1. Cơ sở thực tiễn: Đối với môn bóng chuyền là môn mang tính tập thể cao, thường xuyên được tổ chức thi đấu trong các kỳ hội khoẻ của ngành cũng như là môn học tự chọn được nhiều trường dụng vào giảng dạy. Tuy nhiên, để chơi được đòi hỏi các em phải nắm vững được kỹ thuật cơ bản cũng như rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo cao. Trong thực tế giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất trong trường học chỉ được học những phương pháp chung. Qua quá trình quan sát một số trường về môn học tự chọn bóng chuyền tôi nhận thấy đa số học sinh khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cũng như kỹ thuật chuyền bóng cao tay chưa thực hiện đúng yêu cầu đặt ra, nguyên nhân là kỹ thuật cơ bản của các em sai, giáo viên chưa đưa ra được các bài tập bổ trợ để dẫn dắt nhằm bổ trợ hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay. Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy cho học sinh môn học tự chọn bóng chuyền tôi nhận thấy cần phải chỉ ra những sai lầm học sinh thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng và cách khắc phục để các em luyện tập đạt hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tế trên tôi tìm tòi và đưa ra “Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng và cách sửa chữa”
10 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng và cách sửa chữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết cho người tập bóng chuyền. Phương tiện chủ yếu của huấn luyện kỹ thuật chuyên môn là các bài tập bổ trợ nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động. Hầu hết các động tác kỹ thuật bóng chuyền đều có sự sự kết hợp giữa các tố chất vận động như: Sức nhanh – Sức mạnh – Sức bền – Sự mềm dẻo và khéo léo, quá trình giảng dạy có thể tạo cho học sinh khả năng tiến tiếp thu nhanh các kỹ thuật từng động tác của từng môn thể thao giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn giảng dạy sau.
* Giai đoạn giảng dạy ban đầu: Mục đích của giai đoạn này là học các nguyên tắc kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó mặc dù dưới dạng “đơn giản”, để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Tạo khái niệm chung về động tác để tiếp thu tốt kỹ thuật động tác. Ngăn ngừa, loại trừ những cử động thừa. Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
* Giai đoạn giảng dạy sâu chi tiết: Mục đích giảng dạy ở giai đoạn ban đầu còn đơn giản, đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện. Nếu ban đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kỹ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kỹ thuật đó. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Giúp học sinh hiểu biết các qui luật vận động của động tác cần học sâu hơn. Cần có sự chính xác kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian, động lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm của người tập. Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện nhịp điệu động tác tự nhiên, liên tục.
* Giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật động tác: Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người học tiếp thu sâu và vận dụng các động tác hoàn thiện trong thực tế. Nhiệm vụ giai đoạn này là: Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác. Mở rộng biến dạng của kỹ thuật động tác để có thể thực hiện nó hợp lý trong các điều kiện khác nhau, kể cả lúc phải biểu hiện các tố chất thể lực ở mức độ cao. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác phải chú ý đến đặc điểm kỹ thuật động tác để lựa chọn các bài tập và sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác việc lựa chọn các bài tập cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của người tập thì hiệu quả giảng dạy mang lại kết quả cao.
. Giải pháp thực hiện.
1. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng.
Khi giảng dạy kỹ thuật cho học sinh giáo viên làm mẫu, phân tích yếu lĩnh kỹ thuật động tác rồi sau đó cho học sinh tập. Nhưng đối với đặc điểm riêng của kỹ thuật chuyền bóng đòi hỏi các em phải thực hiện với mức độ kỹ tương đối khó do đó khi giảng dạy giáo viên chưa chý ý đến trình độ tiếp thu của đa số các em, trong quá trình tập luyện đã dẫn đến những sai lầm cơ bản sau:
* Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay .(đệm bóng)
Động tác sai: Tư thế di chuyển để chọn điểm rơi của bóng chưa hợp lý, điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác, dùng lực chưa đúng đa số chỉ dùng lực từ khuỷu tay đến cổ tay, dùng lực quá mạnh hoặc quá yếu, thân người gò bó, tay luôn nắm sẵn trước. Chưa phối hợp được sức của toàn thân chỉ sử dụng một bộ phận cánh tay.
* Kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Động tác sai: Tư thế cơ bản di chuyển chọn điểm rơi của bóng không chính xác, hình tay đón bóng mở quá rộng hoặc chưa phù hợp, khi tiếp xúc với bóng chưa có sự hoãn sung đã chuyền bóng, cách dùng lực chưa phối hợp được các ngón tay, cổ tay, vai và toàn thân.
2. Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc cũng như một số bài tập nâng cao đối với kỹ thuật chuyền bóng.
Xây dựng nội dung bài tập: Khi xây dựng nội dung bài tập cho học sinh cần chú ý đến 3 đối tượng học sinh, bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em không yêu cầu cao quá đối với hs có thể chất trung bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt. Phải đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu), để có bài tập bổ trợ dẵn dắt bằng cách cho tập chậm , lựa chọn bài tập theo phương pháp phân chia từng giai đoạn, sau khi đã có kỹ năng giáo viên mới cho tập hoàn chỉnh.
* Bài tập cho những em thường mắc sai lầm về kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.
Bài tập 1: Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước(chậm), nắm tay và thả tay (cách nắm tay, điểm tiếp xúc bóng, dùng lực)
Bài tập 2: Tại chỗ hai tay nắm hờ đệm không bóng, di chuyển không bóng theo tín hiệu. (chú ý đến bước chân, phối hợp chân với vai)
Bài tập 3: Giữ nguyên hai tay thẳng và lăng theo biên độ từ dưới ra trước. Sau đó điều chỉnh về hình tay theo tín hiệu.
Bài tập 4: Tập đường bóng ở góc độ lớn ( hình tay lăng nhỏ vừa), tập đường bóng ở góc độ nhỏ ( hình tay lăng mạnh).
* Bài tập dành cho những em đã thực hiện tốt kỹ thuật trên:
Bài tập 1: Di chuyển ngang chuyền bóng về trước theo nhóm 2 em.
Bài tập 2: Di chuyển chếch chuyền bóng về trước 1 em tung 1 em di chuyển chuyền.
* Bài tập cho những em thường mắc sai lầm về kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Bài tập 1: Tập tư thế cơ bản cách di chuyển của 2 chân và di chuyển đổi trọng tâm chân từ chân sau sang chân trước (chậm), quan sát bằng mắt di chuyển.
Bài tập 2: Bài tập đưa hai bàn tay đặt trước mặt cao hơn trán 15 -25cm. Sau đó hoản sung và dùng lực cách tay, khuỷu tay, cổ tay, đẩy lên theo hướng 45o (Quan sát hình tay không bóng).
Bài tập 3: Bài tập hình thành hình tay, cho ôm gọn bóng vào tay đặt từ dưới đưa lên trên đỉnh đầu (bóng được tiếp xúc bằng các ngón tay thứ 2 trở ra, riêng ngón trỏ và ngón giữa được tiếp xúc bằng 3 đốt và 1 phần chai tay của ngón trỏ).
Bài tập 4: Bài tập đưa bóng lên đỉnh đầu đồng thời chuyển trọng tâm chân trước và phối hợp hông, vai, khuỷu tay, cổ tay và ngón trỏ, cái chuyền bóng đi theo hướng về trước lên cao cho bạn đối diện.
Bài tập 5: Bài tập tung và đón bóng đên đỉnh đầu ( hai tay tung bóng lên cao khoảng 50 -70cm trên đỉnh đầu) đồng thời di chuyển đón bóng vào hai tay có giai đoạn hoãn xung.
* Bài tập dành cho đối tượng khá tốt.
Bài tập 1: Tập chuyền bóng theo đội hình 3 em ( tam giác).
Bài tập 2: Cho tập chuyền bóng qua lưới 2 em.
Bài tập 3: Chuyền bóng di chuyển ngang theo nhóm 2 em.
Bài tập 4: Nhảy chuyền bóng.
3. Phương pháp tổ chức tập luyện các bài tập bổ trợ trên.
Khi tiến hành giảng dạy kỹ thuật cũng như quá trình tập luyện chọn ra những học sinh có năng khiếu thực hiện được kỹ thuật theo Nhóm 1 và một số em chưa thực hiện được kỹ thuật theo nhóm 2.
Nhóm1: Tập theo phân phối chương trình vì đây là nhóm thực hiện tương đối kỹ thuật tốt, nên tôi cho tập các bài tập nâng cao, bài tập mang tính phát triển thể lực chuyên môn. Như tốc độ thực hiện động tác, số lần thực hiện tăng lên , thời gian nghỉ giữa quảng rút ngắn.
