Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 4 : Vẽ tranh Đề tài trường em

MỤC TIÊU

 - Học sinh biết tìm, chọn nội dung phù hợp.

 - Vẽ được tranh về đề tài Trường em.

 - Học sinh thêm yêu mến trường lớp.

II – CHUẨN BỊ

Giáo viên

- Tranh của học sinh về đề tài môi trường.

- Tranh về các đề tài khác.

- Bộ đồ dùng dạy – học.

 

docx12 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật khối 3 - Bài 4 : Vẽ tranh Đề tài trường em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào? - Nên vẽ đơn giản, không tham nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết. - Vẽ màu theo ý thích. - Nên vẽ ít màu. màu sắc tươi sáng, phù hợp với nội dung. + Hình ảnh chính vẽ ở giữa và lớn, hình ảnh phụ vẽ xung quanh và nhỏ hơn. + Hình dáng phải thay đổi, có người đang đi, có người chạy, có người đang đứng nói chuyện,... Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn bổ sung cho HS còn lúng túng. - Nhắc HS cách sắp xếp hình ảnh cho cân đối tờ giấy. - Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác và vẽ màu cho phù hợp. + HS làm bài vào Vở tập vẽ. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học - GV gợi ý cho HS nhận xét về : + Cách sắp xếp hình ảnh ? + Cách vẽ màu ? - GV khen ngợi những HS hoàn thành và có bài vẽ đẹp. + HS Nhận xét. Dặn dò Chuẩn bị cho bài học sau. (Quan sát các loại quả và chuẩn bị đất nặn hoặc giấy màu). **************************************************** Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 2 Bài 4 : Vẽ tranh Đề tài vườn cây I – Mục tiêu - Học sinh nhận biết một số loại cây trong vườn. - Vẽ được tranh Vườn cây và vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. II – Chuẩn bị Giáo viên Tranh, ảnh về một số loại cây. Bộ đồ dùng dạy – học. Học sinh Vở tập vẽ. Bút chì, chì màu, sáp màu, màu nước. III – Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài Hoạt động dạy Hoạt động học - GV giới thiệu tranh, ảnh và đặt các câu hỏi gợi ý : + Trong tranh, ảnh có những cây gì? + Em hãy kể những loại cây mà em biết ? + Vườn cây có nhiều hay ít cây ? + Một vườn cây có một loại cây hay nhiều loại cây ? + Em hãy tìm một vài ví dụ ? + Có cây nhãn, cây chuối, cây môn,.... + Cây Na, cây cam, cây hồng, cây bưởi, cây mít, cây dừa,... + Có nhiều cây. + Một vườn cây có khi có một loại cây nhưng cũng có khi có nhiều loại cây. + Như một vườn chỉ có cam nhưng có vườn lại có cả cam cả bưởi, chanh, hồng,... Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh Hoạt động dạy Hoạt động học - GV vẽ lên bảng để HS quan sát và biết cách vẽ cây: + Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau. + Vẽ thêm các chi tiết khác cho tranh thêm sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. + HS chú ý lên bảng. Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy quy định ở trong Vở tập vẽ. + HS vẽ vườn cây và vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học - GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành và chưa hoàn thành để nhận xét, đánh giá về : + Cách sắp xếp hình ảnh. + Cách vẽ màu. - GV gợi ý để HS tìm ra các bài vẽ đẹp. + HS tự nhận xét, đánh giá theo sự hướng dẫn của GV. + HS tự tìm. Dặn dò - Quan sát hình dáng, màu sắc một số con vật. - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. ---------------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 4 Bài 4 : Vẽ trang trí Chép hoạ tiết trang trí dân tộc I – Mục tiêu - HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc. - HS biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc. - HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Sưu tầm một số hoạ tiết trang trí dân tộc. Hình gợi ý cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc. Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ. III – Các hoạt động dạy – học Giới thiệu bài Trong các di sản văn hoá cha ông ta để lại có nghệ thuật trang trí. Nghệ thuật trang trí đã có mặt hầu hết các công trình mĩ thuật cổ và góp phần quan trọng tạo nên giá trị của các công trình đó, như : các hoạ tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn, thạp đồng, các hoạ tiết chạm khắc ở những công trình kiến trúc, trang trí trên đồ gốm ở các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn,... Các em hãy quan sát và tìm ra vẻ đẹp ở sự cân đối, mềm mại, sinh động của các hoạ tiết, để sau đó tập vẽ lại. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học - GV giới thiệu một số hoạ tiết đã chuẩn bị và gợi ý bằng các câu hỏi : + Các hoạ tiết trang trí là những hình gì ? + Hình hoa, lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí như thế nào ? + Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào ? + Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu ? - GV bổ sung thêm cho HS : Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của cha ông ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy. + Hình hoa, lá, con vật. + Đã được vẽ đơn giản và cách điệu. + Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ. + ở đình, chùa, lăng tẩm, bia đá,... + HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 2 : Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc Hoạt động dạy Hoạt động học - GV chọn một hoạ tiết đơn giản vẽ lên bảng để hướng dẫn HS cách vẽ theo từng bước: + Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết. + Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết. + Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng. + Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống với mẫu. + Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích. + HS chú ý lắng nghe và quan sát. Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - GV nêu yêu cầu bài tập cho HS rõ. - Nhắc HS quan sát kĩ trước khi vẽ. - Vẽ cho cân đối với phần giấy trong vở tập vẽ. - Gợi ý HS vẽ màu theo ý thích. - GV đến từng bàn gợi ý cụ thể cho các em để các em hoàn thành bài ở lớp. - Gợi ý HS vẽ màu theo ý thích tạo cho hình vẽ sinh động hơn. + HS lắng nghe. + HS làm bài. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học - GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm và nhược điểm rõ nét để nhận xét về: + Cách vẽ hình có giống mẫu không? + Cách vẽ nét có mềm mại không ? + Cách vẽ màu như thế nào ? - GV gợi ý để HS xếp loại các bài đã nhận xét. + HS trả lời theo cách cảm nhận riêng của các em. + HS xếp loại theo ý thích. Dặn dò Chuẩn bị tranh, ảnh về phong cảnh. Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 5 Bài 4 : Vẽ theo mẫu Khối hộp và khối cầu I – Mục tiêu - Học sinh hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu ; biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu. - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu. - Học sinh quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng hình khối hộp và khối cầu. II – Chuẩn bị Giáo viên SGK, SGV. Chuẩn bị mẫu vẽ. Học sinh SGK. Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy. III – Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Hoạt động dạy Hoạt động học - GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp để HS ai cũng quan sát được và đặt câu hỏi để HS quan sát nhận xét về hình dáng, đặc điểm, kích thước, độ đậm nhạt của mẫu. + Các mặt của khối hộp giống hay khác nhau ? + Khối hộp có mấy mặt? + Khối cầu có đặc điểm gì ? + Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối cầu không ? + Độ đậm nhạt của hai khối như thế nào ? + Em hãy kể tên một số đồ vật có hình dáng giống khối cầu hoặc khối hộp. + Các bề mặt của khối hộp giống nhau. + Khối hộp có 6 mặt. + Khối cầu không có các mặt phân biệt rõ như khối hộp mà có bề mặt cong đều, quan sát mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn. + Bề mặt của 2 khối này không giống nhau. + Độ đậm nhạt khác nhau. + Hộp bánh, quả bưởi, quả cam, hộp bút chì,... Hoạt động 2 : Cách vẽ Hoạt động dạy Hoạt động học - GV yêu cầu HS quan sát mẫu đồng thời vẽ lên bảng và gợi ý cho HS cách vẽ : + So sánh tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung. + Sau đó phác khung hình của từng vật mẫu. + So sánh giữa hai khối về vị trí, tỉ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ cho đúng hơn. + Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính : đậm, đậm vừa, nhạt . + Hoàn chỉnh bài. + HS chú ý và theo dõi lên bảng. Hoạt động 3 : Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - GV đi đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn cho HS đang còn lúng túng. - Nhắc nhở HS quan sát và so sánh để xác định khung hình chung và riêng của mẫu. - Bố cục sao cho cân đối, vẽ đậm nhạt đơn giản. + HS làm bài vào vở tập vẽ. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Hoạt động dạy Hoạt động học - GV gợi ý HS nhận xét về : + Bố cục. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ đậm nhạt. - GV bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại. - Khen ngợi, động viên một số HS có bài vẽ tốt. - GV nhận xét chung tiết học. + HS nhận xét theo cảm nhận riêng. Dặn dò - Về nhà quan sát các con vật quen thuộc. - Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật. - Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau. Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2009. Mỹ thuật khối 1 Bài 4 vẽ hình tam giác I – Mục tiêu - Học sinh nhận biết được hình tam giác. - Biết cách vẽ hình tam giác. - Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên. II – Chuẩn bị Giáo viên - Một số đồ vật có dạng hình tam giác. Học sinh - Vở tập vẽ. Bút chì đen, chì màu, sáp màu... III – Các hoạt động dạy – học 1.Giới thiệu hình tam giác Hoạt động dạy Hoạt động học - GV yêu cầu HS xem hình ở Bài 4, Vở tập vẽ 1 đồng thời đặt câu hỏi để các em nhận ra các hình đó. + Hình 1 vẽ gì ? + Hình 2 vẽ gì ? + Hình 3 vẽ gì ? - GV vẽ lên bảng các hình và yêu cầu HS gọi tên của chúng. - GV tóm tắt : Có thể vẽ nhiều hình (vật, đồ vật) từ hình tam giác. + Hình 1 vẽ ngôi nhà. + Hình 2 vẽ chiếc êke. + Hình 3 vẽ cái nón. 2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình tam giác. Hoạt động dạy Hoạt động học - GV vẽ lên bảng, đồng thời đặt câu hỏi : Vẽ hình tam giác như thế nào ? để HS quan sát cách vẽ : + Vẽ từng nét. + Vẽ nét từ trên xuống. + Vẽ nét từ trái sang phải (theo chiều mũi tên). - GV vẽ tiếp lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho HS quan sát. + HS chú ý lắng nghe và theo dõi lên bảng. 3. Thực hành Hoạt động dạy Hoạt động học - GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ cánh buồm, dãy núi,...vào vở tập vẽ. - Hướng dẫn HS khá giỏi : + Vẽ thêm hình như : mây, cá,... + Vẽ màu theo ý thích. - GV hướng dẫn HS vẽ màu trời và màu nước. + HS làm bài. 4. Nhận xét, đánh giá - Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ và nhận xét xem bài nào đẹp. - Giáo viên động viên, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ đẹp. 5. Dặn dò Quan sát quả cây, hoa, lá.

File đính kèm:

  • docxgiao an my thuat(9).docx
Giáo án liên quan