Vấn đề phát huy tính tích cực của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ thập niên 60 của thế kỉ trước. Thời kì này, trong các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “ Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Những lần cải cách giáo dục tiếp theo, phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng cải cách , nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, làm chủ bản thân và đất nước.
Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển biến về PPDH trong các loại hình nhà trường còn diễn tiến chậm; chủ yếu vẫn là cách dạy truyền thống : thày thông báo các kiền thức có sẵn , trò thu nhận chúng một cách thụ động ; xen kẽ trong các bài dạy có sử dụng các phương pháp vấn đáp tái hiện hoặc giải thích- minh hoạ với sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan.
Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ( 2000-2020), việc Việt Nam chúng ta ra nhập WTO năm 2006 là thách thức thực tế không nhỏ đối với đòi hỏi phải cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà , trong đó có sự đổi mới căn bản về PPDH.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết TW từ năm 1996, được thể chế hoá trong Luật giáo dục(12-1998), đặc biệt tái khẳng định trong điều 5, Luật giáo dục (2005):” Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Như vậy, có thể nói, vấn đề chủ yếu của việc đổi mới PPDH là hướng tới các hoạt động học tập chủ động, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động, giáo điều. Chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ nãng vận dụng vào thực tiễn, hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy độc lập, sáng tạo. DH tạo nên các trạng thái tinh thần, tâm lý tích cực cho người học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng đầu là PPDH tích cực.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột đoạn văn có luận điểm, luận cứ hợp lí, theo một phương pháp lập luận được yêu cầu
Chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể như sau:
1. Cho các câu văn gợi ý sau, hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp quy nạp:
- Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài mở đầu bằng mô típ "Thân em".
2. Từ các câu văn gợi ý sau em hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp nêu phản đề:
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng.
- Khi các nhà văn viết về những thế lực tàn bạo chà đạp con người thì đó có cũng chính là một biểu hiện của lòng nhân đạo.
- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
3. Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp diễn dịch từ các câu văn gợi ý sau:
- Cha ông ta có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
- Con người có thể tích lũy rất nhiều vốn sống, kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế.
- Gắn bó với thực tế là một con đường đúng đắn để đến với kho tàng tri thức của nhân loại.
a3. Dạng 3: Sửa lỗi lập luận trong các đoạn văn cho sẵn
Ở dạng bài tập này, GV đưa ra các đoạn văn mà trong đó lí lẽ không logic, lập luận chưa thuyết phục để HS sửa lỗi. Với dạng bài tập này, chúng tôi thường lấy từ các bài làm của HS. Điều này sẽ giúp các em nhận rõ những hạn chế, khuyết điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm trong các bài viết tiếp theo. Chẳng hạn như các đoạn văn sau:
1. Trọng đạo là chúng ta phải biết tôn trọng mọi người. Thì chúng ta cũng sẽ được mọi người nể trọng, kính phục. Trong cuộc sống có những đạo lí mà chúng ta cần tôn trọng. Vì những đạo lí đó khuyên chúng ta sống theo lẽ phải. Không vì những danh lợi mà bán rẻ lương tâm của mình. Những người như vậy sẽ không được mọi người tôn trọng, ngược lại còn bị khinh rẻ. Trọng đạo không đủ để hoàn thiện con người mà nó cần kết hợp với tôn sư. Vì vậy, mới có câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo".
2. Xay hết lò than đã rực hồng, hình ảnh ngọn lửa hồng đỏ rực cho thấy trời đã tối đi nhiều. Khi cô gái xay hết thì trời đã tối sẫm đi chỉ còn ngọn lửa đỏ rực lên thể hiện sự vất vả của người con gái cũng như người dân phải cực khổ. Qua hình ảnh đó, Bác ước mơ đất nước mình được giải phóng thoát khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
6. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy
a. Khái niệm
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển.
b. Phương thức tạo lập
- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.
- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
+ Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian.
+ Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa.
+ Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn.
+ Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
+ Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.
c. Ví dụ minh họa
Sử dụng bản đồ tư duy trong một số giờ Văn học sử
*. Bài khi con tu hú (Phần 1: Tác giả)
Khi củng cố bài học, GV có thể khái quát hóa bằng bản đồ tư duy sau
*. Bài Truyện Kiều (Phần 1: Tác giả)
Khi dạy bài học này, GV có thể gợi dẫn để cùng HS xây dựng bản đồ tư duy
*. Bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
7. Phương pháp dạy học trò chơi
a. Bản chất
- Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động , những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó.
