Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m với nam học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước

“Đảng và nhà Nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu Giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong đó Đức – Trí – Thể – Mỹ được coi là vấn đề quan trọng nhằm Giáo dục, hình thành nhân cách học sinh, sinh viên – những người chủ nhân tương lai của đất nước, có phẩm chất cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về thinh thần, trong sáng về đạo đức” (Nghị quyết TW4 khóa VII).

Trong văn kiện Đại hội Đảng khóa VII có nêu rõ “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21” và khẳng định “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các nghành, các đoàn thể”.

 

doc45 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m với nam học sinh lớp 8 trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. * Nhóm thực nghiệm: Được chúng tôi chọn ngẫu nhiên gồm 50 em nam học sinh lớp 8, thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết, nội dung tập luyện sức mạnh do chúng tôi biên soạn, dựa theo các bài tập nâng cao sức mạnh cơ chân đã được xác định ở mục (3.2.3), và được thực hiện vào 20 phút đầu mỗi buổi tập. * Nhóm đối chứng: Gồm 50 em nam học sinh lớp 8, thời gian luyện tập mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết, nhóm này cũng được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên, thời gian tập luyện giống nhóm thực nghiệm, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết, nội dung tập luyện theo chương trình hiện hữu của nhà trường vào đầu buổi tập cũng giành 20 phút để tập phát triển sức mạnh tốc độ. - Lực lượng tổ chức hướng dẫn quá trình thực nghiệm là các giáo viên dạy thể dục của trường. Sau khi tập huấn và thống nhất kế hoạch thực nghiệm. - Thời gian tổ chức thực nghiệm là 16 tuần: * Được tiến hành từ 15/09/2007 đến 25/01/2007 (học kỳ I). - Địa điểm thực nghiệm và kiểm tra: Trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước. Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm tra các đối tượng tham gia thực nghiệm 2 lần vào các thời điểm: - Trước thực nghiệm. - Sau thực nghiệm tiến hành được 16 tuần. Cách thức tiến hành kiểm tra, chấm điểm kỹ thuật, công nhận thành tích giữa hai nhóm là như nhau. Các chỉ tiêu kiểm tra ở nhóm thực nghiệm là những test được nghiên cứu để đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m của nam học sinh. Đó là các test đã được xác định ở mục (3.1.2). sau đây, là kết quả thu được của quá trình kiểm tra. Bảng 3.3: Đánh giá thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, trước khi tiến hành thực nghiệm: * Thành tích nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm: Test kiểm tra Kết quả kiểm tra ttính tbảng p Nhóm đối chứng n = 50 Vc ε Chạy 30m tốc độ cao (giây) 4.60 0.25 5.36 0.015 0.035 3.512 2.009 > 0,05 Bật xa tại chỗ (cm) 1.94 0.10 4.95 0.014 0.014 8.295 2.009 > 0,05 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 9.41 0.46 4.93 0.014 0.066 0.569 2.009 > 0,05 * Thành tích nhóm thực nghiệm trước khi thực nghiệm: Test kiểm tra Kết quả kiểm tra ttính tbảng p Nhóm thực nghiệm n = 50 Vc ε Chạy 30m tốc độ cao (giây) 4.43 0.24 5.48 0.016 0.034 3.512 2.009 > 0,05 Bật xa tại chỗ (cm) 1.68 0.20 12.01 0.034 0.029 8.295 2.009 > 0,05 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 9.46 0.37 3.92 0.011 0.052 0.569 2.009 > 0,05 Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của nhóm đối chứng và thực nghiệm để đánh giá sức mạnh tốc độ của cả hai nhóm kết quả được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê, để so sánh kết quả kiểm tra ban đầu của hai nhóm được thể hiện qua bảng 3.3. Từ kết quả lập test trước thực nghiệm của hai nhóm được giới thiệu ở bảng 3.3 có thể nhận xét sơ bộ như sau: Ở chỉ tiêu chạy 30m tốc độ cao, chạy 60m xuất phát thấp tuy có cao hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên, xét theo chỉ số t – student thì kết quả trên giữa hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể (P > 0,05). Từ kết quả thu được ở bảng 3 có thể nhận xét: Trước khi tiến hành thực nghiệm trình độ sức mạnh tốc độ thông qua 3 chỉ tiêu khảo sát (bao gồm thành tích chạy 60m) ở 2 nhóm không có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt giữa hai nhóm ở các chỉ tiêu đánh giá chỉ là ngẫu nhiên ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác trình độ ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng về cơ bản là ngang bằng nhau, đảm bảo độ tin cậy cần thiết để tiến hành thực nghiệm. Biểu đồ 1: Thành tích kiểm tra các test của hai nhĩm trước thực nghiệm Bảng 3.4: Thành tích tập luyện giữa hai nhóm sau 16 tuần tiến hành thực nghiệm sư phạm: * Thành tích nhóm đối chứng sau 16 tuần tập luyện: Test kiểm tra Kết quả kiểm tra ttính tbảng p Nhóm đối chứng n = 50 Vc ε W Chạy 30m tốc độ cao (giây) 4.28 0.20 4.58 0.013 0.028 -7.12 3.690 2.009 < 0,05 Bật xa tại chỗ (cm) 2.06 0.12 5.84 0.017 0.017 6.03 4.468 