Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Toán 3 ở Tiểu học - Lê Thị Hương

Thực tế cho thấy, bên cạnh những thành công của nhiều giáo viên trong dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học của học sinh thì vẫn còn không ít giáo viên đang gặp phải những khó khăn khi dạy học theo phương pháp mới. Đó là khó khăn trong việc xác định nội dung trọng tâm và lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp. Khó khăn trong khâu tổ chức hình thức dạy học, trong sử dụng thiết bị dạy học cũng như trong đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Toán 3 ở Tiểu học - Lê Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia đình, thái độ học tập của từng học sinh tôi tiến hành khảo sát chất lượng, kết quả cụ thể như sau: Tổng số: 18 em - Xếp loại Giỏi: 01 em chiếm tỉ lệ 5,5% - Xếp loại Khá: 03 em chiếm tỉ lệ 16,7% - Xếp loại TB: 10 em chiếm tỉ lệ 55 % - Xếp loại Yếu: 04 em chiếm tỉ lệ 22,8% III. Phương pháp dạy học "Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Toán 3" III.1/ Quá trình và cách dạy học phát huy tính tích cực * Quá trình dạy học: Như chúng ta đã biết quá trình dạy học gồm 2 hoạt động hữu cơ: Hoạt động dạy của GV - Hoạt động học của HS. Hai hoạt động này cùng song hành tác động qua lại lẫn nhau để đát được mục tiêu dạy học. +, Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh là qua trình dạy học diễn ra mà sự chủ động sáng tạo thuộc về người học, còn người dạy chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và làm trọng tài. Bởi vậy, kết quả của quá trình dạy học lúc này chính là kết quả của việc học sinh nắm kiến thức, kĩ năng khả năng vận dụng dưới sự dẵn dắt của GV chứ không phải là kết quả của việc GV cung cấp kiến thức có sẵn ở SGK cho các em. Nói cách khác, học xong bài học các em hiểu và làm được gì chứ không phải các em nghe và nhớ được gì. III.2/. Một số biện pháp năng cao chất lượng giờ học Toán lớp 3 * Điều tra và nắm bắt tình hình phân loại đối tượng học sinh Bước đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi tiến hành tổ chức cuộc họp phụ huynh lớp để thông qua kết quả khảo sát đầu năm của từng học sinh, phổ biến một số yêu cầu cần thiết phục vụ cho học Toán. Bên cạnh đó tôi đã phân loại từng đối tượng học sinh, từ đó có sự tác động phù hợp lên các đối tượng, bố trí chỗ ngồi hợp lí. Em yếu được ngồi cạnh em khá để trao đổi với nhau trong học tập. Trong mỗi bài dạy tôi chuẩn bị từng dạng bài tập cụ thể, từng câu hỏi cụ thể cho từng đối tượng học sinh (Đặc biệt là học sinh Giỏi và học sinh Yếu ) * Chuẩn bị bài dạy: Chuẩn bị bài dạy chu đáo là một khâu rất quan trọng. Để có một giờ dạy đạt chất lượng tốt người GV phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn: Chuẩn bị cho mình vốn kiến thức, sự hiểu biết, phương tiện dạy học và kĩ năng ứng xử sư phạm ... Trước khi soạn bài người GV phải nghiên cứu kĩ chương trình và SGK nhằm xác định bài dạy nằm ở phần nào, thuộc đơn vị kiến thức nào mối liên hệ trước và sau để xác định mục tiêu yêu cầu cần đạt cả về kiến thức lẫn kĩ năng sao cho đảm bảo tính kế thừa và hệ thống, nghiên cứu sách bài soạn, sách thiết kế, kết hợp với hiểu biết về đối tượng HS mình để tìm ra một hướng đi thích hợp. Trong dạy học không có phương pháp nào là phương pháp tối ưu. Bởi vậy xác định sử dụng phương pháp dạy học nào? Hình thức tổ chức dạy học ra sao? Phương tiện dạy học như thế nào?... cũng cần được định hình trước. Hơn nữa việc dạy học theo đối tượng được thể hiện qua hệ thống câu hỏi, bài tập cũng như phương pháp tác động của GV. Trong khi dạy tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng, biến điều cần học thành cái "vốn" cái "tài sản" của bản thân. Có như