Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

- HĐ1: Dẫn vào bài.

GV: Khi kể chuyện, người kể đứng ở những ngôi nào?

 + Vì sao có khi người kể xưng tôi, có khi không? khi xưng tôi T/g và người kể có phải là 1 không? Khi kể chuyện t/g nên chọn ngôi kể Ntn?

HĐ2: Tìm hiểu ngôi kể, vai trò ngôi kể.

* Đọc, tìm hiểu 2 đoạn văn.

 Gv: Gọi Hs đọc đoạn 1 thảo luận trả lời câu hỏi:

 + Trong đoạn văn ta có biết người kể là ai không? (có thể là dân gian, có thể là người biên soạn lại)

+ Người kể đó gọi các n/v thế nào? (gọi tên n/v = chính tên của chúng)

+ Người kể kể những gì về các n/v? (Kể về ý muốn thử tài lần 2 của vua, về 2 cha con nhận chim để làm 3 cỗ thức ăn, em bé dưa kim cho sứ giả., về ý nghĩ của nhà vua trước và sau khi thử tài)

+ Khi kể theo ngôi thứ ba người kể phải Ntn?

GV vậy kể chuyện theo cách trên là kể theo ngôi thứ 3.

HS đọc ghi nhớ 1 sgk.

Gv: Gọi Hs đọc đoạn 2 thảo luận trả lời câu hỏi:

 + Trong đoạn 2 “Tôi” là ai? Kể theo ngôi nào? Người xưng “Tôi” trong đoạn 2 là nhân vật (Dế mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?

+ Người kể kể gì về mình? (về hình dáng của mình, sức mạnh của mình, nói lên cảm tưởng và lí do về sự chóng lớn của mình)

+ Kể như thế này ta thấy thú vị thế nào? (tưởng được như n/v đang nói với mình, người nghe kể)

+ Khi kể theo ngôi thứ nhất, người kể phải kể Ntn?

