Sáng kiến kinh nghiệm: Từ thực tế ở Trường pt vùng cao Việt bắc góp thêm ý kiến về việc giảng dạy bài thơ chứ hán “Độc tiểu thanh ký” của Nguyễn Du - Lưu Hồng Dung

Hiện nay vẫn tồn tại khá nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Có người cho rằng Nguyễn Du làm bài thơ này khi ông ở quê nhà nhân đọc truyện Tiểu Thanh. Có ý kiến cho là đây là bài thơ trong tập thơ chữ Hán “Bắc hành tạp lục”- tức là thời gian Nguyễn Du đi sứ tại Trung Quốc. Trong sách giáo viên đã hướng dẫn “Độc Tiểu Thanh ký” nằm trong tập thơ chữ Hán “Thanh Hiên thi tập” viết vào những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn, chứ không phải viết khi ông đi sứ Trung Quốc. (Đa số giáo viên khi giảng tác phẩm đã thống nhất theo ý kiến này). Song, vấn đề xuất xứ tác phẩm còn phải có thêm thời gian và tư liệu mới có thể làm sáng tỏ được.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Từ thực tế ở Trường pt vùng cao Việt bắc góp thêm ý kiến về việc giảng dạy bài thơ chứ hán “Độc tiểu thanh ký” của Nguyễn Du - Lưu Hồng Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.... - Học sinh tiếp thu thụ động bài giảng của thầy cô. - Chính vì không hiểu rõ nghĩa của từ, lại cộng với bản tính nhút nhát, ngại giao tiếp nên các em không mạnh dạn phát biểu, thảo luận giờ học không sinh động . - Học sinh dân tộc thiểu số quen với kiểu tư duy trực quan sinh động cho nên khi tìm hiểu tác phẩm “Độc Tiểu Thanh ký” với các đặc trưng của thể loại thơ thất ngôn bát cú Đường luật : hàm súc, cô đọng, ý tại ngôn ngoại, nói ít phải hiểu nhiều, học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng phong phú, cùng vốn sống linh hoạt thì mới có thể cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài thơ ... vì thế các em thực sự thấy khó khăn. Có thể nói các em đã gặp “hàng rào ngôn ngữ” gấp đôi so với học sinh phổ thông trung học người kinh, miền xuôi. - Khảo sát 4o bài viết của học sinh lớp 10A4 thì thấy 20 bài làm tỏ ra nắm đợc nội dung cơ bản của tác phẩm (hai mạch cảm hứng: cảm thương cho số phận cô Tiểu Thanh và Nguyễn Du thương cho chính mình ), các em cứ thế diễn tả nôm na theo hai mạch cảm hứng đó. 9 bài các em sao chép tài liệu một cách trung thành... đại đa số các em khi phân tích không so sánh giữa nguyên tác với bản dịch ( một thao tác vô cùng quan trọng khi học những bài thơ chữ Hán), nhiều em đặt cả lối tư duy hiện đại vào việc khai thác hình tượng thơ cổ: - Ví dụ: “ Nguyễn Du như không tin vào mắt mình nữa, trước mắt ông chỉ là một cái gò hoang vắng, xơ xác, ít ai có thể ngờ được nơi đây đã từng là một địa danh nổi tiếng” (H.T.K) - Nhiêù em nhầm lẫn Tây Hồ ở Chiết Giang (Trung Quốc) là Hồ Tây tại Việt Nam. Có em thì nhớ lẫn lộn thơ nguyên tác với thơ dịch . - Ví dụ: Son phấn (dịch thơ) hữu thần liên tử hậu (Nguyên tác) - Nhiều bài viết của học sinh suy diễn lung tung, tuỳ tiện theo ý chủ quan. - Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi yêu cầu phân tích khái quát nội dung lại không diễn đạt được rõ ràng, gẫy gọn. - Học sinh ở một số lớp học khác nhau có cách hiểu khác nhau về 2 câu cuối của bài thơ này (vì các em rập khuôn theo cách hiểu chủ quan của giáo viên). Nếu giáo viên nào hiểu và giảng cho học sinh cho con số 300 năm là tính khoảng thời gian từ khi Tiểu Thanh mất đến khi Nguyễn Du viết bài thơ này khóc nàng, thì học sinh sẽ lập lại y như vậy. Nếu giáo viên nào đưa các tư liệu và khẳng định “300 năm lẻ” là con số còn nhiều nghi vấn thì học sinh cũng hiểu cách hiểu đó. Cho nên khi khảo sát bài viết của các học sinh ở ba lớp 10A2; 10A3; 10A4 thì các em lớp 10A2 có đưa ra các lập luận: Con số “300 năm lẻ” mang tính chất ước lệ tượng trưng chỉ một khoảng thời gian dài. Còn học sinh ở hai lớp 10A5; 10A10 thì khẳng định chắc chắn đó là khoẳng thời gian từ khi Tiểu Thanh mất đến khi Nguyễn Du làm bài thơ này. - Có thực tế là khi viết bài phân tích tác phẩm này rất nhiều bài viết sơ sài không liên hệ với cuộc đời Tiểu Thanh (điều rất cần thiết khi khai thác tác phẩm này). - Học sinh không đánh giá nghệ thuật và giá trị nhân văn của tác phẩm nhất là phần kết luận chưa thể hiện tư duy khái quát, nên diễn dạt lặp ý, lặp từ, liên hệ thực tế còn rất vụng về : - Ví dụ : “ Ngày nay còn đang ngồi trên ghế trường VCVB, em hứa sẽ hết sức cố gắng học tập không phụ lòng thầy cô và cha mẹ ,để sau này xây dựng đất nước tốt đẹp hơn không có những cô gái phải khổ sở như nàng Tiểu Thanh nữa...’ - Vì phát âm chưa chuẩn nên rất nhiều em viết sai lỗi chính tả các chữ có dấu (?,~,´), các âm : (s, x, n, l, ch, tr, r, d, g) v. v. v. C- Những ý kiến đề xuất. Từ thực tế trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau đây: Khi giảng dạy nếu giáo viên chỉ căn cứ vào bản dịch rất có thể có những lĩnh hội sai bởi lẽ một bài thơ có nhiều cách dịch khác nhau. Bản dịch của tác giả Vũ Tam Tập được lựa chọn trong sách giáo khoa cũng có nhiều chỗ không hợp lý: Ví dụ : “ Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư” mà dịch là “Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang” thì không chính xác vì trong nguyên tác không nói đến “cảnh đẹp” . “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” mà dịch là “ Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” thì mất đi thế đối xứng giữa “Độc” và “Nhất”, trong nguyên tác không có từ chỉ trạng thái “ thổn thức”. - Vì khuôn khổ khắt khe của thể thơ, của vần, luật ... buộc người dịch nhiều khi phải bỏ bớt từ, bớt ý... khi đó bản dịch đạt về hình thức âm , luật nhưng bị giảm đi ý nghĩa của bài thơ: “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” mà dịch là “Thiên hạ ai người khóc Tố Như?” thì không thấy được ý nghĩa của hai chữ “ hà nhân” ( có nghĩa là số ít người) như thế mới thấu hiểu nỗi cô đơn của Nguyễn Du, khao khát cháy bỏng được cảm thông chia xẻ của thi nhân . - Chúng tôi mạnh dạn đề nghị lấy bản phiên âm nguyên tác làm bản chính để giảng dạy, thay cho bản dịch thơ mà từ trước tới nay vẫn lấy làm bản chính chúng ta chỉ nên lấy bản dịch nghĩa và bản dịch thơ làm tài liệu tham khảo cho bài giảng mà thôi. Cách làm này có thể thực hiện được vì những điều kiện sau: - Bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” về hình thức được thể hiện theo ngôn ngữ Hán, nhưng do nét tương đồng giữa Hán ngữ và Việt ngữ về mặt âm , cú pháp nên có thuận lợi hơn so với một số ngôn ngữ khác, trong cuộc sống hằng ngày chúng ta cũng sử dụng khá nhiều từ Hán Việt nên với đa số học sinh thì cũng không đến nỗi khó hiểu quá . - Các bài thơ chữ Hán là một bộ phận của thơ trung đại Việt Nam nên khi giảng dạy giáo viên không nên áp dụng cách dạy giống như một số bài thơ dịch từ các nền văn học Nga, Pháp , Đức v.v.v. - Trong thể loại văn học cổ của Việt Nam cũng có những loại như thơ thất ngôn, ngũ ngôn tuyệt cú hay Đường luật, có rất nhiều nét tương đồng với thể loại thơ Hán cổ, vì vậy khi đọc các bài thơ chữ Hán lên, về âm điệu nghe cũng êm ái như một bài thơ tiếng Việt. Nếu giáo viên dạy tốt các bài thơ trung đại Việt Nam thì cũng không sợ khó khăn khi giảng cho các em về nghệ thuật, đặc trưng thi pháp. - Giảng văn là giảng nghệ thuật dùng từ vì “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ”. Cho nên nhất thiết phải bảm vào ngôn ngữ, phải biết “phá bỏ hàng rào ngôn ngữ” để có thể thâm nhập vào thế giới hình tượng một cách phong phú,sinh động, đem đến nhiều cảm xúc thẩm mỹ mà bản dịch không chính xác thì không thể chuyển tải được. - Việc tìm hiểu nguyên tác làm cho cả thầy và trò nắm vững vốn từ Hán Việt, cũng từ đó thêm yêu khả năng biểu đạt tinh tế , đầy tính biểu tượng của thơ ca trung đại . - Đối với một tác phẩm chữ Hán đa nghĩa, có nhiều ý kiến tranh luận như bài thơ “ Độc Tiểu Thanh ký”, thì giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số