Giáo án Hóa học 11 - Tiết 56, Bài 40: Ancol - Chu Thương Thùy Linh

1. Kiến thức:

- Học sinh biết :

+ Định nghĩa, phân loại ancol.

+ Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp.

+ Tính chất vật lý: nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hidro.

2. Kỹ năng:

- Viết được CTCT các đồng phân ancol.

- Đọc được tên khi biết CTCT của các ancol (1C – 5C).

- Dự đoán được tính chất hóa học của một số ancol đơn chức cụ thể.

- Vận dụng liên kết hidro giải thích tính chất vật lý của ancol.

3. Trọng tâm:

- Đặc điểm cấu tạo của ancol.

- Quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo với tính chất vật lý (nhiệt độ sôi, tính tan).

4. Tình cảm, thái độ:

Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết sử dụng hợp lý ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 56, Bài 40: Ancol - Chu Thương Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/02/2014 Ngày giảng: 25/03/2014 Tiết 56 Bài 40: ANCOL (Tiết 1) I/ Mục tiêu Kiến thức: Học sinh biết : + Định nghĩa, phân loại ancol. + Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp. + Tính chất vật lý: nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hidro. Kỹ năng: Viết được CTCT các đồng phân ancol. Đọc được tên khi biết CTCT của các ancol (1C – 5C). Dự đoán được tính chất hóa học của một số ancol đơn chức cụ thể. Vận dụng liên kết hidro giải thích tính chất vật lý của ancol. Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo của ancol. Quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo với tính chất vật lý (nhiệt độ sôi, tính tan). Tình cảm, thái độ: Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết sử dụng hợp lý ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Dụng cụ: Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập. Hình ảnh minh họa. Bài soạn Bài soạn power point. Bài soạn word . Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. III. Phương pháp: Diễn giảng, trực quan, phát vấn, bài tập nhóm. IV. Tiến trình bài giảng: Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự (2p) Bài mới: Đặt vấn đề: GV chiếu lên màn hình một số hidrocacbon và ancol etylic. Yêu cầu HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa các hidrocacbon và ancol. Từ đó kết luận: “Hợp chất này có một phần giống với hidrocacbon, tuy nhiên trong phân tử lại có thêm nguyên tử oxi trong nhóm . Vậy đó là hợp chất gì, tên gọi và tính chất của nó như thế nào, cô trò chúng ta cùng nghiên cứu bài ancol.” Giáo viên & Học sinh Nội dung HĐ 1: Định nghĩa GV: chiếu lên màn hình CTCT thu gọn của một số ancol, yêu cầu HS nhận xét về sự giống và khác nhau của các HCHC trên. Chiếu hình ảnh liên quan. Yêu cầu Hs liên tưởng đến Ancol. Từ đó nêu ĐN ancol. HS: Quan sát và nhận xét. GV: ghi nhận phát biếu, bổ sung và nhấn mạnh: nhóm liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. Phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu HS hoàn thành và so sánh với màn hình. HĐ 2: Phân loại GV: Đưa ra CTTQ của ancol dạng (Chiếu lên màn hình). Yêu cầu HS phân tích về thành phần phân tử của ancol (chứa gốc hidrocacbon và nhóm ). Từ đó định hướng các cách phân loại ancol. HS: Quan sát, tư duy và kết luận. GV: Cho HS viết các VD về một số loại ancol. Nhấn mạnh: CTTQ của dãy ancol no, đơn chức, mạch hở. GV: Giúp HS hình thành khái niệm bậc của ancol. Cho HS xác định trong các VD trên. GV: Phát phiếu học tập số 02 cho HS. Yêu cầu HS hoàn thành và so sánh với kết quả trên màn hình. HĐ 3: Đồng phân GV: Đưa ra các VD. Đặt câu hỏi gợi mở: làm thế nào để có đồng phân mạch