HS đọc ghi nhớ 2 sgk.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 - Tiết: 33 ngôI kể và lời kể trong văn tự sự NS: 22.10 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Dẫn vào bài. GV: Khi kể chuyện, người kể đứng ở những ngôi nào? + Vì sao có khi người kể xưng tôi, có khi không? khi xưng tôi T/g và người kể có phải là 1 không? Khi kể chuyện t/g nên chọn ngôi kể Ntn? HĐ2: Tìm hiểu ngôi kể, vai trò ngôi kể. * Đọc, tìm hiểu 2 đoạn văn. Gv: Gọi Hs đọc đoạn 1 thảo luận trả lời câu hỏi: + Trong đoạn văn ta có biết người kể là ai không? (có thể là dân gian, có thể là người biên soạn lại) + Người kể đó gọi các n/v thế nào? (gọi tên n/v = chính tên của chúng) + Người kể kể những gì về các n/v? (Kể về ý muốn thử tài lần 2 của vua, về 2 cha con nhận chim để làm 3 cỗ thức ăn, em bé dưa kim cho sứ giả..., về ý nghĩ của nhà vua trước và sau khi thử tài) + Khi kể theo ngôi thứ ba người kể phải Ntn? GV vậy kể chuyện theo cách trên là kể theo ngôi thứ 3. HS đọc ghi nhớ 1 sgk. Gv: Gọi Hs đọc đoạn 2 thảo luận trả lời câu hỏi: + Trong đoạn 2 “Tôi” là ai? Kể theo ngôi nào? Người xưng “Tôi” trong đoạn 2 là nhân vật (Dế mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)? + Người kể kể gì về mình? (về hình dáng của mình, sức mạnh của mình, nói lên cảm tưởng và lí do về sự chóng lớn của mình) + Kể như thế này ta thấy thú vị thế nào? (tưởng được như n/v đang nói với mình, người nghe kể) + Khi kể theo ngôi thứ nhất, người kể phải kể Ntn? HS đọc ghi nhớ 2 sgk. - Hs quan sát 2 đoạn văn 1, 2. + Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 -> ngôi kể thứ 3 thay “Tôi” bằng “Dế mèn”. Lúc đó em sẽ có 1 đoạn văn Ntn? + Đoạn văn mới mang tính chủ quan hay khác quan? + Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng “Tôi” được không? Vì sao? (không nên đổi vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung chuyện cũng phải thêm bớt mới phù hợp cách kể mới) -> Từ cách đổi ngôi trong hai đoạn văn trên, em rút ra được điều gì về vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. - HĐ3: Cho Hs đọc “Ghi nhớ” - HĐ4: Luyện tập. GV chia nhóm làm Bt 1,2. (2 nhóm, mỗi nhóm 1 bài) HS làm bài trình bày. GV nhận xét, cho điểm. - Hs làm bài tập 3 theo yêu cầu của bài tập. I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. - Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ 3. Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. - Khi tự xưng là “Tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. - Vai trò của ngôi kể: Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp. - Người kể xưng “Tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là tác giả. * Ghi nhớ: II. Luyện tập: 1. BT1: Thay “Tôi” thành “Dế mèn” -> Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba có sắc thái khách quan. 2. BT3: Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ 3 vì không có n/v nào xưng tôi khi kể. 3. BT4:Trong truyền thuyết cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ 3 vì: Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích. Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các n/v trong truyện. 4. Củng cố: Nêu ý nghĩa, đặc điểm của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? Sự khác nhau giữa hai ngôi kể? Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự? 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 4,5. Soạn bài “Thứ tự kể trong văn tự sự” ----------------------------------- Tiết: 34+35. ông lão đánh cá và con cá vàng NS:22.10 (Tự học có hướng dẫn) ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. - Nắm được Bp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện. - Kể lại được truyện. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Nêu ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”. Kể tóm tắt truyện “Cay bút thần”. 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung Tiết1: - HĐ1: Giới thiệu bài GV giới thiệu đôi nét về t/g và xuất xứ truyện. - HĐ2: Hướng dẫn đọc kể tóm tắt. + Gv cho Hs đọc phân vai. Chú ý giọng điệu từng n/v. + Gv giới thiệu chung về truyện cổ tích được học. + Hs chú ý chú thích: Nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, trận lôi đình, cơn thịnh nộ. GV hướng dẫn hs kể tóm tắt truyện, tìm hiểu bố cục. (Chú ý giọng kể có kịch tính, phân biệt rõ các tình huống truyện, các lời n/v). HS kể tóm tắt truyện( 2 đến 3 em kể) GV nhận xét, chốt ý. Tiết 2: - HĐ3: Thảo luận phần “Đọc hiểu văn bản”. GV khi được tin cá vàng mụ vợ ông lão đã đòi hỏi những gì? nhận xét đòi hỏi của mụ vợ? Thái độ đối với