ý kiến tiêu biểu , khuyến khích học sinh phát huy khả năng “đồng sáng tạo cùng tác giả” , chủ động làm chủ tri thức. Giáo viên không nên áp đặt cách hiểu theo ý chủ quan của mình hay tuyệt đối tuân theo cách hiểu nào đó vì như vậy sẽ làm thui chột tính tích cực học tập của học sinh . Việc giảng bài như thế sẽ quay trở lại kiểu “lấy giáo viên làm trung tâm”. Giáo viên có thể định hướng cho các em cách trình bày khéo léo các quan điểm và khi phân tích nên để ngỏ vấn đề bàn luận. Ví dụ : Sau khi trình bày những ý kiến khác nhau về cách hiểu câu thơ: “Son phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh lụy phần dư” Học sinh có thể dùng những từ ngữ “phải chăng , dường như, có lẽ...” nên hiểu theo v.v.v. và có thể viết “càng đa nghĩa bao nhiêu thì câu thơ của Nguyễn Du càng có sức ám ảnh bạn đọc bấy nhiêu...” Tất nhiên muốn giảng bài theo nguyên tác đòi hỏi giáo viờn phải có sự chuẩn bị rất công phu, phải nắm vững từng câu , từng chữ. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải chịu khó sưu tầm tài liệu, tra cứu, luôn luôn nâng cao trình độ Hán học của bản thân, cập nhật với các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp để thông tin khỏi bị lạc hậu . - ở trường phổ thông Vùng Cao Việt Bắc, các em học sinh có nhiều thời gian tự học, giáo viên có thể tận dụng để hướng dẫn các em chuẩn bị bài thật chu đáo (Nếu được có thể cung cấp trước tư liệu và một số cách hiểu cho các em thảo luận , yêu cầu các em đọc thật kỹ nguyên tác, xem các chú giải, soạn bài cẩn thận) - Giáo viên luôn luôn lưu ý cho học sinh bám sát nguyên tác, đặc trưng thể loại, mạnh dạn phát biểu ý kiến tham gia bài giảng của thầy cô. Mỗi khi trả bài cần nhận xét các lỗi của học sinh một cách kỹ lưỡng, cần thiết phải đọc bài mẫu cho các em noi theo. Khuyến khích các em học sinh khá có thể tìm ra cách dịch khác. - Trong bài giảng thơ chữ Hán, nếu gặp câu thơ quá khó giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trình cho ý tứ rõ ràng, khỏi mất thời gian . D – Kết luận. Trong lĩch vực văn chương nghệ thuật, việc đưa ra những kiến giải truyệt đối chớnh xỏc là điều vụ cựng khú khăn. Trên đây là những ý kiến xuất phát từ một trường hợp cụ thể và cũng có nhiều chủ quan cá nhân của người viết, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Hơn nữa thời gian nghiên cứu và áp dụng những đề xuất này còn chưa được nhiều và phạm vi thực tế chưa rộng nên cũng chưa thể có được những nhận xét và kết luận hoàn chỉnh. Chúng tôi hi vọng sẽ có nhiều điều kiện để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, để bổ sung những ý kiến thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn thơ chữ Hán ở nhà trường phổ thông dân tộc nội trú. Rất mong có được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để có được những bài giảng văn hấp dẫn, nuôi dưỡng niềm say mê, tình yêu, tự hào với văn chương chữ Hán - một phần tinh hoa văn học trung đại Việt Nam cho các em học sinh thân yêu của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Bỏ Đĩnh (2001), Nguyễn Du-về tỏc gia và tỏc phẩm, Nxb Giỏo dục. 2.Trần Bỏ Hoành (1994), “Dạy học lấy học sinh làm trung tõm”. Nghiờn cứu giỏo dục, số 1. 3. Nguyễn Thuý Hồng (2006), “Những đổi mới của chương trỡnh, SGK và yờu cầu dạy học Ngữ văn 10”, Tạp chớ giỏo dục, kỡ 2. 4. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sỏng tạo, Nxb ĐHQG. HN 5. Hoàng Phờ (chủ biờn) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 6. Ngụ Đỡnh Qua (2002), “Thực trạng biểu hiện rtớnh tớch cực nhận thức của học sinh THPT”, Tạp chớ giỏo dục, số 29. 7. SGK Ngữ văn 10 nõng cao, Nxb Giỏo dục. 8. Tài liệu bồi dưỡng thay sỏch năm học 2006 -2007, SGK Ngữ văn 10 nõng cao. 9.Thơ chữ Hỏn Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985.

File đính kèm:

  • docSKKN day bai Doc Tieu Thanh ki.doc
Giáo án liên quan