C? đồng phân vị trí nhóm chức? Hãy viết CT đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức của các ancol có cùng CTPT: . Sau đó đối chiếu với Sgk để tự đánh giá kết quả. HS: lên bảng viết các đồng phân. GV: Vậy ta gọi tên các ancol như thế nào? HĐ 4: Danh pháp: GV: Đưa ra VD tên thông thường của một số các ancol. Cho HS làm một số VD đơn giản. Đưa ra quy tắc gọi tên. GV: Với một số ancol có nhiều đồng phân, việc gọi tên theo tên thông thường gặp khó khăn vì có các tên riêng (tert, sec, iso,…). Để đơn giản chúng ta tìm hiểu tên thay thế của các ancol theo danh pháp IUPAC. GV: Đưa ra quy tắc. Lưu ý cách chọn mạch C và cách đánh số thứ tự mạch C. Làm mẫu một vài VD rồi cho HS tự gọi tên các đông phân của ở VD trong mục 1. HS: gọi tên các ancol và lên bảng chữa VD. HĐ 5: Tính chất vật lý: GV: Cho HS quan sát mẫu ancol etylic và yêu cầu HS rút ra nhận xét về tính chất vật lý của ancol etylic. (Có thể tổ chức học tập theo nhóm, ý kiến mở.) HS: Quan sát và nhận xét. GV: tổng kết các ý kiến và kết luận về tính chất vật lý của ancol. GV: Chiếu bảng 8.2 sgk và cho HS quan sát rút ra sự biến thiên tính chất khi phân tử khối của ancol tăng. GV: vì sao ancol etylic và các ancol khác lại tan được trong nước và nhiệt độ sôi cao?(cao hơn so với các hidrocacbon có PTK tương ứng). Chúng ta hãy quan sát cấu tạo chung của phân tử ancol và phân tử nước.(Chiếu lên màn hình liên kết Hidro giữa nước – nước, ancol –ancol và ancol – nước). Do ancol có khả năng tạo liên kết Hidro giữa ancol – ancol nên nhiệt độ sôi cao, có khả năng tạo liên kết Hidro giữa ancol – nước nên có khả năng tan tốt trong nước. Trong khi đó các hidrocacbon và êt có PTK tương ứng không có khả năng này. I. Định nghĩa, phân loại 1. Định nghĩa: , , , Ancol: là những HCHC trong phân tử có nhóm liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. - Nhóm trên: nhóm chức của ancol. (Nhóm chức: nhóm nguyên tử gây ra các tính chất đặc trưng cho phân tử HCHC). Ancol no 2. Phân loại Dựa vào gốc R Ancol không no Có hai cách phân loại ancol: Ancol đơn chức (n = 1) Ancol thơm Dựa vào n Ancol đa chức (n2) a. Ancol no, đơn chức, mạch hở: VD: (ancol metylic); (metanol) (ancol etylic); (etanol) (ancol iso propylic); (propan – 1 – ol) b. Ancol không no, đơn chức, mạch hở: VD: c. Ancol thơm, đơn chức: d. Ancol vòng no, đơn chức: (Xiclohexanol) e. Ancol đa chức: (etylenglicol) Bậc của ancol: là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm . II. Đồng phân, danh pháp Đồng phân: Ancol có hai loại đồng phân: + Đồng phân mạch C. + Đồng phân vị trí nhóm chức. VD: viết các đồng phân ancol của CTPT: () CH3 –CH2 – CH2 – CH2OH (1) 2. Danh pháp: a. Tên thông thường: Thí dụ: CH3OH Ancol metylic CH2 = CH–CHOH Ancol anlylic HOCH2 – CH2 OH Etilen glicol CH2OH–CHOH–CH2OH glixerol Qui tắc: Ancol + tên gốc ankyl+ ic b. Tên thay thế Qui tắc: Tên HC tương ứng theo mạch chính - số chỉ vị trí - ol Lưu ý: - Mạch chính là mạch C dài nhất chứa nhóm OH - Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn Thí dụ: (1): butan – 1 – ol (2): butan – 2 – ol (3): 2 – metyl propan – 1 – ol (4): 2 – metyl propan – 2 – ol III. Tính chất vật lý - Ancol etylic: Chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi. - Ancol có nhiệt độ sôi cao. Giải thích: Do ancol có khả năng tạo liên kết Hidro với nhau và với nước: Củng cố: Cho HS làm BT số 1 trang 186 Sgk và BT số 8 trang 187 Sgk. Dặn dò: Về nhà các em chuẩn bị trước phần còn lại cuả bài ancol (Tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế).

File đính kèm:

  • docAncol.doc