Sáng kiến kinh nghiệm: Huấn luyện đội tuyển môn chạy bền

1/ Cơ sở lý luận

Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn quan trọng, cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khoẻ cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng ở nhà trường phổ thông.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên cơ sở thực tiễn cần thực hiện như thế nào?

2/ Cơ sơ thực tiễn

Muốn học tốt các môn thể dục thể chất nói chung và môn điền kinh nói riêng. Đặc biệt là nội dung chạy bền để giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đứng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình học tập và luyện tập điền kinh : Phải nói đến môn Chạy bền. Tại sao trong khi luyện tập học sinh thường sợ môn này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Huấn luyện đội tuyển môn chạy bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề này trong nhiều giờ sau đó (xen kẽ trong các giờ học) vừa học kiến thức cơ bản vừa dẫn dắt tìm hiểu thực tế ở một số trường qua các hội khoẻ cụm, huyện quốc tế và thế giới để các em yêu thích môn chạy bền thích tập không sợ mệt mỏi, không bỏ cuộc, biết cách phân phối sức cho phù hợp. Bên cạnh đó người thầy phải làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức trong bài giảng nhanh nhất dễ nhớ và nhớ lâu. Muốn thực hiện được điều cơ bản này ngoài nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài soạn chu đáo mà còn phải xác định rõ phương pháp dạy ở từng bài (từng buổi tập) từng phần. Chọn ra học sinh có tố chất thể lực tốt. 1/ Ví dụ : Qua các tiết có giờ chạy bền ở lớp tôi thường lần lượt tiến hành các bước như sau : a/ Bước 1 : Tôi thường tạo ra cho học sinh hứng thú hưng phấn khiến cho các em ham muốn luyện tập thích chạy bền. b/ Bước 2 : Tôi chỉ ra một số nhược điểm trong chạy bền mà các em thường mắc và tỏ vẻ sợ sệt Thời kỳ cực điểm thường xuất hiện ở giai đoạn chạy giữa quãng trong chạy bền là thời kì mệt mỏi nhất mà thời kì này nó xuất hiện sớm hay muộn tuỳ thuộc vào trình độ luyện tập và sức khoẻ từng người. Do vậy cần tìm ra biện pháp khắc phục. c/ Bước 3 : Biện pháp khắc phục : Các em cần cố gắng phối hợp nhịp nhàng giữa tần số bứoc chạyvà nhịp thở kết hợp với phân phối sức hợp lý thì cơ thể sẽ dần hồi phục. Khi các em quen dần với bài tập sức bền và hiểu rõ được ý nghĩa, tác dụng của nó tôi tiếp tục tiến hành. d/ Bước 4 : Hướng dẫn bài tập về nhà cho các em luyện tập thêm ở nhà vào buổi sáng sớm và chiều mát giúpcác em hiểu và nắm vững chiến thuật trong khi chạy bền để đạt thành tích cao. 2/ Tiến hành thi tuyển chọn - Chọn những em có thành tích cao nhất - Có thể trạng sức khoẻ tốt, hõm bàn chân khắc sâu - Có sức khoẻ tốt không bênh tim mạch hoặc một số bệnh bẩm sinh khác II/ Công việc tiếp theo là huấn luyện a/ Bước đầu : Dạy cho các em một số động tác khởi động : Chạy nhẹ nhàng một vòng sân sau đó đi vào đội hình vòng tròn vừa đi vừa tập một số động tác khởi động(tay-lườn- vặn mình-lưng bụng) động tác chân đứng tại chỗ khởi động - Tiếp đó tôi tiến hành dạy cho các em một số động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy nâng cao gót chân chạm mông. Những động tác này các em đứng tại chỗ tập tới khi động tác đã được thành thạo thì tôi tiếp tục tiến hành như sau : + Cho các em chạy bước nhỏ di động 5m, tiếp tục nâng cao đùi 5m kết hợp động tác đạp thẳng chân sau :10m. Tập chạy tăng tốc từ 15 – 20m (2-3 lần), tập chạy biến tốc 50m nhanh, 50m chậm(2 lần). Các động tác được tập bổ trợ chuyền vật từ 4 đến 6 em (1 đợt). Hết mỗi đợt chạy tôt đều nhận xét nhắc nhở và sửa kỹ thuật cho các em, rút kinh nghiệm cho từng em để lần sau tập tốt hơn. Có thể vừa nói tôi còn mô phỏng thị phạm lại kĩ thuật chậm để các em quan sát lần sau tập tốt hơn. b/ Bước thư 2 : Dạy cho các em kỹ thuật xuất phát cao- chạy lao : Trước tiên tôi phân tích và làm mẫu xong. Tiến hành cho các em tập (4 em/lượt). ở giai đoạn này tôi đặc biệt sửa tư thế xuất phát, góc độ chạy lao sao cho phù hợp. Khi các em đã thực hiện tương đối tốt kỹ thuật này tôi tiếp tục tiến hành. c/ Bước 3 : Tiếp tục dạy cho các em kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng. Thường dạy các em trên cơ sở lý thuyết kết hợp mô phỏng kỹ thuật chậmchỉ ra tranh vẽ. Giúp các em hiểu sâu hơn và vận dụng tốt vào luyện tập thực hành, tiến hành cho các em