vậy HS hiểu bài chắc hơn, sâu hơn có hướng thú học tập hơn. Ví dụ: Khi dạy bài "Bảng đơn vị đo độ dài" Khi soạn bài tôi nghiên cứu kĩ nội dung SGK giải quyết các bài tập trong SGK để nắm chắc nội dung của tiét học. Chuyển sang nghiên cứu bài soạn tôi quyết định cụ thể hoá yêu cầu theo đối tương học sinh của mình cụ thể như sau: - Học sinh nắm được kí hiệu , thuộc tên gọi, thứ tự của bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và ngược lại. - Biết được mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài đứng liền kề nhau - Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài từ đơn vị này sang đơn vị khác * Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Vì tư duy của HS Tiểu học thường bắt đầu từ những biểu tượng cụ thể, kiến thức toán học Tiểu học nói chung và của lớp 3 nói riêng chủ yếu là hình thành bằng những con đường thực nghiệm, trưc quan, nếu tiết dạy cần đồ dùng dạy học mà GV không chú trọng đến thì khó có thể tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập của HS, khó khắc sâu được kiến thức cho HS Ví dụ: Khi dạy bài: "Xem đồng hồ", với bài này tôi chuẩn bị mô hình đồng hồ, đồng hồ treo tường ghi bằng số La Mã, đồng hồ đeo tay... Việc sử dụng đồ dùng dạy học là một điều rất quan trọng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sử dụng khi nào, chỗ nào, sử dụng như thế nào. Khi sử dụng đồ dùng dạy học GV phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp để dẫn dắt, gợi mở trên cơ sở trực quan nhằm cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều tham gia, khám phá và tự chiếm lĩnh tri thức. Có như vậy thì tiết học sẽ diễn ra một cách sinh động, tự nhiên, phối kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa cô và trò, cô đóng vai trò định hướng, tổ chức, điều khiển còn HS hoạt động một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Tiết học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả cao. * Cách thể hiện bài dạy: +, Không phải tiết học nào cũng sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như nhau mà tuỳ từng bài, từng đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Để tích cực hoá hoạt động học tập của HS , nhằm lôi cuốn, thu hút sự chú ý của HS ngay từ đầu giờ lên lớp. khi vào bài người giáo viên phải có sự dẫn dắt, gây tính tò mò khám phá cho HS. Ví dụ: Khi dạy bài "Chu vi hình chữ nhật", để lôi cuốn HS tôi vào đề như sau: Tôi đưa ra một hình chữ nhật được uốn bởi một đoạn dây thép cho HS quan sát. Tiếp tục tôi đưa ra câu hỏi: - Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? HS trả lời: Ta tính tổng độ dài của các cạnh hình đó. Vậy độ dài của đoạn dây thép này chính là chu vi của hình chữ nhật. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? Hôm nay cô cùng các em sẻ tìm hiểu qua bài: "Chu vi hình chữ nhật". +, Biết phát huy thế mạnh của từng đối tượng học sinh, biết kế thừa và phát huy những kiến thức học sinh đã có, trên cơ sở đó để xây dựng kiến thức mới một cách có hệ thống. ở lớp 2 học sinh đã được học xong bảng nhân 2 , nhân 3, nhân 4, nhân 5. các em đã biết được bản chất của bảng nhân và cách xây dựng bảng nhân (Dựa vào phép cộng các số bằng nhau), nắm được tính chất giao hoán của phép nhân. Ví dụ: Khi dạy bài : "Bảng nhân 6" Tôi đặt vấn đề, dẫn dắt để các em tự lập bảng nhân như sau: Từ các phép tính các em đã được học ở lớp 2: 1x6 ; 2x6 ; 3x6 ; 5x6 , GV dẫn dắt, gợi mở, HS nhớ lại tính chất giao hoán của phép nhân lập được các phép tính nhân trong bảng nhân 6: 6x1 ; 6x2 ; 6x3 ; 6x4 ; 6x5. Dựa vào bản chất của phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau mà các em đã được xây dựng từ những bảng nhân đã học ở lớp 2, GV dẫn dắt để HS chủ động lập tiếp