Một hướng tiếp cận đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) - Nguyễn Thị Ngọc Giang

Như trên đã nói, "Trao duyên" là một đoạn trích đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Từ xưa đến nay các thế hệ nhà thơ, nhà văn đều đồng thanh về vẻ đẹp của nó và mỗi người đều có hướng nghiên cứu phân tích và khai thác đoạn trích trên nhiều bình diện riêng biệt.

Tản Đà - con người của hai thế kỉ từng nhận xét: “Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như đây. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới hết tình sự” Tuy nhiên cách nói đó còn mang tính chất chung chung chưa cạn lẽ.

Hoài Thanh- tác giả Thi Nhân Việt Nam đã từng luận bàn đến đoạn trích Trao Duyên trong bài viết Chuyện Thơ, nhưng chủ yếu tác giả đi vào khám phá, bình giá sự tinh tế của cụ Tố Như ở sự thấu hiểu tấc lòng nàng Kiều trong nỗi tình li biệt.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một hướng tiếp cận đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) - Nguyễn Thị Ngọc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đến đây ta mới bắt gặp, phải chăng điều ấy cho thấy nhà thơ quan tâm nhiều đến sự oan ức trong cái chết của những người bất hạnh.(một phương diện độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du). Cũng''lò hương ấy",''tơ phím này" nhưng người so tơ, đốt lò không còn là Kiều và Kim của ngày xưa. Tuy Kiều tự nguyện hi sinh nhưng vẫn ý thức mình bị oan uổng. Kiều ví mình như chàng Trương Chi thủa nào mang nặng khối tình xuống Tuyền đài chỉ có sự thấu hiểu của người ngày xưa mới có thể hoá giải nỗi oan tình Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan; nàng khẩn cầu niềm an ủi để xoa dịu nỗi đau“rưới xin chén nước cho người thác oan” . Nhưng e rằng, so với Trương Chi, Kiều còn khổ hơn, nàng chưa thể chết, không thể chết, 15 năm cay cực lên thác xuống ghềnh đang đợi sẵn người bạc mệnh. Câu hỏi: Dòng thời gian ở đây có gì đặc biệt ? Yêu cầu: Không phải là dòng thời gian tuyến tính khách quan, nhịp độ thời gian ở đây có sự hồi hoàn giữa hiện tại, quá khứ, tương lai trong một sat-na của cuộc đời. Giữa một không khí linh thiêng (đốt lò hương, so tơ phím) ngay cả giọng thơ cũng đổi khác, hình ảnh, âm điệu chập chờn thần linh ma mị (gió hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ, lá cây, hồn oan..), thời điểm không xác định (mai sau, bao giờ) Mâu thuẫn không những chưa hề được giải, mà cơ hồ lại thắt chặt thêm mấy lần.. Kiều rơi vào tột cùng bi kịchvới một tâm trạng khổ đau khủng hoảng . Câu hỏi: Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả nội tâm của nhà thơ? Yêu cầu: Nếu nói Nguyễn Du là nghệ sĩ tài hoa bậc thầy về miêu tả tâm lý nhân vật, thì đoạn này là đoạn tiêu biểu, thần tình nhất. Với việc xây dựng dòng thời gian tâm lý, tác giả đã làm nổi bật thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn của Kiều. Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, bão tố trong lòng con người tội nghiệp Thúy Kiều: lo âu, bứt rứt, khắc khoải lẫn nuối tiếc, chua xót, lỡ làng Nàng gần như mất hết ý thức về không gian, thời gian. Vì thế thời gian ở đây không tuân theo thời gian khách quan mà nó có một nhịp độ riêng thẫm đẫm cảm xúc, tâm trạng. Điều đặc biệt này giúp nhà thơ nhập sâu vào nội tâm nhân vật đồng cảm với những biến đổi tinh vi của tâm hồn nàng. Trong nỗi đau vô bờ bến khi tình yêu đã mất, Kiều chìm vào một dòng thời gian ảo, Kiều như nửa tỉnh nửa mê đang nói chuyện cùng Vân nàng bỗng như nói chuyện với mình. Câu hỏi : Tâm trạng của Kiều được thể hiện rõ nhất qua từ ngữ nào? Yêu cầu: Tâm trạng Kiều thể hiện rõ nhất qua từ“bây giờ”. Nó như một cái bản lề khép mở hai thế giới của đời Kiều. Một nửa trong quá khứ “êm đềm trướng rủ màn che”, một nửa là hiện tại bi thương mà diễn tiến sẽ là tương lai “mệnh bạc”. Cái giới hạn chia đời Kiều thành hai nửa đó chính là bi kịch trao duyên . Câu hỏi: Sau khi trao duyên, đối