Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp nâng cao chất lượng học môn nhảy xa cho học sinh trường thpt Yên Thuỷ B

Các môn nhảy cùng với đi bộ, chạy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người. Những hoạt động này ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Từ những hoạt động với mục đích di chuyển, tìm kiếm thức ăn, tự vệ . . . dần dần hình thành các trò chơi vận động, các bài tập rèn luyện, tiến tới tổ chức các cuộc thi đấu và được mọi người tham gia hưởng ứng tập luyện.

Nhảy xa cũng được bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Cách đây hơn 2000 năm về trước đã có thi đấu nhảy xa. Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động chạy, nhảy, ném, đẩy. Suốt trong những năm dài đô hộ, điền kinh và các môn thể thao khác trong đó có nhảy xa hầu như không phát triển hoặc rất yếu ớt. Chỉ từ khi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất, thì các môn thể thao trong đó có môn điền kinh mới được phát triển mạnh mẽ. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trong nhà trường. Phong trào tập luyện và thi đấu các môn điền kinh ngày một gia tăng và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trên trường quốc tế cũng như khu vực, trong đó có môn nhảy xa, tuy nhiên thành tích của nước ta mới ở mức còn hạn chế. Tương lai và vận hội đang ở phía trước.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp nâng cao chất lượng học môn nhảy xa cho học sinh trường thpt Yên Thuỷ B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chia lớp thành nhiều tổ nhóm để tập luyện, tận dụng hết diện tích của hố cát, nhảy đồng loạt để tăng mật độ động mà không nên hạn chế vị trí giậm chỉ là ván. Không nên cho học sinh tập thường xuyên giậm trên ván giậm, vì dễ làm đau cổ chân giậm và làm ảnh hưởng đến đà. Đặc điểm của học sinh phổ thông là ưa vận động quá trình hưng phấn cao hơn ức chế. Các em rất thích tập luyện song cũng dễ chán nản, vì thế giáo viên cần động viên, nhắc nhở kịp thời. Muốn giúp các em nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật, làm quen với những cảm giác vận động nhất định, cần thiết cho học sinh thực hiện các bài tập dẫn dắt và chuẩn bị. Tuỳ theo điều kiện và kế hoạch cụ thể, giáo viên có thể ứng dụng một số bài tập để giảng dạy môn nhảy xa như: Các bài tập bổ trợ, trò chơi và phát triển thể lực khi học kỹ thuật nhảy xa. Chuẩn bị kỹ giáo án khi lên lớp: Giáo án cần được giáo viên soạn giảng kỹ càng trước khi lên lớp theo phân phối chương trình do bộ giáo dục quy định cần hình thành rõ được các nội dung, tiến trình lên lớp, phương pháp giảng dạy, cách tổ chức lớp. Trong giáo án cũng cần thể hiện được tuần tự các bài tập bổ trợ, các trò chơi sẽ sử dụng đan xen giữa những phần cứng sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học đồng thời gây hứng thú cho các em học sinh. Chuẩn bị tốt sân bãi và các phương tiện đồ dùng dạy học. ở đây cần phân biệt rõ những gì giáo viên cần chuẩn bị, những gì học sinh cần chuẩn bị và những gì giáo viên cùng chuẩn bị với học sinh. Bên cạnh đó phải biết những gì cần chuẩn bị trước hay sau. Cần đưa học sinh vào nề nếp với tác phong quân sự hoá. Điều này cần có những quy ước về kỷ luật tập luyện và rèn cho các em học sinh ngay từ tiết đầu tiên. Chọn và bồi dưỡng cán sự: Muốn cán sự hoạt động có hiệu quả người giáo viên cần dành thời gian bồi dưỡng cho các em về cách quản lý điều hành lớp và chuyên môn TDTT có thể các em này sẽ làm mẫu thay cho giáo viên khi cần thiết. Tổ chức một giờ học tốt: Sao cho giảm thời gian vô ích đến mức tối đa, tăng thời gian có ích và mật độ động cho lớp học sao cho hợp lý. Khi tập luyện nội dung nhảy xa muốn có hiệu quả thì cường độ vận động phải tối đa, và quãng nghỉ phải đầy đủ nên đòi hỏi người giáo viên phải hết sức chú ý. Khi học nội dung nhảy xa giáo viên cần đưa những nội dung này lên trước ngay sau phần khởi động, và trước các nội dung khác, lúc này học sinh đang ở trạng thái hưng phấn cao và sung sức nhất. Một điều cần