2.009 < 0,05 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 9.22 0.45 4.83 0.014 0.063 -2.06 2.627 2.009 < 0,05 * Thành tích nhóm thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm: Test kiểm tra Kết quả kiểm tra ttính tbảng p Nhóm thực nghiệm n = 50 Vc ε W Chạy 30m tốc độ cao (giây) 4.14 0.20 4.76 0.014 0.028 -6.75 3.690 2.009 < 0,05 Bật xa tại chỗ (cm) 1.97 0.09 4.72 0.013 0.013 15.73 4.468 2.009 < 0,05 Chạy 60m xuất phát thấp (s) 9.02 0.30 3.29 0.009 0.042 -4.75 2.627 2.009 < 0,05 Sau 16 tuần tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trình độ phát triển sức mạnh tốc độ và thành tích chạy 60m của hai nhóm. Kết quả kiểm tra sau 16 tuần tập luyện của 2 nhóm tham gia thực nghiệm được giới thiệu ở bảng 3.4. Kết quả thu được từ bảng 3.4 cho thấy: Sau 16 tuần thực nghiệm cả 2 chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tốc độ cũng như thành tích chạy 60m ở nhóm thực nghiệm đều có kết quả tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng với ngưỡng xác suất từ P tbảng 2.009 với P tbảng = 2.009 với P tbảng 2.009 với P < 0.05 Biểu đồ 2: Thành tích của hai nhĩm sau thực nghiệm Bảng 3.5: Đánh giá chỉ số nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (W%): TT Tên chỉ tiêu NHÓM THỰC NGHIỆM NHÓM ĐỐI CHỨNG 1 Chạy 30m tốc độ cao (giây) -6.75 -7.12 3 Bật xa tại chỗ (cm) 15.73 6.03 2 Chạy 60m xuất phát thấp (s) -4.75 -2.06 27.23% 15.21% * Chỉ số nhịp tăng trưởng: Xét về nhịp độ tăng trưởng của sức mạnh tốc độ được biểu diễn ở bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt rất rõ rệt giữa 2 nhóm. Cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng trưởng thành tích sau 16 tuần thực nghiệm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng thành tích ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng ở cả 3 chỉ tiêu quan sát, cũng như ở tổng mức tăng trưởng. Tổng nhịp độ tăng trưởng sau 16 tuần tập luyện của nhóm thực nghiệm là W% = 27.23% và của nhóm đối chứng với W% = 15.21% Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng, việc áp dụng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vào tập luyện ở đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao thành tích ở nội dung chạy 60m đã phản ánh tính hiệu quả rõ rệt. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Thông qua kết quả nghiên cứu đã được phân tích, cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: 1.1. Thông qua các bước nghiên cứu đề tài bước đầu xác định được 2 test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m của nam học sinh lớp 8 Trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước. 1.2. Đề tài đã lựa chọn được 8 bài tập để giảng dạy và huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m cho nam học sinh lớp 8, gồm các bài tập sau: 1. Bật 3 bước không đà. 2. Chạy 30m xuất phát cao. 3. Chạy 30m tốc độ cao. 4. Chạy 60m xuất phát cao. 5. Bật xa tại chỗ. 6. Chạy đạp sau 3 x 20m. 7. Chạy nâng cao đùi 10s. 8. Tại chỗ bật xa 3 bước. 1.3. Đề tài đã chọn được 2 test dùng để kiểm tra sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m cho nam học sinh lớp 8 là: 1. Chạy 30m tốc độ cao. 2. Bật xa tại chỗ. 2. KIẾN NGHỊ: 2.1. Đề nghị ban giám hiệu và tổ trưởng bộ môn thể dục cho phép áp dụng 2 test chúng tôi nghiên cứu trong đề tài để đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m cho đối tượng là nam học sinh lớp 8 Trường THCS Minh Thành – huyện Chơn Thành – tỉnh Bình Phước. 2.2. Có thể ứng dụng 8 bài tập đã được đề xuất trong đề tài để phát triển sức mạnh tốc độ cho nội dung chạy 60m cho đối tượng là nam học sinh với điều kiện xây dựng kế hoạch tập luyện cụ thể. 2.3. Cần tiếp tục nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 60m cho đối tượng là nữ học sinh ở các độ tuổi khác nhau, cũng như nghiên cứu ở các tố chất thể lực khác, để từ đó hình thành một hệ thống các bài tập hoàn thiện có thể phát triển toàn diện và có hiệu quả trình độ cho nam _ nữ học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Toán: Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên NXB TDTT, Hà Nội, 1998 Quang Hưng: Bài tập chuyên môn trong điền kinh, NXB TDTT, Hà Nội, 2004 Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn: Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, 2002. Lê Bửu – Dương Nghiệp Chí – Nguyễn Hiệp: Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, sở TDTT TP.HCM, 1983 Dương Nghiệp Chí: Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội, 1991 Phạm Minh Hạc: Tâm lý học, NXB giáo dục, 1997 Trịnh Trung Hiếu: Phương pháp giảng dạy thể thao trong nhà trường, NXB TDTT, Hà Nội, 1994 Đỗ Vĩnh: Tâm lý học thể thao. Đề cương bài giảng cho các lớp cao học, 2002 Huỳnh Trọng Khải: Giáo trình lý thuyết nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy cho các lớp đại học chuyên tu, 2006 Lê Quý Phượng – Đặng Quốc Bảo: Cơ sở y sinh học của tập luyện TDTT vì sức khỏe, NXB TDTT, Hà Nội, 2002.

File đính kèm:

  • docSKKN mon TD.doc
Giáo án liên quan