Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn chạy bền ở trường THCS

 Trong các cuộc thi đấu thể thao hoặc các giải thể thao: VD: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh. dù ở bất kì cấp nào ( cụm, huyện, tỉnh.) thậm chí cả các giải mang tầm cỡ Quốc gia thì vấn đề thể lực là một bài toán giải của các vận động viên và các huấn luyện viên. Thông thường lúc đầu do có kỹ thuật các vận động viên thi đấu draats tốt xong về sau thì do kém về thể lực nên đã để đối phương vượt lên và chiến thắng. Đơn giản ví dụ như: ở các SIAGAMES đội bóng đá Việt Nam khi gặp đội Thái Lan hiệp một cón xung sức thì ta còn cầm cự được, nhưng sang hiệp 2 thì đội bạn có thế lực tốt hơn cộng với kỹ thuật nên họ đã chiến thắng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn chạy bền ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khi kiểm tra môn chạy bền nếu có học sinh bị cực điểm hoặc nôn mửa, ngất thì tác động rất sấu đến các học sinh khác và làm hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng môn chạy bền trong giảng dạy. Vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng , hiệu quả môn chạy bền trong tiết dạy thể dục mà lại có nhiều học sinh giỏi bộ môn này và làm thay đổi quan niệm học sinh sợ môn học chạy bền. Tôi xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp của bản thân về môn học này đó là : “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn chạy bền ở trường THCS”. Do trình độ có hạn nên bài viết này chỉ dừng lại ở phạm vi nâng cao chất lượng môn học ở chính trường sở tại do bản thân tôi đảm nhiệm, chứ không phải áp dụng cho nhiều trường THCS. B. NộI DUNG Sau đây là một số biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng môn chạy bền: Biện pháp 1: Tác động nhận thức của học sinh. Nhận thức là nền tảng tư tưởng của mỗi con người, từ nhận thức đến hành động. Nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng và có hiệu quả tốt. Nhận thức sai lệch dẫn đến hành động sai lầm và hậu quả xấu. Công việc đầu tiên cầm làm làm là làm cho giáo viên trong nhà trường, nhân dân và cán bộ địa phương, nhà văn hoá xã, và đặc biệt là đối tượng trực tiếp của chúng ta đó là: “ Học sinh “ hiểu được ý nghĩa, tác dụng của luyện tập thể dục, thể thao, đặc biệt là hoạt động chạy thể dục buổi sáng để nâng cao sức khoẻ. Từ đó tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường, của địa phương để tạo ra phong trào tập luyện sâu rộng trong địa phương. - Tiết học đầu tiên của năm học bao giờ cũng cho học sinh ghi chép lại: “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Hồ Chủ Tịch ra ngày 27/3/1946 và yêu cầu các em phải thuộc và hiểu rõ lời kêu gọi này. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục thể thao có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhận thức của học sinh về thể dục- thể thao. Từ đó tôi giải thích thêm tập luyện là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, ít tốn kém ai cũng làm được và có thể làm ở mọi nơi, mọi lúc. Với các em không có dụng cụ tập luyện thì có thể tập thể dục và chạy cự ly dài vào buổi sáng. Việc tập luyện buổi sáng sẽ là cơ sở vững chắc cho việc học môn chạy bền ở trường. Biện pháp 2: Hiểu rõ đối tượng học sinh. Người dạy phải hiểu rõ đối tượng của mình đó là tình trạng sức khoẻ, bệnh lý, các bệnh dị tật bẩm sinh, đặc điểm thể hình, hoặc tiền sử bệnh tim mạch Như vậy có nắm được đối tượng thì chúng ta mới diều chỉnh được lượng vận động một cách hợp lý sao cho phù hợp với đặc điểm đối tượng để tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình tập luyện chạy bền. Từ đó chúng ta đã tạo được tâm lý cho học sinh tập luyện sẽ yên tâm hơn, ác hiện tượng mệt mỏi, ngất, nôn mửa sẽ không còn xảy ra. Để làm được