chú ý là phải khởi động thật kỹ càng trước khi thực hiện các bài tập nhảy xa. Khi giảng giải kỹ thuật động tác lời giảng cần ngắn gọn khúc triết, dễ hiểu, cần sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, tránh giảng giải rườm rà giúp cho học sinh dễ hiểu; dễ nhớ. Bên cạnh đó thường xuyên sửa chữa động tác sai cho các em, vì trong nhảy xa đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác thì hiệu quả mới được phát huy, cần áp dụng cả sửa chữa chung và cá biệt. Tuyệt đối bảo đảm an toàn cho các em, thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở các em về tính kỷ luật, bảo đảm an toàn khi tập luyện. Cần sử dụng nhiều hình thức bài tập dưới dạng trò chơi, và các phương pháp tập luyện vòng tròn để tạo hưng phấn cho học sinh. Cần sử dụng các tín hiệu để điều khiển tần số các bước chạy như : còi, tiếng vỗ tay... để kích thích học sinh tăng nhịp điệu vận động. Hướng dẫn học sinh các bài tập ở nhà, cách tự tập luyện ngoài giờ để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật chạy ngắn và nâng cao sức khoẻ. Việc hướng dẫn cho học sinh tự học, tự tập nhảy xa rất phong phú, đa dạng vì chạy, nhảy là những hoạt động rất cơ bản thường ngày của các em. Hướng dẫn cho học sinh tự học phải căn cứ vào nội dung đã dạy trong giờ, phong trào tập luyện ở địa phương, trình độ thể lực của từng đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất cho phép. Có thể nói đây là một công việc rất khó, đòi hỏi giáo viên cần nắm vững thực tiễn, có sự sáng tạo để có những bài tập đơn giản phù hợp với hoàn cảnh của học sinh mà lại hấp dẫn các em. Các hình thức sử dụng như: Giao bài về nhà bằng lý thuyết với các câu hỏi. Có thể giao bằng cách sưu tầm tranh ảnh, hay tự vẽ có liên quan đến nhảy xa. Bên cạnh đó ra bài tập thực hành như ( các bài tập bổ trợ, kỹ thuật xuất phát, kỹ thuật bước chạy, ... ). Lưu ý các em khi thực hiên các bài tập về nhà nhất thiết phải khởi động kỹ càng trước khi tập. Dọn vệ sinh khu tập để bảo đảm an toàn, và phải tập thường xuyên nhưng không được tập quá sức hay tập ngay sau khi ăn no. Khi giao bài về nhà rồi thì giáo viên cần có các biện pháp để kiểm tra. Trước khi giao các bài tập giáo viên cần kiểm tra và ghi lại kết quả đạt được lần 1, sau đó kiểm tra lại lần 2 sau khi đã tập một thời gian, rồi đối chiếu thành tích 2 đợt đó với nhau. Từ đó có thể đánh giá khả năng tự tập luyện của các em đạt được như thế nào. C/ kết quả thực hiện. Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Một vài phương pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn nhảy xa cho học sinh trường THPT Yên Thuỷ B” tôi thấy rằng có những vấn đề cần giải quyết như sau: 1/ Chất lượng giờ học TDTT trong trường THPT Yên Thuỷ B còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Với cơ sở vật chất, dụng cụ, sân tập còn thiếu thốn nhiều mặt, nội dung phương pháp giảng dạy chưa đa dạng phong phú, chưa lôi cuốn học sinh hứng khởi để học tập bộ môn. Bên cạnh đó còn có nhiều học sinh và cả phụ huynh của các em chưa hiểu biết về bộ môn TDTT. 2/ Thực trạng thể lực của học sinh còn nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, nhất là về các tố chất thể lực. Nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của bộ môn nhảy xa. 3/ Qua quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn được một số bài tập có tác dụng tốt, ít nhiều để hạn để khắc phục những nhược điểm nêu trên. Mục đích học sinh ở trường tôi phát triển thể lực, kỹ thuật động tác tốt, tiến kịp với các vùng lân cận. 4/ Qua thực tiễn giảng dạy, áp dụng các phương pháp để rèn luyện các tố chất thể lực và môn nhảy xa tôi thấy rằng về chất lượng, kết quả học tập của các em có tiến bộ hơn rõ rệt. Các em có niềm say mê, tự giác tập luyện với bộ môn thể dục nói chung và môn nhảy xa nói riêng. Qua đó các em thấy được tầm quan trọng của bộ môn và phấn đấu hơn nữa để nâng cao thành tích. Thông qua kiểm tra chất lượng học sinh trong 3 năm học qua tôi thấy kết quả học tập của bộ môn nhảy xa ở các lớp do tôi