Giáo án Hóa học 11 - Học kỳ II

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:

- Các khái niệm về ankan, công thức chung của dãy đồng đẳng , CTCT và cách gọi tên một số chất đơn giản.

- Nắm được tính chất và phản ứng đặc trưng của ankan. Ứng dụng của ankan trong đời sống và trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học để lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân.

- Viết được các phản ứng xảy và gọi tên các sản phẩm.

3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

B. Chuẩn bị: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.

C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.

 

doc47 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Học kỳ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài cũ. C. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề. D. Tổ chức hoạt động: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng 1. Nêu một số ví dụ và yêu cầu học sinh nêu khái niệm về andehit ? 2. Từ các ví dụ, nêu các loại andehit ? Ví dụ ? 3. Từ cách gọi tên đã nêu, hãy viết đồng phân andehit và gọi tên chất có CTPT C5H10O ? 4. Dựa vào CTCT của HCHO, nêu đặc điểm cấu tạo của các andehit no đơn chức ? 5. Nêu các tính chất vật lí cơ bản của anđehit no đơn chức ? 6. Từ đặc điểm cấu tạo hãy nêu tính chất hóa học của andehit ? 7. Giáo viên làm thí nghiệm phản ứng tráng bạc, học sinh quan sát, viết phản ứng và nêu ứng dụng của phản ứng này ? 8. Viết phản ứng điều chế HCHO, CH3CHO từ rượu tương ứng ? 9. Tham khảo SGK, nêu caá ứng dụng quan trọng của andehit ? Andehit là các hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C khác andehit no, không no, thơm, đa chức, đơn chức... tùy vào đặc điểm cấu tạo và theo số nhóm -CHO. * No đơn chức . * Không no đơn chức. * No đa chức. * Không no đa chức ... Học sinh viết, đọc tên, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại. Có nhóm : -CH = O chứa 1 liên kết đôi có 1δ bền và 1π kém bền. - Các andehit đầu dãy là chất khí, không màu, xốc, tan tốt trong nước . Các chất còn lại là chất lỏng và rắn, độ tan giảm dần theo chiều tăng của M. - Dung dịch HCHO trong nước gọi là fomon, dd bão hòa 37-40% : fomalin. Do có liên kết đôi, nên andehit có tính chất tương tự anken : cộng, oxi hóa... Học sinh nêu, viết phản ứng, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại. * Kết luận andehit là chất vừa có tính oxi hóa, vừa là chất có tính khử. CH3-OH + CuO -t0-> HCHO + H2O + Cu C2H5-OH + CuO -t0-> CH3-CHO + H2O + Cu. - HCHO dùng sản xuất nhựa . - Dung dịch fomon làm chất tẩy uế, sát trùng, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản. - CH3-CHO dùng sản xuất axit axetic làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất. - Một số dùng làm hương liệu trong CN thực phẩm, mỹ phẩm... A. ANDEHIT: I.Định nghĩa,phân loại,danh pháp: 1. Định nghĩa: * Andehit là các hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C khác hoặc với H. * VD: H-CH=O ; O=HC-CH=O.... 2. Phân loại: Có nhiều loại : andehit no, không no, thơm, đa chức, đơn chức... tùy vào đặc điểm cấu tạo và theo số nhóm -CHO. * VD: No đơn chức : CnH2nO (n ≥ 1) CTCT thu gọn : CxH2x+1CHO (x ≥ 0) 3. Danh pháp: * Tên thay thế : dãy no đơn chức. Tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + al. (Mạch chính là mạch dài nhất bắt đầu từ nhóm -CHO). * Tên thông thường : andehit + tên axit tương ứng. * VD: CH3-CH(CH3)-CH2-CHO 3-metylbutanal. CH3-CHO : andehit axetic hay etanal CH3-(CH2)3-CHO : andehit valeric hay pentanal. II.Cấu tạo, tính chất vật lí: 1. Cấu tạo: Có nhóm : -CH = O chứa 1 liên kết đôi có 1δ bền và 1π kém bền. 2. Tính chất vật