Phương pháp này cũng đã được nhắc đến nhiều, được các nhà sư phạm nhắc đến và cũng được áp dụng với nhiều môn học. Tuy nhiên mỗi môn học đều có cái riêng nên tôi đề xuất một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cau hiệu quả cho việc học môn Ngữ văn. Và cũng từ đó tôi có thể rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp phát huy tính tích cực cho học sinh ở môn Ngữ văn 6 - Lưu Kim Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Theo phương pháp dạy học truyền thống, học sinh chỉ nghe thầy giảng và ghi nên học sinh sẽ bị thụ động trong việc tìm và lĩnh hội tri thức. Nếu sử dụng cách dạy đó học sinh sẽ ngỡ ngàng trước sự đổi thay của chương trình mới và phương pháp dạy mới.
Trước những vấn đề trên việc đổi mới phương pháp là một vấn đề cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy và đặc biệt là theo chương trình SGK mới với phương pháp giảng dạy mới nên phát huy tính tích cực của học sinh là điều cần thiết và đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Phương pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học theo phương pháp mới. Đồng thời tìm ra giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh, đặc biệt là lớp 6.
3.Giới hạn đề tài:
Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh ở môn Ngữ văn 6. Và qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động trong việc học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
4.Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Phương pháp này cũng đã được nhắc đến nhiều, được các nhà sư phạm nhắc đến và cũng được áp dụng với nhiều môn học. Tuy nhiên mỗi môn học đều có cái riêng nên tôi đề xuất một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh nhằm nâng cau hiệu quả cho việc học môn Ngữ văn. Và cũng từ đó tôi có thể rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
5.Phương pháp nghiên cứu:
-Tham khảo tài liệu.
-Phương pháp rèn luyện thực tế thông qua quá trình giảng dạy trên lớp.
II.NỘI DUNG:
Hình thành và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm tạo ra những con người năng động sáng tạo cho xã hội. Đối tượng là học sinh lớp 6. Việc pháp huy tính tích cực với các em là một vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta nên vận dụng phương pháp dạy theo hướng đổi mới vì trong xã hội hiện tại việc tạo ra con người năng động, sáng tạo là cần thiết.
Sau đây tôi xin đề xuất một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
1.Dạy học theo phương pháp tích cực chủ động là theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ động, sáng tạo tìm tòi khám phá ra những nội dung bài học, kiểu bài. Giáo viên chỉ hướng dẫn và hệ thống lại nội dung kiến thức mà học sinh vừa tìm. Để làm được điều đó yêu cầu giáo viên nên nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài dạy để tiếp thu và xử lý câu hỏi của học sinh đồng thời gợi mở ra để cho học sinh khắc sâu kiến thức. Giáo viên nên đưa ra những câu hỏi tương đối khó để học sinh tự tìm hiểu và đưa ra thắc mắc của mình khi đó giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi có tính gợi tìm.
VÍ DỤ: Khi dạy bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (SGK Ngữ văn 6 tập II) để học sinh tìm hiểu hình ảnh Bác Hồ giáo viên có thể đặc các câu hỏi phát hiện:
Trong văn bản bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các chi tiết nào về thời gian và không gian? Về hình dáng? Về cử chỉ? Lời nói? Tâm tư?
Chi tiết gợi nhiều cảm xúc cho em là chi tiết nào?
Em cảm nhận đức tính nào đã được sử dụng trong câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Aám hơn ngọn lửa hồng.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
2.Trong giờ học để tạo không khí thoải mái, giáo viên nên để cho học sinh tự do trả lời theo suy nghĩ của mình để phát huy sự sáng tạo trong tư duy của học sinh, giáo viên không nên áp đạt ý kiến, mà cần thiết là sự uốn nắn lại sao cho học sinh thấy sự tìm hiểu của mình không vô ích. Do đặc thù của môn văn, nên sự cảm nhận tùy theo quan điểm, quan trọng là giáo viên nên “lèo lái” học sinh theo định hướng của bài. Khi dạy văn xuôi, giáo viên nên giúp học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn từ của tác giả để rèn thêm cho các em về kỹ năng viết văn.
VÍ DỤ: Ở bài Cô Tô của Nguyễn Tuân.
Khi miêu tả, tác giả ngoài việc miêu tả cẩn thận từng chi tiết, tác giả còn đưa cả tình cảm, cảm xúc của mình vào để cho người đọc cảm nhận được sự tinh tế trong ngôn ngữ, bên cạnh đó còn có so sánh, tưởng tượng, lời văn thì giàu cảm xúc.
Và qua đó ta bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên và đất nước mình hơn.
3.Giáo viên vận dụng các hình thức tổ chức học tập để giờ học thoải mái như: Phát phiếu học tập, tìm hiểu nội dung thông qua trò chơi, kể chuyện có liên quan đến bài học.