phụ trách giảng dạy đạt được như sau: Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém 2007 - 2008 17.0% 41.6% 41.4% 0.0% 2008 - 2009 19.0% 45.0% 35.0% 0.0% 2009 - 2010 20.4% 50.2% 29.4% 0.0% D/ bài học kinh nghiệm. Qua công tác giảng dạy môn Thể dục ở Trường THPT Yên Thuỷ B - Yên Thuỷ - Hoà Bình trong mấy năm học gần đây đã có nhiều tiến bộ đáng kể, số lượng giáo viên phụ trách bộ môn thể dục đầy đủ. Nhưng qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy tôi thấy rằng: 1/ Học sinh học tại Trường THPT Yên Thuỷ B đa số các em là con em người dân tộc Mường có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp chiếm tỷ lệ rất cao, điều kiện đi lại của các em khi đến lớp thì xa và khó khăn dẫn tới chất lượng giảng dạy bộ môn TDTT chưa được tốt. Bên cạnh đó về nhận thức và tiếp thu kỹ thuật động tác của các em so với các em học sinh ở những vùng khác là yếu hơn rất nhiều. 2/ Về các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền của các em là rất tốt, nhưng về tố chất nhanh và khéo léo cũng như việc thực hiện động tác kỹ thuật của các môn thể dục nói chung và của môn nhảy xa nói riêng ở các em thì còn rất hạn chế. Phát triển toàn diện về thể chất cho các em học sinh là rất quan trọng cho việc học tập, cũng như trong thực tế của cuộc sống hàng ngày, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chính về vấn đề đó chúng tôi suy nghĩ để tìm ra hệ thống những bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực có hiệu quả, và nâng cao chất lượng bộ môn nhảy xa dành cho các em trong Trường THPT Yên Thuỷ B là vấn đề quan trọng và hết sức cấp thiết. Với mục đích của đề tài này của tôi đã lựa chọn những bài tập phát triển nâng cao của bộ môn nhảy xa cho các em học sinh trong nhà trường. Tôi đã tham khảo những bài tập phát triển của bộ môn, cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn TDTT có kinh nghiệm ở các trường khác. Những bài tập này tôi lựa chọn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và thực trạng của các em học sinh trong nhà trường. 3/ Bên cạnh đó khi dạy học, người thầy giáo phải luôn tìm tòi, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hôp với bài học và từng đối tượng học sinh của từng lớp. Đặc biệt giáo viên cần học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm về chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu những môn khoa học khác có liên quan đến môn học để liên hệ với tiết dạy của mình. Từ đó mới lôi kéo học sinh hứng thú học tập, tích cực tập luyện môn nhảy xa nói riêng và bộ môn thể dục nói chung. 4/ Cần lắng nghe những ý kiến học sinh, phát huy tối đa sự chủ động của các em trong khi tập luyện, khuyến khích kịp thời những em tự giác, tích cực tập luyện, có thái độ nghiêm túc trong học tập. 5/ Giáo viên giảng dạy cần có nhiệt huyết với nghề nghiệp, có lòng yêu mến học sinh, luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Đè tài: “Một vài phương pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn nhảy xa cho học sinh trường THPT Yên Thuỷ B”, đã khắc phục phần nào những khó khăn khi giảng dạy bộ môn này. Giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng, và ứng dụng thực tiễn của nó đối với các bộ môn thể dục thể thao khác, từ đó các em có thái độ tự giác tập luyện, cải thiện về tác phong nhanh nhẹn, có tính kỷ luật cao, có sức khoẻ tốt và góp một phần nhỏ vào quá trình hình thành nhân cách của các em học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng môn nhảy xa nói riêng, và góp phần rèn luyện các tố chất thể lực cho các em học sinh. Tuy nhiên đây chưa phải là những biện pháp tối ưu, nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân mình để giúp các em học sinh nâng cao hơn về chất lượng của môn nhảy xa. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp để tôi được tiến bộ hơn nữa, góp chút sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Yên Thuỷ, ngày 12 tháng 5 năm 2010 Người viết Nguyễn Văn Đại

File đính kèm:

  • docSKTDUC.doc
Giáo án liên quan