diện với bi kịch "bây giờ trâm gãy, gương tan” tâm trạng Kiều như thế nào? Yêu cầu: Trâm gãy gương tan là hình ảnh nỗi đau của tình duyên tan vỡ. Kiều như thấy mình là cánh hoa lìa cành, mặc dòng nước trôi, không làm chủ được mình.Tâm trạng Kiều có sự đột biến. Nàng chìm tới đáy của sự chiêm nghiệm cá nhân, của nỗi đau cuộc đời. Lời của Kiều có một loạt những thành ngữ diễn tả cái tan vỡ, bất hạnh, cái nổi trôi vô định của số phận trâm gãy gương tan/ tơ duyên ngắn ngủi/ phận bạc như vôi/ nước chảy hoa trôi. Nàng quên hết xung quanh, chỉ còn khóc cho mình, khóc cho mối tình định dày công vun xới sao mà ngắn ngủi. Hiện tại đẩy nàng xuống tận cùng bi kịch, nỗi đau này không thể chia sẻ cùng ai, chỉ có chàng Kim là người duy nhất có thể chia sẻ vì thế từ sự tự thương mình Kiều tìm đến chàng Kim và bóng hình chàng Kim xuất hiện trong sự tưởng tượng của Kiều. Đang đối mặt cùng Thuý Vân thế mà Kiều dường như vượt qua cả không gian thời gian để cùng tâm sự với chàng Kim. Đó là tiếng than chua xót cho một số phận, là tiếng kêu đứt ruột cho một mối tình: Trăm nghìn gửi lạy tình quân. Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Từ một cái lạy ở đầu đoạn thuần thể hiện sự biết ơn, để buộc ràng đến trăm nghìn cái vọng vái này, đó là cái bái lạy vĩnh biệt tức tưởi, nghẹn ngào, tạ lỗiNàng gọi tên chàng bằng tiếng nấc nghẹn ngào như trong cơn mê sảng“Ôi Kim lang hỡi Kim lang/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Những gì đã lo cho chàng Kim chỉ làm nàng yên tâm trong khoảng khắc, nàng vẫn mang nặng trong lòng mình nỗi mặc cảm tội lỗi. * Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tổng kết các phương diện nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, từ đó rút ra những giá trị về mặt nội dung tư tưởng và những thành công nghệ thuật của đoạn trích Câu hỏi: Nhận xét của em về diễn biến tâm trạng nhân vật trong màn “trao duyên” vừa phân tích ở trên? Yêu cầu: Nguyễn Du đã hình dung trạng thái tâm lý của Kiều. Con chim sắp chết thì lời kêu thương, mối tình sắp mất thì lời thê thảm. Toàn bộ đoạn thơ là nỗi lòng đau đớn tan nát của Kiều. Lời trao duyên nhưng như một lời trăng trối, vĩnh biệt. Trước lời trao là tình của mình, sau khi trao mình đã trắng tay. Trước khi trao mình là người còn sống, sau khi trao mình cầm bằng như đã chết. Trước khi trao Kiều sống với hiện tại, khi trao Kiều vừa sống với quá khứ và hiện tại, nhưng trao xong nàng chỉ sống với tương lai hư vô. Phải trở về hiện tại là lúc đau đớn, tan nát đến chết ngất: Cạn lời hồn ngất máu say/ Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng. Điều ấy thể hiện sự chuyển biến của tâm trạng Thúy Kiều mà nỗi đau đớn cứ tăng lên mãi. Câu hỏi : Em hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng dòng thời gian tâm lý của tác giả trong đoạn trích? Yêu cầu: “Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du là ở chỗ sáng tạo ra trong tác phẩm một thời gian con người.”(Trần Đình Sử). Hãy thử xét những truyện Nôm đương thời, nếu đi sâu vào những tác phẩm như “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm) hay “Cung oán ngâm” (Nguyễn Gia Thiều) chúng ta cũng thấy ở trong những tác phẩm này có sự xuất hiện của thời gian như “đêm năm canh lần nương vách quế” “đêm năm canh trông ngóng lần lần” rồi “Khuya sớm” hay “khắc giờ đằng đẵng như niên” song đó chỉ là yếu tố thời gian mang tính chất tượng trưng, được dùng với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình lấy cái bên ngoài để chỉ cái bên trong chứ chưa có cái nhìn thời gian tâm lý như ở Truỵên Kiều của Nguyễn Du. ở Truyện Kiều thời gian dừng lại ở hiện tại của những sự biến, quay về với quá khứ, hay nới rộng vào tương lai tất cả đều là thế giới nội tâm của nhân vật đối lập với thế giới khách quan. Cách cảm thụ thời gian như thế chứng tỏ nhà thơ đã biết nhìn nhân vật theo điểm nhìn của nhân vật, nhìn nhân vật từ bên trong giúp tác giả thể