Sáng kiến kinh nghiệm: Tác dụng của việc ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh THCS - Năm học 2010-2011 - Vũ Văn Hoan

“Chiến lược phát triển con người” là một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước thì con người luôn là vị trí trung tâm, là nhân tố tăng trưởng kinh tế với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng và nhà nước đang tạo mọi điều kiện cho các ngành khoa học phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội được chú trọng trong đó có lĩnh vực TDTT.

Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu đã nói lên mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ mới, việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng. Do đó một trong những nhiệm vụ của nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh ,phát triển cân đối về thể chất và tinh thần.

Trong nhà trường THCS thì giáo dục thể chất nhằm bồi dưỡng và tăng cường thể chất cho học sinh ,đó là một quá trình giáo dục, giáo dưỡng rất công phu. Muốn quyết tâm ấy đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiến hành đánh giá đúng sự phát triển qua từng giai đọan. Từ đó tìm ra các giải pháp tốt nhằm cải tiến nội dung, chương trình giáo dục thể chất trong trường học, lựa chọn các biện pháp thích hợp nâng cao thể chất cho học sinh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tác dụng của việc ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh THCS - Năm học 2010-2011 - Vũ Văn Hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CSPhßng Gi¸o dơc & ®µo t¹o Th¸i Thơy Tr­êng THCS Th¸i Thđy ------------— & —------------ Đề tài: TÁC DỤNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH THCS Giáo viên : Vị V¨n Hoan Năm học :2010 -2011 “TÁC DỤNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH THCS” 1.ĐẶT VẤN ĐỀ : “Chiến lược phát triển con người” là một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước thì con người luôn là vị trí trung tâm, là nhân tố tăng trưởng kinh tế với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đảng và nhà nước đang tạo mọi điều kiện cho các ngành khoa học phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội được chú trọng trong đó có lĩnh vực TDTT. Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu đã nói lên mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ mới, việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng. Do đó một trong những nhiệm vụ của nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh ,phát triển cân đối về thể chất và tinh thần. Trong nhà trường THCS thì giáo dục thể chất nhằm bồi dưỡng và tăng cường thể chất cho học sinh ,đó là một quá trình giáo dục, giáo dưỡng rất công phu. Muốn quyết tâm ấy đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiến hành đánh giá đúng sự phát triển qua từng giai đọan. Từ đó tìm ra các giải pháp tốt nhằm cải tiến nội dung, chương trình giáo dục thể chất trong trường học, lựa chọn các biện pháp thích hợp nâng cao thể chất cho học sinh. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên tôi đã lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh THCS với mong muốn tăng cường thể chất cho học sinh để các em có thể vững bước trên con đường học tập. 2.CÁC BIỆN PHÁP –PHƯƠNG PHÁP a.Các biện pháp : µ Xác định được bài kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ ở 113 học sinh trường THCS Thái Thủy Cho học sinh chạy cự ly 60m trên địa hình tự nhiên sân nhà trường . Dùng phương pháp y sinh để bắt mạch từng em sau khi chạy cự ly 60m . Sau khi lấy được kết quả của hai nội dung trên ta đánh giá được thực trạng sức mạnh tốc độ chung của các em học sinh ở trường còn thấp so với các trường khác trong địa bàn huyện Thái Thụy µ Bảng kết quả đánh giá nội dung chạy 60m trước khi áp dụng các bài tập trò chơi vận động . - Biểu đồ hiển thị kết quả thu được trước khi áp dụng các bài tập trò chơi vận động. µBảng kết quả đánh giá đo huyết áp trước khi áp dụng các bài tập. Mức độ Tốt Chưa tốt Số Lượng 48 65 % 42.5 57.5 Xuất phát từ những kết quả thu được trên tôi đã lựa chọn và ứng dụng một số bài tập trò chơi vận động ảnh hưởng đến sức mạnh tốc độ của học sinh trường THCS Thái Thủy đã được tôi