như vậy tôI đã tiến hành làm như sau: Vào đầu năm học tôi cho các em làm phiếu điều tra tình trạng sức khoẻ của từng em theo mẫu sau: Họ và tên Giới tính Lớp Tuổi Thể lực Hiện tại có mắc bệnh gì không? Bố mẹ có mắc bệnh gì không? Sau đó tiến hành tập hợp phiếu kê khai, sử lý số liệu và ghi chép tất cả các trường hợp mắc bệnh lý lập thống kê theo lớp. Song song với lập phiếu, giáo viên kết hợp điều tra bằng hỏi học sinh trực tiếp và hỏi giáo viên chủ nhiệm về tình trạng của học sinh. Nhờ đó mà hiện tượng học sinh bị cực điểm và bị sốc trong chạy bền hạn chế xảy ra. Biện pháp 3: Dạy một cách khoa học và đúng phương pháp môn học cần phải đảm bảo tuần tự sau khi nắm chắc đối tượng, lập tức phân nhóm học sinh theo tình trạng sức khoẻ để theo dõi các động tác bổ trợ, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy vòng số 8, chạy trên đường gấp khúc, chạy lên dốc, xuống dốc, chạy biến tốc v.v Dạy cách phân biệt chạy bền chạy nhanh. Cách phân biệt phối sức, chách thở đúng nhịp, cách chạy đường vòng. Cách khác phục cực điểm, đau cơ bụng khi chạy. Một số chiến thuật chạy bền (để nâng cao với các học sinh có năng lực). Nhờ tính tuần tự, tính chất tập luyện từ làm quen cho đến hoàn thiện và nâng cao chất lượng vận động nên chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt. Biện pháp 4: áp dụng tốt các nguyên tắc dạy học vào giảng dạy môn học. để nâng cao chất lượng chạy bền nguyên tắc đầu tiên cần áp dụng đó là nguyên tắc an toàn. muốn vậy trước khi chạy giáo viên cần nắm chắc chắn đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, quản lý tốt học sinh để học sinh làm tốt yêu cầu của thầy. Giáo viên cần phải lường trước mọi tình huống có thể xảy ra như: đường chạy có gây nguy hiểm cho học sinh trong quá trình chạy không? Giáo viên có quan sát được đường khi học sinh chạy không? Thời điểm học sinh học môn chạy bền vào tiết mấy? Thời gian tập luyện vào buổi sáng hay buổi chiều? Từ đó giáo viên cần cho học sinh vận động theo liều lượng đã định trước hoặc tăng dần cự ly theo thời gian tập luyện, trình độ tập luyện hoặc trình độ tập luyện của từng học sinh. Nếu tập luyện an toàn chắc chắn sẽ tạo được hứng thú và giúp đựơc học sinh tự giác hơn từ đó kết quả tập luyện sẽ đạt thành tích cao hơn. Biện pháp 5: Cần phải tạo ra phong trào luyện tập ở nhà môn chạy bền có hiệu quả. Muốn có sức bền thì việc luyện thì việc tập luyện thường xuyên liên tục (nguyên tắc hệ thống) là điều kiện bắt buộc. Vậy cần làm như thế nào để học sinh tự giác tập luyện? Với tôi, tôi đã làm như sau: - ở trên lớp tôi đã hướng dẫn tỷ mỉ các em cách chạy buổi sáng, mỗi em cần lập bảng thống kê số buổi chạy, hết tháng giáo viên thu bảng và kiểm tra xem mỗi em chạy được bao nhiêu buổi rồi nhận xét đánh gía xếp loại. Mục đích của thời gian dài một cách thường xuyên và liên tục. Biện pháp 6: Phát triển mạnh tới học sinh giỏi môn chạy bền của nhà trường. Việc có nhiều học sinh môn chạy bền ở các cự ly 400m, 800m, 1500m và 3000m là một minh chứng đầy thuyết phục đối với học sinh, điều đó chứng tỏ rằng môn chạy không đáng sợ và không khó như các em đã nghĩ, các em luôn luôn có đủ năng lực, sức bền để tham gia các giải cấp cụm, huyện, tỉnh. Việc có nhiều học sinh ở môn chạy bền giúp cho việc giáo dục truyền thống thành tích cao môn chạy bền từ lớp học sinh trước cho thế hệ học sinh sau có hiệu quả và mang tính thuyết phục hơn. các em sẽ nhìn vào tấm gương đó mà phát huy truyền thống và sẽ cố gắng hơn trong tập luyện chạy bền. Muốn có nhiều học sinh giỏi chạy bền người làm thầy luôn luôn đào sâu suy nghĩ huấn luyện nâng cao chiến thuật để các em có phong độ cao nhất là khi kiểm tra học khi thi đấu như thế mới đánh giá hết năng lực thực sự của học sinh....VD: Thông thường tôi cho các em chạy theo hàng vận tốc chậm, sau đó đến vận tốc trung bình và cự ly lúc đầu ngắn sau đó tôi cho tăng dần. Tiếp theo là chạy theo nhóm cự ly dài rồi cuối cùng chạy đúng cự ly đã quy định từ trước và tôi cho tăng dần tốc độ...cứ như thế dẫn đến giai đoạn kiểm tra hầu hết các em đều có sức bền tốc độ . Biện pháp 7: Tham mưu với lãnh đạo nhà trường, địa phương tranh thủ sự ủng hộ của nhà trường, địa phương với môn học. - ở đâu các cấp lãnh đạo quan tâm thì ở đó có phong trào, do đó cần làm cho các cấp lãnh đạo thấy rõ vị trí và vai trò của giáo dục sức bền trong học sinh để tranh thủ sự ủng hộ và quan tâm đó. Tham mưu về cơ sở vật chất do dạy học, tham mưu về chế độ khen thưởng cho học sinh giỏi chạy bền. Từ đó sẽ tạo ra được động lực thúc đẩy phong trào tập luyện môn chạy bền. Biện pháp 8: Đó là người thầy. Thầy plhải thực sự yêu thích và chịu khó tìm tòi các biện pháp dạy môn chạy bền sao cho có hiệu quả, thầy phải có kinh nghiệm vụ sư phạm trình độ chuyên môn cao, có lòng yêu nghề, tích luỹ kinh nghiệm từ bản thân và từ đồng nghiệp... Có như vậy giờ học thể dục mới sinh động và hấp dẫn, luôn luôn mới mẻ và cuốn hút được học sinh. từ đó hiệu quả giờ học sẽ cao lên rất nhiều. nhờ áp dụng các biện pháp đã nêu trên trong quá trình dạy học bản thân tôi đã gặt hái một số kết quả sau: * Kết quả: Khi chưa có kinh nghiệm dạy thì kiểm tra thi đấu nội dung chạy bền như: 500m, 800m, 1500m, 3000m, thì vẫn còn học sinh bị tình trạng “cực điểm”, nôn mửa làm ảnh hưởng đến các tiết học khác. Khi áp dụng các biện pháp trên thì 100% học sinh tham gia kiểm tra đều hoàn thành cự ly ở mức đạt yêu cầu trở lên theo tiêu chuẩn RLTT trong đó 70% là xếp loại Khá và Giỏi, không có học sinh nào bị cực điểm hay ngủ gật ở tiết học sau đó. Năm 2007 trường tôi có 02 học sinh đạt giải cấp huyện ở cự ly 800m, 1500m của em: Nguyễn Khắc Hân (giải nhì) và em Vũ Thị Nga(giải khuyến khích ).Về chạy Việt dã do phòng văn hoá thể thao tổ chức thì nhiều năm liền trường tôi đều có học sinh đạt giải, năm nay trường tôi tham gia 03 em thì có 02 em đạt giải và đều được gọi đi thi giải việt giã cấp tỉnh. C: KếT LUậN – kiến nghị để nâng cao chất lượng sức bền cho học sinh tôi xin có một số đề xuất như: phải nắm vững tình trạng sức khoẻ học sinh thông qua điều tra trực tiếp hoặc quan sát ngoại hình (môi, quá trình hít thở khi vận động...). cần phải có phương tiện phục vụ cho dạy học, như chạy các cự ly 500m, 800m, 1500m. đối tượng tập luyện cần phải được nhận thức đầy đủ về môn học đặc biệt là lợi ích tác dụng của thể lực, sức bền. người giáo viên phải có phương pháp dạy hay, có tư thế tác phong để hấp dẫn người học. Là giáo viên thể dục cũng cần phải thường xuyên luyện tập các buổi sáng, nếu cùng địa phương thì nên tổ chức cho các em cùng chạy để từ đó gây dựng và giữ phong trào. Các cấp lãnh đạo cần ủng hộ dưới mọi hình thức để phong trào phát triển. Trên đây, là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong những năm giảng dạy và huấn luyện môn điền kinh. đặc biệt là quá trình luyện tập sức bền cho học sinh. Tất cả những gì tôi cho là có hiệu quả về mặt phương pháp thì đều được chép lại. Với thời gian giảng dạy chưa phải là nhiều, thành tích đạt được cũng chưa phải là cao xong những điều tôi viết ra cũng là tâm huyết của bản thân muốn đưa ra để các đồng chí tham khảo đánh giá về mục tiêu chung “vì nền thể dục thể thao của huyện nhà” chính vì thế nên có gì còn sai xót tôi mong các đồng chí đóng góp ý kiến để tôi vững vàng trong chuyên môn hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn...! An Thanh, ngày 20 tháng 04 năm 2008 Người viết giải pháp . Trần Thị Hà

File đính kèm:

  • docSKKN chay ben.doc
Giáo án liên quan