hiện được những diễn biến đa dạng, phức tạp của thế giới tâm trạng nhân vật. (Chính vì thế ngôn ngữ trongTruyện kiều không chỉ là ngôn ngữ tác giả mà còn là ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ nữa trực tiếp, đa thanh.) Nhờ đó, nhà thơ đi xa hơn các tác phẩm truyện Nôm cùng thời. Đoạn trích đã thể hiện một quan niệm rất đẹp về tình yêu: yêu không phải chỉ là vì mình mà còn vì hạnh phúc của người mình yêu. Qua đó cho ta thấy được sâu sắc khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu cũng như nỗi đau đớn xót xa của một con người, một số phận và cũng là của mọi cuộc đời, mọi con người trong một xã hội. Đó chính là giá trị nhân đạo cao cả của đoạn trích. Đặc biệt những đột phá nghệ thuật của Nguyễn Du đã thể hiện một năng lực thấu hiểu con người qua việc miêu tả tâm lý nhân vật. Điều đó khẳng định tài năng, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc, cũng như thể hiện tâm huyết của một con người mà “Nỗi đau anh trùng với nỗi đau nhân loại. Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng” (Chế Lan Viên) V. Kết quả : Do quá trình công tác tôi được phân công giảng dạy ở hai lớp 10C1, 10C2, tôi đã áp dụng cách tiếp cận trên chỉ vào một lớp 10C2, và đã thu được kết quả khác biệt: 1.Trước khi dạy theo phương pháp trên (ở lớp 10C1) Khi khám phá đoạn trích, thói quen cũ thường khiến học sinh chú ý vào năng lực ngôn ngữ tinh tế của Nguyễn Du nên chủ yếu đi vào tìm hiểu ngôn ngữ lý trí sắc sảo, tài lập luận, thuyết phục của Thúy Kiều, mà chưa cảm nhận diễn biến tâm trạng đặc biệt của nhân vật thông qua thời gian nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích. Chính vì thế sự rung động, cảm thông trước nỗi đau của số phận con người cũng chưa được thẩm thấu. Đặc biệt là khó nhận thấy những sáng tạo đột phá của Nguyễn Du so với văn học đương thời vì thế các em chưa đánh giá đúng mực giá trị của đoạn trích. 2. Sau khi dạy theo phương pháp trên: (ở lớp 10C2) Phương pháp trên cho phép học sinh tiếp cận đoạn trích với tư cách là một sản phẩm nghệ thuật của một nghệ sỹ. Xuất phát từ các yếu tố nghệ thuật các em đã giải mã một cách sâu sắc những biến thái tinh vi của thế giới nội tâm nhân vật. Cảm nhận và rung động trước nỗi đau số phận nhân vật cũng như thấu hiểu tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du và tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Đồng thời học sinh còn có thể nhận thấy được những tiến bộ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều so với các truyện Nôm đương thời. VI. Lời kết :Từ bao đời nay, văn chương đích thực luôn là trăng ở dưới nước, hoa ở trong gương, thật khó mà nắm bắt được hết cái thần thái của nó. Trên đây chỉ là những cảm nhận, một hướng tiếp cận của chúng tôi sau nhiều trăn trở, băn khoăn khi giảng dạy đoạn trích Trao duyên, thiết nghĩ những trình bày của người viết cũng chỉ là những tìm tòi bước đầu cho nên không tránh khỏi những bất cập, thiếu sót hy vọng nhận được sự bổ sung, góp ý của các anh chị đồng nghiệp để bài viết được đầy đủ, khả dụng hơn. Xin chân thành cảm ơn! Mục Lục I. lý do chọn đề tài. II. Những con đường đã mở III. Cơ sở đề ra giải pháp 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn IV.Đề xuất hướng tiếp cận bài giảng Trao Duyên 1. Lưu ý khi dạy phần tiểu dẫn 2. Phân tích đoạn trích V. Kết quả VI. Lời kết VII. Tài liệu tham khảo VII. TàI liệu tham khảo: 1. Truyện Kiều – Nguyễn Du, , GS Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giảI, NXB Hà Nội, 1999 Nguyễn Du- về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục - 1998 3. Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995 Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam - Trần Đình Sử , NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 2001 Sách Giáo viên Ngữ văn 10 Nâng cao tập hai, NXB Giáo dục, 2006

File đính kèm:

  • docMot huong tiep can doan trich Trao Duyen.doc
Giáo án liên quan