chồng? Cảnh biển có gì thay đổi khi mỗi lần ông lão ra gọi cá? vì sao có sự thay đổi đó? Đó là biện pháp Nt gì, tác dụng? Hs thảo luận trình bày, Gv bổ sung. (4 nhóm, mỗi nhóm 1 câu) * Em có nhận xét gì về vợ ông lão và ông lão? + Câu chuyện đã được kết thúc Ntn? ý nghĩa của cách kết thúc đó? (Hs thảo luận) + Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tộ bội bạc? - (Gv nâng cao). + Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng? + Liên hệ thực tế: - HĐ3: Hướng dẫn Hs thực hiện phần “Ghi nhớ”. + Hs đọc “Ghi nhớ”. + Gv mở rộng. - HĐ4: Làm câu 2. (Cho Hs kể diễn cảm theo diễn biến của các sự việc). I.Giới thiệu chung: Puskin (1799 – 1837) là nhà thơ vĩ đại của nước Nga. Người đặt nề móng cho thơ ca Nga. - Truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng” nhà văn đã dựa trên mô túp truyện cổ tích Nga để viết lại. II. Đọc - Tìm hiểu văn bản: * Đọc tìm hiểu từ khó, tóm tắt. * Bố cục: - Mở truyện: Giới thiệu n/v, hoàn cảnh. - Thân truyện: + Ông lão đánh cá bắt rồi thả Cá Vàng. + Cá nhiều lần đền ơn cho vợ chồng ông lão. - Kết truyện: Vợ chồng ông lão trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa. * Tìm hiểu văn bản. 1. Nhân vật mụ vợ ông lão và sự thay đổi của cảnh biển: Mụ vợ là người tham lam bội bạc. Ông lão là người hiền lành tới mức nhu nhược 2. ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng: - Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: Tham lam và bội bạc, tội bội bạc là tội lớn hơn, không thể tha thứ. - ý nghĩa tượng trưng: + Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu. + Cá vàng tượng trưng cho một chân lý khác của nhân dân, trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc. 3. ý nghĩa truyện: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc II. Luyện tập: Câu 2. Kể diễn cảm truyện 4. Củng cố: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật mụ vợ ? 5. Dăn dò: Học bài, xem bài trước bài “Danh từ” (tiếp). *********************************** Tiết: 36 Thứ tự kể trong văn tự sự NS: 22.10 ND: Người soạn: Trần Thị Hoa Mục tiêu: Giúp Hs - Thấy trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược” tuỳ theo nhu cầu thể hiện. - Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược”, biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện. - Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại. Lên lớp: 1. Tổ chức: 2. Bài cũ: Khi kể theo ngôi thứ nhất, yêu cầu kể Ntn? Khi kể theo ngôi thứ ba, yêu cầu kể Ntn? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung - HĐ1: Hs tóm tắt sự việc chính của truyện “Ông lão đánh cá...”. + Hs nêu các sự việc. + Gv ghi lên bảng (đặt theo thứ tự). Giới thiệu ông lão đánh cá. Ông lão bắt cá vàng, thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng. 5 lần ra biển gặp cá vàng và kết quả của mỗi lần. + Thứ tự ấy có ý nghĩa gì? Hs trả lời, Gv chốt lại bổ sung. + Truyện kể theo thứ tự nào? Tạo ra hiệu quả nghệ thuật gì? (Kể theo thứ tự thời gian làm cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi; Nhược: đơn diệu nhàm tẻ) - HĐ2: Hs đọc tìm hiểu văn bản phụ. + Thứ tự thực tế của bài văn đã diễn ra Ntn? (theo mạch cảm xúc, tâm trạng của n/v, người kể chuyện ngôi thứ 3. Trước hết kể về hiện tại, sau đó quay về quá khứ, cuối cùng lại quay về hiện tại) + Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? có tác dụng nhấn mạnh điều gì? Ưu nhược điểm của cách kểnày? (sự việc phong phú, trình bày khách quan như thật; nhược điểm: có thể làm người đọc khó theo dõi, trùng lặp) Hs trả lời, Gv chọn lọc ghi theo thứ tự trên bảng. GV nhận xét bổ sung chốt ý. - HĐ3: Luyện tập. Gv cho Hs thực hiện bài tập 1 (củng cố bài). Hs đọc văn bản thảo luận trả lời câu hỏi. + Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? + Chuyện kể theo ngôi nào? + Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò Ntn trong câu chuyện? I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: 1. Kể theo thứ tự kể tự nhiên (kể xuôi). Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau, kể sau cho đến hết. 2. Kể theo thứ tự kể “ngược”: Để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó. II. Luyện tập: - Bài tập 1: + Truyện kể ngược, theo dòng hồi tưởng. + Kể theo ngôi thứ nhất. + Đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược. 4. Củng cố: HS nhắc lại yêu cầu của cách kể “xuôi”, kể “ngược”. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 2. Chuẩn bị viết bài Tlv số 2. (Đề chuẩn bị trang 99). ************************************

File đính kèm:

  • docTUAN09.doc