lí: - Ở điều kiện thường: HCHO, CH3CHO là khí, không màu, xốc, tan tốt trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Các chất còn lại là chất lỏng và rắn, độ tan giảm dần theo chiều tăng của M. - Dung dịch HCHO trong nước gọi là fomon, dd bão hòa 37-40% : fomalin. III. Tính chất hóa học: 1. Phản ứng cộng H2: R-CH=O + H2 -t0,Ni-> R-CH2-OH [OXH] 2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: R-CHO+2AgNO3 + H2O + 3NH3 -t0-> R-COONH4 + NH4NO3 + 2Ag. Andehit là chất khử. * Phản ứng này được gọi là phản ứng tráng bạc. * Andehit vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. IV. Điều chế: 1. Từ ancol bậc 1: R-CH2-OH + CuO -t0-> R-CHO + H2O + Cu. 2. Từ hidrocacbon: * CH4 + O2 -t0,xt-> HCHO + H2O. * CH2=CH2 + O2 -t0,xt-> CH3-CHO. * CH≡CH + H2O -xt-> CH3-CHO. V. Ứng dụng: - HCHO dùng sản xuất nhựa phenolfomandehit, urefomandehit. - Dung dịch fomon làm chất tẩy uế, sát trùng, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản. - CH3-CHO dùng sản xuất axit axetic làm nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất. - Một số dùng làm hương liệu trong CN thực phẩm, mỹ phẩm... E.Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 3/203 SGK tại lớp. - Làm bài tập 4,5/203 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau. Tiết 63: ANDEHIT - XETON Ngày : (tiết 2) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cho học sinh nắm được các khái niệm về andehit và xeton : Tính chất, sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. 2. Kĩ năng: - Viết được các CTCT, tên gọi các andehit no, đơn chức, mạch hở. - Giải được các bài tập về tính chất hóa học của andehit. 3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. B. Chuẩn bị: Thí nghiệm phản ứng tráng bạc của andehit, các câu hỏi có liên quan đến ancol, andehit, xeton cho phần kiểm tra bài cũ. C. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề. D. Tổ chức hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ : Viết CTCT của andehit axetic và viết các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của nó ? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng 1. Nêu một số ví dụ và yêu cầu học sinh nêu khái niệm về xeton ? 2. Từ cách gọi tên đã nêu, hãy viết đồng phân xetôn và gọi tên chất có CTPT C5H10O ? 3. Dựa vào CTCT của xetôn nêu tính chất hóa học của chúng và cho ví dụ ? 4. Nêu cách điều chế xetôn ? 5. Tham khảo SGK, nêu các ứng dụng quan trọng của xetôn ? * Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử C khác * VD: CH3-CO-CH3 : dimetyl xeton (axeton) CH3-CO-C6H5 : metyl phenyl xeton.(axetophenol) Học sinh viết, gọi tên, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại. Tham gia phản ứng cộng giống andehit tạo ancol bậc hai . Tuy nhiên không cho phản ứng tráng bạc. Oxi hóa ancol bậc hai ta được xetôn. VD: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO --t0-> CH3-CO-CH3 + Cu + H2O. Axeton được dùng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhiều hợp chất trong nghành CN mỹ phẩm, làm nguyên liệu tổng hợp clorofom, iodofom... - Xiclohexanol được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số polime như tơ capron, nilon-6,6... B. XETON: I.Định nghĩa: * Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm >C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử C khác . * VD: CH3-CO-CH3 : dimetyl xeton (axeton) CH3-CO-C6H5 : metyl phenyl xeton. (axetophenol) CH3-CO-CH=CH2 : metyl vinyl xeton II. Tính chất hóa học : * Giống andehit : Cộng H2 tạo thành ancol bậc 2. VD : CH3-CO-CH3 + H2 -Ni,t0-> CH3-CH(OH)-CH3. * Khác với andehit : không tham gia phản ứng tráng bạc. IV. Điều chế: 1. Từ ancol bậc 2: R-CH(OH)-R1 + CuO -t0-> R-CO-R1 + H2O + Cu. VD:..... 