- Đặc điểm:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học cụ thể
+ Thường diễn ra trong không gian, thời gian nhất định của một giờ học
+ Mọi HS đều thu nhận được nội dung học tập trong trò chơi
b. Quy trình thực hiện
- GV lựa chọn trò chơi
- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi
- Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi
- Học sinh tiến hành chơi
- Đánh giá trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
c. Ví dụ minh họa
Khi dạy bài “Ôn tập văn học dân gian” , để tổng kết bài học, GV có thể sử dụng trò chơi ô chữ sau:
Câu hỏi:
1. Hàng ngang thứ nhất: có 5 chữ cái: Tên một làn đệu dân ca tiêu biểu của xứ Nghệ? VÍ DẶM
2. Hàng ngang thứ hai: có 10 chữ cái, Tên của một đoạn trích trong một truyện thơ nổi tiếng được học ở chương trình ngữ văn10 LỜI TIỄN DẶN
3. Hàng ngang thứ ba có 3 chữ cái: sử thi Đăm Săn của dân tộc nào ở Tây Nguyên? Ê ĐÊ
4. Hàng ngang thứ tư có 9 chữ cái, Sauk hi Mị Châu chết xác của nàng biến thành gì? NGỌC THẠCH
5. Hàng ngang thứ năm có 11 chữ cái: Khi chạy đến bờ biển, vua An Dương Vương đã kêu cứu ai? SỨ THANH GIANG
6. Hàng ngang thứ sáu có 4 chữ cái: Một trong hai biểu tượng về tình nghĩa vợ chồng? GỪNG
7. Hàng ngang thứ bảy có 5 chữ cái: Tên một bài thơ của Chế Lan Viên có sử dụng chất liệu văn học dân gian CON CÒ
8. Hàng ngang thứ 8 có 9 chữ cái: tên một loại bánh ă vào này Tết của dân tộc ta BÁNH CHƯNG
9. Hàng ngang thứ 9 chữ cái CÓ 9 : Quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng? QUẢNG NGÃI
10. Hàng ngang thứ 10 có 12 chữ cái: tên một thể loại văn học dân gian kể về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử qua đó thể hiện thái độ của nhân dân ta ? TRUYỀN THUYẾT
11. Hàng ngang thứ 11 5 chữ cái: phần thưởng mà mụ gì ghẻ hứa sẽ cho Tấm và Cám nếu ai bắt được nhiều tôm và tép hơn ? YẾM ĐỎ
HÀNG DỌC: VIÊN NGỌC QUÝ
Đây là đánh giá của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng về vai trò của văn học dân gian
1
V
I
D
Ă
M
2
L
Ơ
I
T
I
Ê
N
D
Ă
N
3
Ê
Đ
Ê
4
N
G
O
C
T
H
A
C
H
5
S
Ư
T
H
A
N
G
G
I
A
N
G
6
G
Ư
N
G
7
C
O
N
C
O
8
B
A
N
H
C
H
Ư
N
G
9
Q
U
A
N
G
N
G
A
I
10
T
R
U
Y
Ê
N
T
H
U
Y
Ê
T
11
Y
Ê
M
Đ
O
III. Thực hành ứng dụng
Giáo án thể nghiệm phương pháp dạy học tích cực
Đọc văn:
LÀNG (Tiết 1)
- Kim Lân -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh nắm được
1. Kiến thức:
- Những nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và trân trọng tình yêu thương, niềm khát khao hạnh phúc của họ
- Hiểu được tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm và giá trị của nó
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và phân tích tình huống truyện trong tác phẩm truyện ngắn hiện đại
3. Thái độ:
- Biết trân trọng những khát khao hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt của con người.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Ngữ văn 9 (tập 2)
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn
C. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, gợi tìm, hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ
? Ở chương trình THCS, em đã được học tác phẩm nào của Kim Lân ? Ấn tượng của em về tác phẩm ấy ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Kim Lân?
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Tên khai sinh của nhà văn Kim Lân là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007).
- Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Đề tài quen thuộc trong sáng tac của ông là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân
- Kim Lân từng phải bươn chải kiếm sống bằng rất nhiều nghề và chính vốn sống phong phú ấy đã tạo cho những sáng tác của ông một sự đằm sâu.
- Nguyên Hồng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với cuộc sống thuần hậu nguyên thủy ở nông thôn.
2. Tác phẩm
- Tiền thân của truyện ngắn “LÀNG” là tiểu truyện ngắn . Được viết thời kì k/c chống pháp . trở thành một tác phẩm xuất sắc, kết tinh tài năng và tâm trí của Kim Lân.
4. Củng cố và hướng dẫn học bài
4.1. Nắm các kiến thức cơ bản
4.2. Hướng dẫn học bài
+ Giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm
C. TỔNG KẾT
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu. Mục tiêu cuối cùng của việc đổi mới chính là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, biến hoạt động nhận thức của người học từ thụ động chuyển sang chủ động và linh hoạt. Chính vì thế, việc áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong quá trình giảng dạy nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy
File đính kèm:
- chyuen de.doc