4.Nên đa dạng các hình thức câu hỏi bài tập kể kích thích tư duy của học sinh.
+Câu hỏi, bài tập chuyển thể tác phẩm: diễn ý thơ bằng văn xuôi có hình ảnh; tưởng tượng để diễn tả lại bằng lời nói hoặc viết những hình ảnh, cảnh vật, sự việc, nhận xét hình vẽ minh họa trong SGK
+Câu hỏi, bài tập phát biểu cảm nghĩ.
+Câu hỏi gợi cho học sinh phát hiện từ ngữ hình ảnh giúp học sinh phân tích, đánh giá.
- Đối với câu hỏi và bài tập trắc nghiệm nên có các dạng như: Điền đúng sai, lựa chọn đúng nhất, câu hỏi đúng sai, câu hỏi điền khuyết, nối hai cột tương ứng..
- Đối với câu hỏi và bài tập tự luận cũng nên có các dạng như tự luận ngắn, tự luận dài.
5.Tăng cường kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nắm tình hình học tập của các em và cũng từ đó khắc phục dần những học sinh yếu kém. Với các hình thức như:
- Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
- Kiểm tra viết đồng loạt
- Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
6. Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học theo phương châm phục vụ thiết thực và hiệu quả khi dạy các truyền thuyết, cổ tích nên sử dụng tranh ảnh minh họa từ đó sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí học sinh hơn về việc làm và hành động của nhân vật.
VÍ DỤ: Với các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; v.v.
7.Trong giờ học giáo viên nên vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp kích thích tư duy và phát huy tính tích cực của học sinh như: Nêu vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, gợi tìm, nghiên cứu tùy theo nội dung kiến thức mà giáo viên vận dụng phù hợp và cũng tùy theo đối tượng học sinh mà vận dụng phương pháp để phát huy tính hiệu quả của phương pháp đó.
VÍ DỤ: với học sinh đại trà nên dùng phương pháp gợi tìm.
Khi đọc văn bản giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh bằng việc vận dụng các phương pháp đọc sáng tạo như: đọc thành lời, đọc phân vai, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng,
Tất cả nhằm giúp học sinh có năng lực tri giác, tái tạo âm thanh, nhịp điệu, cảm nhận cái hay cái đẹp của lời văn, lĩnh hội nội dung và ý nghĩa và tái tạo hình tượng một cách sáng tạo.
8.Nên tạo cho học sinh thói quen tìm hiểu bài trước ở nhà qua việc soạn bài, trả lời các câu hỏi nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức và có thể vận dụng vào cuộc sống. Chính vì vậy mà giáo viên nên gắn nội dung và ý nghĩa bài học vào thực tế nhằm phát huy hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức.
VÍ DỤ: Qua truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” (SGK Ngữ văn 6 tập I) Giáo viên nên liên hệ thực tế và rút ra bài học là muốn kết luận đúng một sự việc, sự vật ta phải xem xét nó một cách toàn diện, có thể tránh được sai lầm.
9.Giáo viên nên biết được năng lực của học sinh để có biện pháp khắc phục học sinh yếu – kém.
VÍ DỤ: Đối với học sinh yếu – kém các em thường mặc cảm, cho nên giáo viên cần tạo điều kiện cho các em phát huy bằng các câu hỏi đơn giản nhằm kích thích tư duy của các em, để các em thấy rằng mình vẫn chưa là yếu hẳn để từ đó có hướng phấn đấu hơn trong học tập.
10.Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên có sự tích hợp với các bộ môn khác như lịch sử, địa lý, (nếu bài học có kiến thức cần tích hợp)
VÍ DỤ: Dạy bài “Thánh Gióng” giáo viên nên cho học sinh thấy được hình ảnh của người anh hùng chống ngoại xâm trong buổi đầu lịch sử
Dạy bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích hiện tượng mưa, lũ lụt.
Dạy bài Sự Tích Hồ Gươm để giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm..v.v.
Và qua đó giáo viên cũng phần nào cho học sinh thấy được việc học môn Ngữ văn là không chỉ hiểu về văn mà ta còn hiểu về các môn học khác.
III.KẾT LUẬN:
Phương pháp dạy học tích cực luôn gắn liền với vai trò của người giáo viên. Trong đó học sinh giữ vai trò trung tâm. Với phương phát này dần dần sẽ giúp học sinh có thói quen tích cực và chủ động hơn trong việc học và lĩnh hội trí thức.
Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh tích cực trong học tập ở môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng. Đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Vĩnh Mỹ B, ngày 07 tháng 03 năm 2008
Người thực hiện
Lưu Kim Quyên
File đính kèm:
- SKKN Phat huy tinh tich cuc cua hoc sinh trong mon Ngu Van.doc