Hình tượng nhân vật phụ nữ trong một số tiểu thuyết của ma trường nguyên - Đào Thủy Nguyên

Trang bìa phụ i

Mục lục ii

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1. Lí do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4. Mục đích nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Cấu trúc của đề tài 8

PHẦN NỘI DUNG 9

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9

1.1. Những vấn đề lí luận chung 9

1.1.1. Khái niệm nhân vật. 9

1.1.2. Hình tượng nhân vật 10

1.2. Giới thiệu chung về nền văn xuôi dân tộc thiểu số và tác giả Ma Trường Nguyên 12

1.2.1. Giới thiệu chung về nền văn xuôi dân tộc thiểu số 12

1.2.2. Ma Trường Nguyên và sự nghiệp sáng tác của Ma Trường Nguyên 15

Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA MA TRƯỜNG NGUYÊN 21

2.1. Những số phận nhỏ bé, hẩm hiu – nạn nhân của xã hội 22

2.2. Những người phụ nữ đảm đang, tháo vát, giàu lòng vị tha, đức hi sinh 30

2.3. Những người phụ nữ vùng cao với cá tính mạnh mẽ: say mê trong tình yêu, có ý thức bảo vệ nhân phẩm 34

2.4. Những con người giàu nghị lực, không khuất phục trước sóng gió cuộc đời 40

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA TRƯỜNG NGUYÊN 45

3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 45

3.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 51

3.3. Khắc họa nhân vật qua các tình huống thử thách 56

PHẦN KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hình tượng nhân vật phụ nữ trong một số tiểu thuyết của ma trường nguyên - Đào Thủy Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết đi phẩm chất của một người lao động, một người vợ, một người mẹ. Vì muốn làm giàu, Húng bất chấp mọi thứ, không mảy may nghĩ đến con mình, húng trở thành người mẹ mất hết nhân cách, một người vợ hư hỏng, chửi bới, nhiếc móc chồng. Cô trở thành một người phụ nữ lăng loàn, ngoại tình với người đàn ông khác ngay tại nhà mình, thậm chí còn tìm mọi cách đuổi chồng ra khỏi nhà. Trong Gió hoang ta cũng bắt gặp những nạn nhân vừa đáng thương, vừa đáng trách như vậy. Đán cũng là một người mẹ thương con, một người vợ đảm đang, tháo vát. Nhưng có chăng là vì người chồng không yêu cô, mặt khác, cô cũng quá coi trọng đồng tiền, lúc nào cũng tiền tiền và chỉ lo mất tiền nên đã trở thành một con người khó chịu, nhăn nhó, bẳn gắt. Lệ Hà (Bến đời) là một cô gái xinh đẹp, con nhà khá giả, lại đảm đang tháo vát trong việc phụ giúp bố mẹ buôn bán kinh doanh, có nhiều người con trai si mê nhưng cô lại chỉ có cảm tình với Thái. Từ ngày Thái lên đường ra mặt trận, Lệ Hà đã thường xuyên đến thăm và động viên bố mẹ Thái. Từ một cô gái ngoan hiền, do sức hút của đồng tiền, Lệ Hà đã lao vào ăn chơi, trác táng, trở thành một con người đáng sợ, dám làm tất cả chỉ vì tiền. Hà trở nên một người lừa lọc, dối trá, thậm chí cô còn âm mưu với Khóng giết người để chiếm đoạt tài sản. Sức cám dỗ của đồng tiền thật là ghê gớm! Không chỉ là những cám dỗ vật chất mà cả những đè nén vì tập tục lạc hậu cũng làm cho người phụ nữ trở nên trái tính, trái nết. Ở miền núi có tục lệ gọi tên bố mẹ theo tên con, Khút (Mùa hoa hải đường) vì là vợ hai bị tước đi cái quyền đó (do vợ cả không có con) nên càng ngày càng trái tính, trở nên độc ác với mọi người. “Do phận làm lẽ, vợ cả không có con nên bà vợ cả được dân làng gọi là bà Khá. Còn mẹ nó vẫn gọi theo tên tục hoặc bà hai. Chính điều này đã làm bà cay cú, càng sinh ra tính khí lăng loàn.” [9,52] Qua việc xây dựng những nhân vật bị tha hóa trước hoàn cảnh sống, Ma Trường Nguyên không chỉ phản ánh một phần hiện thực của cuộc sống con người miền núi mà còn dóng lên một hồi chuông cảnh báo con người trước sự biến động của đời sống. Quyền tự do cá nhân của con người ngày càng được tôn trọng thì con người ta càng dễ bị trượt sâu vào sai lầm, tội lỗi, nhất là người phụ nữ thường hay chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường. Do đó, mỗi người cần không ngừng đấu tranh với hoàn cảnh để bảo vệ chính bản thân mình, giữ vững được nhân cách và phẩm giá cao quý. Qua đây, ta thấy được quan niệm của Ma Trường Nguyên về mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, thể hiện cái nhìn biện chứng của tác giả. Tuy nhiên, quá trình tha hóa của nhân vật thường không được nhà văn phản ánh, lí giải một cách sâu sắc. Do đó, thường tạo cảm giác khó hiểu cho người đọc, sức thuyết phục chưa cao. Lệ Hà (Bến đời) từ một cô gái ngoan hiền, đảm đang, sống có tình nghĩa đột ngột trở thành một con người đáng sợ khiến người đọc thực sự bất ngờ. Nếu không có chi tiết Lệ Hà nhận ra Thái, có lẽ ai cũng nghĩ rằng đây là một nhân vật mới chứ không phải là cô Lệ Hà ở đầu tác phẩm nữa. Trong tác phẩm không hề có một chi tiết nào lí giải cho sự thay đổi đó của Lệ Hà. Đây chính là một hạn chế của Ma Trường Nguyên trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Như vậy, bằng việc đặt nhân vật trong những tình huống thử thách, nhân vật người phụ nữ hiện lên trong tác phẩm của Ma Trường Nguyên rõ nét, chân thực và sinh động. Kết hợp với các biện pháp xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình và diễn biến nội tâm, việc tạo ra các tình huống thử thách góp phần không nhỏ vào thành công của Ma Trường Nguyên trong việc khắc họa hình tượng nhân vật người phụ nữ. Tiểu kết Ma Trường Nguyên đã khá thành công trong việc khắc họa hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm của mình. Để xây dựng nhân vật, ông đã sử dụng nhiều biện pháp: miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật đã đạt được những thành công nhất định. Ông đã cố gắng đi sâu miêu tả những diễn biến phức tạp trong tâm hồn nhân vật thông qua độc thoại nội tâm và đặt nhân vật vào những tình huoongd thử thách. Với việc vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp để xây dựng nhân vật như vậy, hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm của ông hiện lên khá rõ nét, chân thực và sinh động. Chính điều này đã giúp cho mỗi nhân vật lại để lại một dấu ấn riêng trong lòng độc giả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn tồn tại một số hạn chế. Ngoại hình nhân vật chưa tạo được một dấu ấn đậm nét cũng như trong khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, sự can thiệp của nhà văn còn quá lớn, tính chủ quan cao. Do đó, nhân vật chưa có chiều sâu, chưa có được cá tính riêng nên không thực sự gây được ấn tượng sâu sắc. Mặc dù vậy, những đóng góp của Ma Trường Nguyên cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, văn học dân tộc thiểu số đương đại nói riêng là điều không thể phủ nhận. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ma Trường Nguyên là một nhà văn dân tộc thiểu số có rất nhiều những cố gắng, tìm tòi sáng tạo. Trong quá trình lao động nghệ thuật, Ma Trường Nguyên luôn ý thức rất rõ về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Ông đã mang được hơi thở của cuộc sống miền núi vào văn chương nghệ thuật một cách chân thực, mộc mạc. Như một chú ong thợ cần mẫn, ông miệt mài đi tìm kiếm, phát hiện những giá trị đích thực của đời sống và nghệ thuật rồi đem vào trong tác phẩm văn học để gửi gắm đến mọi người. Trong các sáng tác của ông, người đọc cảm nhận chất dân tộc đậm đà, tình yêu đối với mảnh đất và con người quê hương của tác giả. 2. Trong tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên, ấn tượng sâu đậm và ám ảnh trong tâm trí người đọc đó là hình ảnh những người phụ nữ vùng cao. Họ không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả về tâm hồn. Dù cuộc sống khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu, bị nhiều tập tục, định kiến ràng buộc nhưng ở họ vẫn tỏa sáng những phẩm chất đáng quý. Qua việc xây dựng hình tượng người phụ nữ, tác giả thể hiện tình thương, sự cảm thông sâu sắc với số phận của những người phụ nữ và dường như còn có chút gì đó là sự nể phục, trân trọng đối với những phẩm chất cao quý của họ: đảm đang, tháo vát, giàu lòng vị tha, đức hi sinh Họ tuy nghèo nhưng không hèn, luôn giữ được lòng tự trọng và có ý thức bảo vệ nhân phẩm, càng khó khăn càng cố gắng vươn lên bằng ý chí và nghị lực, không chịu khuất phục trước sóng gió cuộc đời. 3. Ma Trường Nguyên đã có những thành công nhất định trong nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ. Tuy