Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp phổ biến giáo dục Pháp luật cho học sinh trong nhà trường THPT - Lương Thị Khánh Lâm

Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh, sinh viên - những công dân trẻ luôn chiếm gần một phần tư dân số cả nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con ngư¬ời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý t¬ưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện của con người Việt Nam, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp phổ biến giáo dục Pháp luật cho học sinh trong nhà trường THPT - Lương Thị Khánh Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xây dựng tính hướng thiện, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ *. Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến GDPL trong nhà trường THPT. 1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường cần: - Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Tạo cơ chế phối hợp giữa ngành tư pháp địa phương, nhà trường, CMHS và các ngành có liên quan trong giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ phổ biến GD pháp luật. Đây chính là những nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. - Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh. - Đổi mới phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống học tập và làm việc theo pháp luật trong học sinh. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế như mạng internet. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng tới tận HS các lớp như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp thắc mắc nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật. Lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng lớp, HS phù hợp đối tượng HS lớp giảng dạy để GD có hiệu quả. - Về phía BGH nhà trường: chỉ đạo thực hiện nghiêm túc giảng dạy chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật. Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh và tính thực tiễn trong bài giảng của giảng viên. Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong chương trình giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, là cái nôi, là môi trường tốt nhất cho học sinh rèn luyện mình; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật từ giáo viên giảng dạy môn GDCD, GVCN lớp, các tổ chức đoàn thể, CMHS. Kiểm tra thường xuyên cũng như định kỳ công tác GDPL – BGH nhà trường cần xây dựng tiêu chí đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học, đánh giá công tác quản lý giáo dục của đơn vị đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua của GV đứng lớp, tổ chức đoàn thể và GVCN lớp. 2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. - Cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học, nhằm tạo cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp giữa các GVCN, GV dạy môn GDCD, các bộ môn xã hội như Lịch sử, địa lý... nâng cao trách nhiệm của đoàn TN trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. - Xây dựng chương trình phổ biến pháp luật ngoại khóa thống nhất cho 1 năm học trong nhà trường. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng làm chỉ có tính phong trào. Phải kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Phải kết hợp giáo dục với xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật vì giáo dục có tác dụng cơ bản lâu dài song lại chậm hiệu quả, còn xử lý vi phạm lại có tác dụng giáo dục ngay. Một số hình thức cụ thể: - Ban tuyên truyền phổ biến GD pháp luật trong nhà trường biên soạn tài liệu giáo dục pháp luật, bổ sung các nội dung phù hợp lứa tuổi của HS THPT, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để giảng dạy chính khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục pháp luật thông qua việc tích hợp, lồng ghép vào nội dung, chương trình môn GDCD, môn học xã hội khác, vào nội dung hoạt động Gd ngoài giờ lên lớp, GD Pháp luật thông qua tiết sinh hoạt chào cờ và báo cáo chuyên đề... - Tăng cường công tác tuyên truyền, đa dạng hoá các loại hình giáo dục (kết hợp chính khoá, ngoại khoá, thông qua băng hình, thông qua các tiết học trong lớp, các tiết học ngoại khóa ngoài giờ lên lóp; tổ chức cho học sinh thi vẽ tranh, kể chuyện, diễn đàn sân khấu hóa, thi viết tiểu phẩm, tổ chức các câu lạc bộ về các chủ đề pháp luật). - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để tăng cường trách nhiệm của gia đình ngoài thời gian đến trường, ảnh hưởng của gia đình trong giáo dục hs. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhà trường an toàn, bao gồm tất cả các lĩnh vực: an ninh, chính trị, trật tự, môi trường trong sạch, không có ma tuý, tội phạm, hoạt động vui chơi giải trí TDTT, văn nghệ, báo tường... cần xây dựng quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh để việc đánh giá được chính xác, khách quan và tạo động lực cho học sinh phấn đấu rèn luyện, hạn chế vi phạm PL. - Về phía các cơ quan chức năng và BGH nhà trường cần có biện pháp và hình thức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe, nâng cao hiệu quả giáo dục. Việc hình thành ý thức pháp luật cho học sinh có thể bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng việc giáo dục pháp luật cho học sinh thì chủ yếu do nhà trường và xã hội. Nhà trường là nơi quản lý trực tiếp học sinh hàng ngày đồng thời cũng là nơi giáo dục toàn diện học sinh thì vai trò của nhà trường là hết sức quyết định. Nếu được Lãnh đạo nhà trường quan tâm thích đáng, các tổ chức Đoàn Thanh niên tích cực tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú sẽ thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia, đồng thời được sự quan tâm phối hợp của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương chắc chắn kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh sẽ được giữ vững và nâng cao có hiệu quả. *. Kết quả thực hiện: Sau khi vận dụng các biện pháp này vào nhà trường GD pháp luật cho HS. Nhà trường THPT số 2 Nghĩa Hành nhiều năm liền đã hạn chế tối đa HS bỏ học trốn tiết, HS vi phạm PL, ATGT đường bộ, không có HS nào vi phạm TNXH. PHẦN C- KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Hoạt động phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường còn mang tính vụ việc, còn thiếu sự quan tâm thật sự, chưa đúng mức, chưa đầu tư của 1 số GVCN trẻ thiếu kinh nghiệm. Nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số giáo viên và học sinh chưa đầu tư. Sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các lớp, các tổ chức đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học chưa hình thành có khoa học và đi vào nề nếp, thường xuyên. Nguyên nhân *. Nguyên nhân khách quan. Ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội nói chung chưa cao. Tình hình vi phạm pháp luật có nhiều diễn biến phức tạp, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhiều nơi, nhiều chỗ chưa nghiêm, tác động đến tâm lý, tình cảm, nhận thức chung của học sinh. Thể chế cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đủ, chưa mạnh. Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, lạc hậu, chất lượng chưa cao. *. Nguyên nhân chủ quan. Nhận thức về vị trí, vai trò của môn học giáo dục công dân và công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường ở nhiều nơi còn có khoảng cách khá xa so với nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục. - Nội dung giáo dục pháp luật đưa vào nhà trường THPT thiếu tính đa dạng, chưa thực sự góp phần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Công tác giáo dục pháp luật của GVCN và các đoàn thể trong nhà trường được tiến hành chưa thường xuyên, liên tục, thiếu tính chủ động, sáng tạo và còn phụ thuộc vào chỉ đạo của BGH nhà trường. Một số GV còn chậm đổi mới trong phương thức giáo dục pháp luật, làm hạn chế chất lượng giáo dục PL trong học sinh. Trên đây là một số biện pháp phổ biến GD pháp luật trong nhà trường THPT. Tôi mạnh dạn viết lên ý kiến về đề tài của mình và đưa ra đây để đồng nghiệp và bạn đọc cùng tham khảo. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp BGH nhà trường, quý đồng nghiệp, các bạn đọc để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay. Trong phạm vi đề tài còn mang nhiều tính chủ quan và không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sự đóng góp chân thành của BGH nhà trường và quý đồng nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn! Nghĩa Hành, ngày 02 tháng 11 năm 2012. Người viết Lương Thị Khánh Lâm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm: Thầy Lê Văn Bảo – Hiệu phó chuyên môn nhà trường. 2. Một số văn bản và văn kiện đại hội đảng về công tác chỉ đạo thực hiện phổ biến GD PL cho người học trong nhà trường phổ thông. 3. Một số bài viết tham luận trên internet về công tác GD pháp luật. 4. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường THPT số 2 Nghĩa Hành và trường bạn.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Mot so bien phap pho biengiao duc phap luat cho hoc sinh trong nha truong THPT.doc