Nhóm 2: Tập các bài tập bổ trợ dẫn dắt trên vì nhóm này khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng đang còn sai sót nhiều về kỹ thuật nên cần phải áp dụng các bài tập trên để bổ trợ cho chuyên môn. Như bài tập thực hiện động tác chậm yêu cầu đúng kỹ thuật, số lần thực hiện vừa phải, quảng nghỉ hợp lý để có thời gian hồi phục và đặc biệt là cho các em tự nhận xét kỹ thuật của bạn thực hiện.
Ngoài ra có một số em chưa nắm được kỹ thuật tôi cần phải sửa sai như:
Cho học sinh luyện tập lập đi lập lại nhiều lần, mới chuyển sang nội dung khác. Lượng vận động theo chu kỳ bậc thang 3 -1.
HIỆU QUẢ, PHẠM VI, QUY MƠ ÁP DỤNG:
So sánh kết quả thực hiện kỹ thuật động tác chuyền bóng thấp tay và cao tay sau thời gian áp dụng các bài tập trên vào thực tiễn giảng dạy đối với học sinh các lớp không áp dụng.
Bảng 1. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn năm học 2009 -2010
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Cộng
Nhóm thử nghiệm
Số lượng
28
68
37
11
0
144
%
19.44
47.22
25.69
7.64
-
100.00
Nhóm đối chứng
Số lượng
2
36
33
54
16
141
%
1.42
25.53
23.40
38.30
11.35
100.00
Bảng 2. Điểm kiểm tra kết thúc học phần tự chọn năm học 2009 -2010.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Cộng
Nhóm thử nghiệm
Số lượng
29
45
34
6
0
114
%
25.44
39.47
29.82
5.26
-
100.00
Nhóm đối chứng
Số lượng
3
21
34
46
7
111
%
2.70
18.92
30.63
41.44
6.31
100.00
C. KẾT LUẬN
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÁI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:
Từ kết quả số liệu ở 2 bảng trên cho thấy đểm kết thúc học phần môn tự chọn được nâng cao hơn cả về số lượng lẫn chất đặc biệt là số học sinh yếu giảm đi rõ rệt, học sinh xuất sắc tăng đáng kế. Như vậy đề tài này có tính khả thi và có thể đem áp dụng thực tế váo quá trình giảng dạy trong trường phổ thông nó chung đối với môn bóng chuyền.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI:
Từ kết quả trên cho phép tôi rút ra bài học sau kinh nghiệm sau khi giảng dạy đến chương trình thể thao tự chọn.
Nội dung chương trình của các môn thể thao tự chọn phải xây dựng cho thật phù hợp với đối tượng của hs, không yêu cầu cao quá đối với hs có thể chất trung bình cũng như bài tập không đơn điệu quá đối với những em có thể chất tốt. Trong đó đặc biệt chú ý đến một số em còn yếu (năng khiếu) để có bài tập bổ trợ riêng. Chú ý đến những em có năng khiếu các bài tập dành cho những học sinh này phải mang tính sinh động, hấp dẫn để lôi cuốn các em.
Phương pháp sử dụng dạy học giáo viên nên chọn phương pháp phân nhóm quay vòng. Những học sinh yếu thì cho tập riêng các bài tập dễ hơn và chậm hơn so với các em có năng khiếu.
Sử dụng cán sự lớp hoặc những em có năng khiếu để sửa sai cho nhóm có trình độ tiếp thu kỹ thuật chậm.
Xây dựng được kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp thực hiện để giảng và sửa sai đối với những học sinh thực hiện còn yếu cũng như vận dụng các bài tập nâng cao để dẫn dắt những học sinh khá tốt.
KIẾN NGHỊ HOẶC ĐỀ XUẤT
Đề nghị Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các cấp tạo điều kiện có bóng mát cho sân tập để việc dạy và học đạt hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thể dục 10; 11; 12 NXBGiáo dục
2. Bóng chuyền NXB TDTT
3. Luật bóng chuyền NXB TDTT
5. Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục thể thao trong nhà trường
NXB TDTT
6. Quản lý TDTD ĐH TDTT TP Hồ Chí Minh
7. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT
NXB TDTT
File đính kèm:
- SKKN VPM 2.docx