chịu ảnh hưởng rất lớn của lối kể chuyện dân gian, Ma Trường Nguyên thường tả, kể về nhân vật nhiều hơn là để cho nhân vật tự biểu hiện. Ông chú trọng khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình và hành động bên ngoài. Ngoài ra, những diễn biến nội tâm của nhân vật cũng được chú ý khai thác. Ông đã bằng nhiều biện pháp, khi trực tiếp dẫn dắt, lí giải, khi lại để cho nhân vật tự biểu hiện thông qua dáng điệu, cử chỉ, hành động, độc thoại nội tâm, đặc biệt là khả năng vận dụng sáng tạo lời văn nghệ thuật, sự lồng ghép giữa lời trực tiếp và nửa trực tiếp. Tuy nhiên dễ dàng nhận ra rằng nhà văn chưa thâm nhập hoàn toàn vào đối tượng được miêu tả. Do đó, chưa thể đi sâu khám phá những ngóc ngách sâu kín nhất trong cõi lòng nhân vật. Với việc đặt nhân vật vào một chuỗi liên hoàn các tình huống thử thách, nhà văn đã làm cho nhân vật hiện lên trong tác phẩm một cách chân thực và sống động như những con người thật ngoài đời. Tình huống thử thách đã làm cho tính cách nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên và đầy sức thuyết phục. Chứng tỏ nhà văn đã có cái nhìn biện chứng, thấy được mối quan hệ qua lại giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh sống. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu ở một phương diện nhỏ: “Hình tượng nhân vật phụ nữ” trong một số tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên, đề tài của chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả cũng như góp phần khẳng định vị trí của nhà văn Ma Trường Nguyên trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Cũng qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi thấy dường như nhà văn đã thực hiện được điều tâm niệm của mình: “Tôi sống thật như tôi. Tôi tự nhủ không phải viết như thế nào? Mà sống thế nào để viết. Tôi viết để giữ ấm lòng mình, đến với người khác”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Lí Hoài Thu, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 2006. 2. Hồ Thủy Giang, Những kỉ niệm với nhà văn Ma Trường Nguyên, Thái Nguyên, 2009. 3. Vi Hồng, Dòng sông nước mắt, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái, 1993. 4. Vi Hồng, Đất bằng, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, HN, 1980. 5. Bùi Như Lan, Nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết “Mùa hoa hải đường” của nhà văn Ma Trường Nguyên, Thái Nguyên, 2009. 6. Phương Lựu (chủ biên), Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hòa, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 1999. 7. Ma Trường Nguyên, Gió hoang, Nxb Thanh Niên, HN, 1992. 8. Ma Trường Nguyên, Bến đời, Nxb Văn hóa dân tộc, HN, 1995. 9. Ma Trường Nguyên, Mùa hoa hải đường, Nxb Văn hóa dân tộc, HN, 1998. 10. Ma Trường Nguyên, Viết, sự lao động đam mê và cực nhọc, Thái Nguyên, 2009. 11. Ma Trường Nguyên, Hiện đại mà dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, 2011. 12. Ma Trường Nguyên, Dòng suối tuổi thơ tôi, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên, 2004. 13. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2009. 14. Trần Văn Tác, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Gió hoang”, “Bến đời” của Ma Trường Nguyên, Thái Nguyên, 2009. 15. Lâm Tiến, Ma Trường Nguyên – Nhà văn, nhà thơ tình xứ mây, Thái Nguyên, 2009. 16. Vũ Đình Toàn, Bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết Ma Trường Nguyên, Thái Nguyên, 2009. 17. Inrasara, Văn học của người dân tộc thiểu số vẫn còn nằm bên lề, báo Đà Nẵng cuối tuần, 13/09/2009. 18. Văn học dân tộc thiểu số vừa đi vừa ngủ, báo Người lao động – 07/04/2006. 19. Nhiều tác giả, Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội nhà văn, 1997. 20. Nhiều tác giả, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1998. 21. Nhiều tác giả, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa dân tộc, HN, 1997. 22. Nhiều tác giả, Tổng hợp văn xuôi dân tộc và miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, HN, 2000.

File đính kèm:

  • docHinh tuong nhan vat phu nu trong mot so tieu thuyet cua Ma Truong Nguyen.doc
Giáo án liên quan