD, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 6 người học.Vì vậy PPDH tích cực thực chất là những PPDH hướng tới việc hoạt động hố, tích cực hố hoạt động nhận thức của người người học chống lại thĩi quen học tập thụ động. 2.2. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Cĩ thể đưa ra 5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau, đủ để phân biệt với các PP thụ động: 1-Những PPDH cĩ chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết. Trong giờ học người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đĩ tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. 2-Những PPDH cĩ chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, PP và thĩi quen tự học từ đĩ mà tạo cho HS sự hứng thú, lịng ham muốn, khát khao học tập, khởi động lịng ham muốn vốn cĩ trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của XH phát triển, XH tri thức. 3-Những PPDH chú trọng đến việc tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác theo nhĩm, lớp học. Thơng qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS bằng sự trao đổi, tranh luận thể hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà HS nắm được kiến thức, cách thức tư duy, sự phối hợp hoạt động cá thể. 4-Những PPDH cĩ sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan, nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn như: máy vi tính, các phần mềm dạy học ...đáp ứng yêu cầu cá thể hố hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong XH phát triển. 5-Những PPDH cĩ sử dụng các PP kiểm tra đánh giá đa dạng khác quan, tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Những nét đặc trưng của PPDH tích cực đã thể hiện được quan điểm, xu hướng đổi mới PPDH hố học. Như vậy khi sử dụng các PPDH hố học chúng ta cần khai thác những yếu tố tích cực của từng PPDH đồng thời cũng cần phối hợp các PPDH với các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật, tính đặc thù của PPDH hố học để nâng cao tính hiệu quả của quá trình đổi mới PPDH hố học. 2.3. Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển hiện nay Áp dụng PPDH tích cực khơng cĩ nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Ta cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống PPDH đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PP mới, phù hợp với hồn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để từng bước tiến lên vững chắc.Theo hướng trên, chúng ta cần tập trung tìm hiểu,vận dụng, phát triển một số PP sau: 2.3.1. Vấn đáp tìm tịi (đàm thoại ơrixtic) 7 Đây là PP mà trong đĩ GV là người tổ chức sự trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận, giữa GV với cả lớp, giữa HS với HS, thơng qua đĩ HS lĩnh hội được nội dung bài học. Trong vấn đáp tìm tịi, GV dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính qui luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích tính tích cực tìm tịi, sự ham muốn hiểu biết. Ở đây GV giống như người tổ chức sự tìm tịi, cịn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại HS cĩ được niềm vui của sự khám phá. HS vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được PP nhận thức và phát triển tư duy. GV cần biết tận dụng các ý kiến của HS để bổ xung, chỉnh lí, kết luận vấn đề nghiên cứu; cĩ như vậy HS mới hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của thầy cĩ phần đĩng gĩp ý kiến của mình. Sự dẫn dắt theo PP này cĩ mất nhiều thời gian hơn so với PP thuyết trình, giảng giải nhưng kiến thức HS lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn. 2.3.2. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một tiếp cận lí luận dạy học đang phát triển; là một hệ thống PPDH phức hợp bao gồm một tập hợp các PP kết hợp với nhau chặt chẽ và tương tác với nhau,trong đĩ việc xây dựng bài tốn nhận thức tạo ra tình huống cĩ vấn đề giữ vai trị trung tâm chủ đạo, gắn bĩ các PPDH khác trong tập hợp lại thành một hệ thống tồn vẹn. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần trong bài học) theo PP này thường gồm các bước: a. Đặt vấn đề, xây dựng bài tốn nhận thức: - Tạo tình huống cĩ vấn đề. - Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. - Phát biểu vấn đề cần giải quyết. b. Giải quyết vấn đề đặt ra: - Đề xuất các giả thuyết. - Lập kế hoạch giải quyết vấn đề(theo các giả thuyết đặt ra). - Thực hiện kế hoạch giải. c. Kết luận: - Thảo luận kết quả và đánh giá. - Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra. - Phát biểu kết luận. - Đề xuất vấn đề mới. Khâu quan trọng của PPDH này là tạo tình huống cĩ vấn đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức của HS. Trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề cĩ các mức độ như: Mức 1: GV nêu và giải quyết vấn đề. Đĩ là PP thuyết trình ơrixtic. 8 Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS đề xuất cách giải quyết vấn đề và thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. Đĩ là PP đàm thoại ơrixitc. Mức 3: GV cung cấp thơng tin tạo tình huống cĩ vấn đề. HS phát hiện vào xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá. Mức 4: HS tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá. Đĩ là PP nghiên cứu ơrixtic. Tuỳ trình độ nhận thức của HS, nội dung mỗi bài học mà GV áp dụng ở các mức độ cho phù hợp. 2.3.3. Dạy học hợp tác theo nhĩm nhỏ Dạy học theo nhĩm là dưới sự tổ chức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhĩm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên và bằng trí tuệ tập thể để hồn thành các nhiệm vụ học tập. Cấu trúc của quá trình dạy học theo nhĩm: Giáo viên Học sinh ↓ ↓ Hướng dẫn HS tự nghiên cứu Tự nghiên cứu cá nhân ↓ ↓ Tổ chức thảo luận nhĩm Hợp tác với bạn trong nhĩm ↓ ↓ Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với bạn trong lớp ↓ ↓ Đánh giá,kết luận Tự đánh giá,điều chỉnh Cấu tạo của một tiết học (một buổi làm việc) theo nhĩm như sau: 1. Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhĩm, giao nhiệm vụ. - Hướng dẫn cách làm việc trong nhĩm. 2. Làm việc theo nhĩm: - Phân cơng trong nhĩm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhĩm. 3. Thảo luận, tổng kết trước tồn lớp: - Các nhĩm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. - GV tổng kết, đặt vấn đề cho vấn đề tiếp theo hoặc bài tiếp theo. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Làm thế nào để giảm 80% thời gian học nhưng vẫn nhớ và hiểu bài nhiều hơn ? Đĩ là một vấn đề khĩ khăn với số đơng học sinh và cả giáo viên. Hiện tượng thường thấy hiện nay là học sinh cĩ quá nhiều áp lực trong học tập và thi cử, trong số các yếu tố gây ra áp lực đĩ là số lượng bài học lớn, bài học dài, việc học cần nhiều thời gian. 9 Sau các năm dạy học tơi nhận thấy cĩ một nguyên nhân gây ra tình trạng trên là đa số học sinh ghi chép bài theo kiểu truyền thống. Ghi chú theo kiểu truyền thống là ghi chú thành từng câu, từ trái sang phải tuần tự hết dịng này đến dịng khác. Phương pháp ghi chú này cĩ bốn bất lợi : - Các nội dung trọng tâm bị chìm khuất. - Khĩ nhớ nội dung. - Lãng phí thời gian. - Khơng kích thích não sáng tạo. Việc thường xuyên ghi chú khơng hiệu quả sẽ gây ra một số hậu quả : - Mất khả năng tập trung. - Đánh mất niềm đam mê học tập vốn cĩ ở học sinh. - Chán học. Vì thế phương pháp dạy và học theo sơ đồ tư duy là một phương pháp cĩ hiệu quả tỷ lệ thuận với cơng sức học tập. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tìm hiểu Sơ đồ tư duy – Cơng cụ giúp dạy và học hiệu quả Phương pháp ghi chú kiểu truyền thống là phương pháp chúng ta được dạy và được hầu hết các học sinh sử dụng. Ví dụ : BÀI : TINH BỘT 1. Tính chất vật lí Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vơ định hình, màu trắng, khơng tan trong nước lạnh. Trong nước nĩng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột. 2. Cấu tạo phân tử Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau và cĩ cơng thức phân tử là (C6H10O5)n. Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng : dạng lị xo khơng phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lị xo phân nhánh gọi là amilopectin (hình a và b). Amilozơ được tạo thành do các gốc glucozơ liên kết với nhau nên cĩ phân tử khối lớn, vào khoảng 200 000. Cịn amilopectin được tạo thành từ amilozơ và thêm các mạch nhánh nên cĩ phân tử khối rất lớn, khoảng 1 000 000. a) 10 b) Hình a) Cấu trúc phân tử amilozơ ; b) Cấu trúc phân tử amilopectin Tinh bột (trong các hạt ngũ cốc, các loại củ) đều chứa đồng thời cả hai loại amilozơ và amilopectin, trong đĩ amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Mạch tinh bột khơng kéo dài mà xoắn lại thành hạt cĩ lỗ rỗng. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Từ khí cacbonic và nước, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và chất diệp lục, tinh bột được tạo thành theo sơ đồ phản ứng : H2 O, as CO2  C6H12O6 (C6H10O5)n diƯp lơc glucozơ tinh bột 3. Tính chất hố học a) Phản ứng thuỷ phân Đun nĩng tinh bột trong dung dịch axit vơ cơ lỗng sẽ thu được glucozơ : H+ , t o (C6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O  nC 6 H 12 O 6 Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim. b) Phản ứng màu với iot Thí nghiệm : Tiến hành thí nghiệm như ở hình bên, ống nghiệm đựng hồ tinh bột và I2 (b) cũng như mặt cắt củ khoai + I2 (c) đều cĩ màu xanh lục. Giải thích : Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn cĩ lỗ rỗng, tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh lục. 4. Ứng dụng Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơng nghiệp, tinh bột Hình . a) Ống nghiệm cĩ dung dịch hồ tinh bột 2%. b) Nhỏ thêm vài giọt dung dịch lỗng I . được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ 2 và hồ dán. Trong cơ thể người, tinh bột bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn glucozơ được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi 11 nuơi cơ thể ; phần cịn dư được chuyển về gan. Ở gan, glucozơ được tổng hợp lại nhờ enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể. Bài tinh bột thường được truyền thụ tới học sinh trong thời gian khoảng nửa tiết học (theo PPCT ban cơ bản của Sở GD&ĐT Lai châu). Vấn đề đặt ra là bài học dài mà thời gian thì ít, giáo viên khơng những giúp học sinh hiểu bài, nhớ bài mà cịn phải tạo thế chủ động cho học sinh trong tiếp thu kiến thức, ... Thực tế chứng minh rằng, khi tất cả mọi người cùng làm theo một cách nào đĩ, khơng cĩ nghĩa đĩ là cách tốt nhất. Sơ đồ tư duy (phát minh bởi Tony Buzan) : cơng cụ học tập tối ưu. Sơ đồ tư duy luơn lan tỏa từ một hình ảnh trung tâm. Mỗi từ và hình ảnh được lan tỏa lại trở thành một tiểu trung tâm liên kết, cứ thế triển khai thành một chuỗi mắt xích gồm những cấu trúc phân nhánh tỏa ra hoặc hội tụ vào tâm điểm chung và cĩ thể kéo dài vơ tận. Sơ đồ tư duy được vẽ trên mặt giấy phẳng nhưng lại biểu thị hiện thực đa chiều (được xác định bởi khơng gian, thời gian, màu sắc). Lợi ích của sơ đồ tư duy - Tiết kiệm thời gian học vì nĩ chỉ tận dụng các từ khĩa. - Phát huy tối đa hoạt động của não bộ : sự hình dung, sự liên tưởng, vì não được kích thích bởi các từ khĩa, hình ảnh, màu sắc, ... Ví dụ : Bài tinh bột dưới dạng sơ đồ tư duy được sử dụng khi giảng dạy : 12 Cịn đây là nội dung ghi bài tinh bột của học sinh.(Bài của Hồng Tú Anh, 12A1, năm học 2011-2012, hiện là sinh viên trường ĐH Nơng nghiệp 1 Hà nội) Vậy là tồn bộ nội dung bài tinh bột được thể hiện sinh động trên một mặt giấy A4 mà khơng thiếu một nội dung quan trọng nào. Sơ đồ tư duy giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, dễ dàng ơn bài, bổ sung chi tiết và thỏa sức sáng tạo. 2. Sơ đồ tư duy được lập như thế nào 2.1. Các bước vẽ sơ đồ tư duy BƯỚC 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm Bước đầu tiên trong việc tạo ra một sơ đồ tư duy là vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang). Quy tắc vẽ chủ đề . Chủ đề được vẽ ở trung tâm để từ đĩ phát triển ra các ý khác. . Cĩ thể sử dụng các màu sắc và hình ảnh mà học sinh thích. . Bổ sung thêm từ ngữ nếu cần thiết. Ví dụ : Chủ đề tinh bột 13

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_so_do_tu_duy_trong_giang_hoa.pdf