lựa chọn trong quá trình công tác giảng dạy, cũng như thông qua các phiếu thăm dò ý kiến các giáo viên Thể Dục trong địa bàn huyện Các bài tập trò chơi vận động được đưa vào cuối buổi học . Các bài tập được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi và từng nội dung giảng dạy . µ Các bài tập trò chơi vận động 1. Cõng bạn vượt suối tiếp sức 2. Trồng cây nhớ Bác 3. Chạy cây thông tiếp sức Trong quá trình tập các bài tập này sẽ giúp tăng được tần số bước chân, các em trở nên nhanh nhẹn hơn, sức nhanh của các em được cải thiện đáng kể đồng thời huyết áp các em cũng ổn định hơn, chỉ còn rất ít trường hợp là huyết áp chưa tốt. Sau một năm áp dụng các bài tập trò chơi vận động, kết quả thu được rất khả quan. Thể lực các em được cải thiện rõ rệt thông qua việc bảng so sánh đánh giá kết quả . µ Bảng đánh giá kết quả chạy 60m sau khi áp dụng bài tập trò chơi vận động. µ Bảng đánh giá kết quả đo huyết áp sau khi áp dụng các bài tập trò chơi vận động . Mức độ Tốt Chưa tốt Số Lượng 131 9 % 93.6 6.4 µ Với bảng đánh giá này so với thực trạng đầu năm của trường thì đã có sự tiến bộ. Điều này cho thấy việc đưa phương pháp vào dạy trong môn thể dục đặc biệt là các bài tập trò chơi vận động nhằm tăng sức cường sức mạnh tốc độ trong tường THCS đã được giáo viên quan tâm và có sự đầu tư rèn luyện. b. Phương pháp : Tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây khi giải quyết các nhiệm trên: µ Phương pháp phỏng vấn : - Thăm dò ý kiến từ giáo viên – Huấn luyện viên thể dục thể thao để từ đó lựa chọn ra những bài tập trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi, sở thích của các em để các em có thể chơi hết sức trong khi chơi và tập luyện. µ Phương pháp kiểm tra sư phạm : - Để kiểm tra đánh giá sự tăng trưởng sức nhanh của học sinh. µ Phương pháp thực nghiệm sư phạm : - Nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các bài tập trò chơi vận động nhằm tăng sức mạnh tốc độ. 3. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP Một năm áp dụng với mô hình mới này, trường THCS Thái Thủy đã thu được một số kết quả khả quan như sau: - Học sinh đều tham gia tốt trong các bài tập trò chơi vận động. - Tạo được sự hưng phấn, khêu gợi được tính tích cực và tự giác của học sinh trong luyện tập. - Tạo sân chơi và cảm giác thích thú khi đến với bộ môn thể dục đặc biệt là những bài tăng cường sức nhanh, mạnh rộc độ cho các em . - Quan trọng nhất là sức khỏe của các em ngày càng tiến bộ rõ rệt. 4. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Nội dung tăng cường sức mạnh tốc độ trong phân môn Thể dục người giáo viên cần phải quan tâm đến hệ thống hóa kiến thức vừa phải với từng đối tượng, để học sinh dần thích nghi với cuộc sống và trí nhớ tiếp thu bài tốt Tất cả các trường THCS đều có thể thực hiện tốt phương pháp này vì không cần sân bãi rộng Phương pháp mới thực tế, gần gũi với học sinh thông qua các trò chơi dân gian . 5. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ - Qua dạy thực nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên và học sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp áp dụng các bài tập trò chơi vận động để tăng cường sức mạnh tốc độ cho học sinh trong giờ thể dục, đặc biệt là học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng .Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt ,có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên cần có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Tăng cường vận trong giờ học theo đúng chủ trương đổi mới môn học thể dục của Bộ GD-ĐT. Góp phần hình thành nhân cách và giáo dục các phẩm chất đạo đức của học sinh,tinh thần, tác phong nhanh nhẹn, tính kỹ luật và tập thể µ KIẾN NGHỊ: Để chất lượng đạt được như mong mong muốn, theo tôi người giáo viên phải tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức, cũng như phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm người giáo viên còn cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu, kiên trì không nôn nóng và tạo sự gần gũi với học sinh để ngày một dạy tốt hơn. Thái Thụy, ngày 24 tháng 3 năm 2010. Người viết Vũ Văn Hoan

File đính kèm:

  • docSKKN thi cap Tinh.doc
Giáo án liên quan