2. Từ hidrocacbon: * Oxi hóa không hoàn toàn cumen ta được axeton và phenol: C6H5-CH(CH3)2 + O2 -t0,ddH2SO4xt-> CH3-CO-CH3 + C6H5OH. V. Ứng dụng: - Axeton được dùng làm dung môi trong quá trình sản xuất nhiều hợp chất trong nghành CN mỹ phẩm, làm nguyên liệu tổng hợp clorofom, iodofom... - Xiclohexanol =O được dùng làm nguyên liệu sản xuất một số polime như tơ capron, nilon-6,6... E.Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 6/203 SGK tại lớp. - Làm bài tập 7,8,9/203 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau. Tiết 64: AXIT CACBOXILIC Ngày : A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cho học sinh nắm đẹơc các khái niệm , định nghĩa, phân loại và gọi tên của axit cacboxilic. Nắm được và hiểu được cấu tạo của axit, từ đó hiểu được các tính chất hóa học cơ bản của axit trên cơ sở axit axetic. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các tính chất của axit axetic để viết được các phản ứng của các axit đồng đẳng. - Viết được các phương trình dạng ion thu gọn và làm các bài tập cơ bản. 3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. B. Chuẩn bị: Dụng cụ : ống nghiệm, đèn cồn, giấy chỉ thị pH. Hóa chất : ancol etilic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M và H2SO4 đặc. C. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề. D. Tổ chức hoạt động: 1. Kiểm tra bài cũ : Viết CTCT các xetôn ứng với công thức phân tử C4H8O và gọi tên chúng ? Viết phản ứng cộng H2 của axeton và phản ứng điều chế nó ? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng I.Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp : 1. Định nghĩa : Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với ntử cacbon khác hoặc với ntử hidro. * VD: H-COOH ; CH3-COOH... Nhóm -COOH là nhóm chức của axit cacboxilic. 2. Phân lọai: a. Axit no, đơn, mạch hở: CTchung : CnH2n+1COOH (n ≥ 0) Hoặc CmH2mO (m ≥ 1) b. Axit không no, đơn, mạch hở: CT chung : CnH2n+1-2kCOOH (n ≥ 2) c. Axit thơm, đơn chức: VD: C6H5-COOH... d. Axit đa chức: Phân tử có nhiều nhóm COOH> 3. Danh pháp : axit no đơn, mạch hở. * Tên thông thường :... * Tên thay thế : Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic. VD:...... II. Đặc điểm cấu tạo: * Do nhóm chức có chứa nhóm -C=O có O có ĐAĐ lớn nên: - H trong COOH của axit linh động hơn trong phenol và ancol. - nhóm -OH trong axit cũng dễ bị đứt ra trong caá phản ứng hơn phenol và ancol. III. Tính chất vật lí: * Tạo liên kết hidro bền hơn ancol nên - Ở đk thường : chất lỏng hoặc rắn. - t0s tăng khi M tăng, và cao hơn các ancol có cùng M. - HCOOH, CH3COOH tan vô hạn trong nước, độ tan giảm dần theo chiều tăng của M. - Chua. III. Tính chất hóa học: 1. Tính axit : a. Phân li trong nước: CH3-COOH CH3-COO- + H+. Làm quỳ hóa đỏ. b. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ : VD: CH3COOH + NaOH --> CH3COOH + ZnO ---> c. Tác dụng với muối: của các axit yếu hơn như CO32- , SO32-... VD: CH3COOH + Na2CO3 ---> d. Tác dụng với KL: đứng trước H. VD: CH3COOH + Na ---> 2. Phản ứng thế nhóm OH: Gọi là phản ứng este hóa . VD: CH3COOH + CH3OH -H2SO4đ,t0-> V.Điều chế : 1. Lên men giấm: C2H5OH + O2 --lmg-> CH3COOH + H2O. 2. Oxi hóa andehit: VD:... 3. Oxi hóa ankan: VD: 2C4H10 + 5O2 -180độ,50atm,xt-> 4CH3COOH + 2H2O. 4. Từ metanol: CH3OH + CO -t0,xt--> CH3COOH VI. Ứng dụng: Làm nguyên liệu cho một số nghánh công nghiệp như : mỹ phẩm, dệt, hóa học... E.Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 6/203 SGK tại lớp. - Làm bài tập 7,8,9/203 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 11_HKII.doc