các phép tính nhân còn lại trong bảng nhân 6. +, Một phương pháp dạy học đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học Toán nói chung và Toán lớp 3 nói riêng chính là khai thác vốn hiểu biết của các em. Nếu chúng ta luôn luôn nghĩ rằng các em chưa biết gì? Nên với lĩnh vực nào, phần kiến thức nào GV cũng phải dẫn dắt, hướng dẫn là sai lầm bởi trong các em đã có vốn hiểu biết từ cuộc sống hàng ngày. Việc bắt đầu từ những kiến thức các em đã biết để nâng lên tầm mới là một lôgic. Ví dụ: Khi dạy bài "Tiền Việt Nam". Phần thực hành tôi đưa ra nhiều tờ bạc hiện hành có mệnh giá khác nhau cho HS quan sát, HS nêu đúng mệnh giá của từng tờ mà không cần GV dẫn dắt, gợi mở. +, Tạo cơ hội để HS chủ động tìm ra tri thức mới: Ví dụ: Khi dạy bài: "Số 100.000 - Luyện tập" Sai khi cho HS ôn lại kiến thức đã học qua kiểm tra bài cũ: 80.000; 90.000. GV hỏi: 80.000 còn gọi là mấy chục nghìn? HS nêu: 8 chục nghìn 90.000 còn gọi là mấy chục nghìn? HS nêu: 9 chục nghìn 8 chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa được bao nhiêu? HS nêu: 9 chục nghìn 9 chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là bao nhiêu? HS nêu: 10 chục nghìn. GV nói: 10 chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn. +, Biết kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong giờ học Toán, tôi đã rèn cho các em tính tự giác, chủ động, sáng tạo, hợp tác để phát huy tốt khả năng của mình. Các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, hiệu quả học tập cao hơn. +, Trong phương pháp dạy học mới, việc đánh giá kết quả học tập của HS cũng là một khâu quan trọng. Theo phương pháp dạy học cổ truyền thì GV là người toàn quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế các em luôn trong tâm trạng "chấp nhận". Để học sinh thực sự chủ động, tích cực, GV cần để các em tự đánh giá kết quả học tập của mình hoặc đánh giá lẫn nhau, có thể đánh giá theo hình thức cá nhân hoặc đánh giá theo nhóm học tập III.3/ kết quả: Qua thời gian giảng dạy, tìm tòi, nghiên cứu áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực trong giờ học toán, tôi thấy việc học toán ở lớp tôi có sự chuyển biến rất rõ rệt, HS chủ động tiếp thu kiến thức chắc chắn, vận dụng tốt, các tiết học diễn ra sôi nổi, hào hứng, nhẹ nhàng, hiệu quả. Kết quả đạt được như sau: Tổng số học sinh: 18 em Xếp loại Giỏi: Chiếm tỉ lệ Xếp loại Khá: Chiếm tỉ lệ Xếp loại TB : Chiếm tỉ lệ Xếp loại Yếu: Chiếm tỉ lệ C. kết luận * Để dạy học toán tiểu học nói chung và toán 3 nói riêng dạt hiệu quả cao, người GV cần phải có những yếu tố sau: - Giáo viên phải có vốn kiến thức sâu sắc và toàn diện về nội dung và chương trình bộ môn, dưa ra lện rõ ràng, dứt khoát. - Giáo viên cần phải nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, biết lựa chọn và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. - Phải nắm vững kiến thức kĩ năng của từng tiết dạy để nghiên cứu và thiết kế bài soạn chu đáo. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học hợp lí, thao tác nhuần nhuyễn, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. - Giáo viên phải tận tâm với nghề, yêu nghề, có lương tâm trách nhiệm cao, quan tâm đến từng đối tượng học sinh. Mối quan hệ thầy trò cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của bài dạy. Trên đây là một số việc tôi đã làm, đã áp dụng có hiệu quả trong việc dạy toán lớp 3. Mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mục tiêu Giáo dục trong giai đoạn mới. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xác nhận của HĐKH trường Huyền Thuỷ, ngày 12 tháng 5 năm 2009 Người trình bày Lê Thị Hương

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(1).doc
Giáo án liên quan