luyện tập theo nhóm (4-5 em/đợt). Giai đoạn này tôi chú ý sửa tư thế bước chạy đặc biệt đạp sau thẳng, cách đánh tay. + Tập chạy biến tốc 50-60m : Nhằm giúp các em thay đổi tốc độ khi cần thiết và phản xạ nhanh trong khi chạy. + Tập chạy đường vòng : ở giai đoạn này tôi hướng dẫn các em cố gắng duy trì tần số bước chạy, hít thở sâu không nên vượt bạn ở đường vòng, nên vượt ở đường thẳng, phân phối sức hợp lý trên toàn bộ cự ly khi đã vượt được rồi nên bám sát vạch vôi. + Công việc tiếp tôi hướng dẫn các em chạy hạ thấp trọng tâm : Động tác này tôi thường dạy dưới dạng trò chơi (chạy qua vật chuẩn rồi chạy về hàng). Giúp cho các em tăng sức chịu đựng của đôi chân. Tập chạy 100m; 200 -400m; 600-800m và 1000m – 1500m. Tôi thường ra chỉ tiêu cho các em tập tăng dần. 1/ Ví dụ : Chạy 2 vòng sân (mỗi vòng 200m) đến 3-4-5-7 vòng sân. Luôn chú ý nhắc nhở các em thời kì “cực điểm” thường xuất hiện mệt mỏi ở giai đoạn chạy giữa khoảng 200m-300m đầu. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường (hô hấp lần 1) mà khi chạy bền học sinh thường sợ nhất, các em hay nản chí thường muốn bỏ cuộc. Tôi thường động viên các em cố gắng duy trì tần số bước chạy không sợ ngất, đến giai đoạn sau sẽ đỡ dần (hô hấp lần 2) Đây cũng là hạn chế của giáo viên khi huấn luyện các em không nhắc nhở kỹ hiện tượng này. Nên đôi khi thi đấu các em thường bỏ cuộc, hoặc chạy về đích cần chạy nhẹ nhàng và đi lại hít thở sâu Thật vậy! Để huấn luyện đội tuyển điền kinh đặc biệt là môn chạy bền. Việc nhắc nhở về hiện tượng trên là hết sức quan trọng không thể thiếu đựơc giúp các em có kinh nghiệm vững vàng trong luyện tập và thi đấu, ngoài ra tôi còn dạy cho các em tập chạy leo dốc, lên xuống bậc thang, chống tay vào tường đạp thẳng từng chân co gối về trước, tăng cường đạp sau và tăng sức chịu đựng của đôi chân 2/ Gây hứng thú, tạo niềm tin : Yêu thích học với các em. Trong giờ giải lao tôi thường quan tâm tới các em, tâm sự với các em hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh hoạt, ăn uống của từng em để ra bài tập cho phù hợp. Đặc biệt qua mỗi đợt chạy tôi thường kiểm tra mạch đập của từng em. Để động viên khuyến khích các em tập luyện xây dựng tính kỷ luật, tính đồng đội khi thi đấu. Tôi luôn nhắc các em khi tập luyện cũng như khi thi đấu không nên dùng chất kích thích như : Rượu, bia, thuốc lá, không nên uống nhiều nước khi tập luyện và thi đấu. Trước khi thi đấu cần nghỉ ngơi tích cực luôn để tư tưởng thoải mái, phấn chấn. Tôi thường nói với các em : Khi thi đấu các em phải chú ý tập trung, bình tĩnh, tự tin quyết tâm cao, thi đấu hết mình. Vì thành tích bản thân, của đồng đội và đem lại thành tích cao cho trường. Nếu các em không quyết tâm, một em bỏ cuộc thì thành tích nhà trường bị xoá bỏ. Vì vậy các em cần phải quyết tâm thi đấu để đạt thành tích cao nhất. Bên cạnh đó tôi thường hướng dẫn các em hiểu thêm về luật vận dụng vào tập luyện và thi đấu chạy bền. Giúp các em có tinh thần thoải mái, cần phải có sự quan tâm hỗ trợ về vật chất. Tôi thường tham mưu với nhà trường, vơi phụ huynh với xã để đỡ các em phần nào về vật chất. Để bồi dưỡng các em sức khoẻ trong những ngày tập luyện và thi đấu. Có phần thưởng cho những em đạt thành tích cao. * Tóm lại : Muốn huấn luyện môn chạy bền để đạt thành tích cao tôi luôn vận dụng một số phương pháp sau : Giúp học sinh hiểu được mục đích tác dụng, điều luật của môn chạy bền. Tiến hành tuyển chọn : Chọn học sinh có thành tích cao, tình hình thể trạng sức khoẻ tốt. - Kiểm tra thành tích : Đạt thành tích cao nhất. - Tiếp theo là huấn luyện đội tuyển : Tìm nhiều phương pháp huán luyện khác nhau. Kết quả tôi thấy : Luyện tập dưới hình thức thi đấu đạt hiệu quả cao nhất. Trong phương pháp này tôi thương tìm ra nhược điểm của từng em cho các em thấy được và nhắc nhở bổ sung cho các em. - Tiếp đến khâu động viên nhắc nhở trước khi thi đấu : Cho bài tập về nhà luyện tập thêm vào buổi sáng sớm và chiều tối. Chú ý kỹ chiến thuật trong tập luyện cũng như khi thi đấu để hình thành kỹ năng kỹ sảo khi thi đấu (nhớ không nên vượt đường vòng tốn nhiều sức) mà nên vượt đường thẳng, khi qua đích không nên dừng lại ngay mà chạy chậm một đoạn rồi mới dừng lại, sau đó đi lại nhẹ nhàng thả lỏng Khi chạy luôn chú ý bám sát đường vòng(vòng trong cùng sát vạch vôi có chu vi nhỏ nhất). Cho nên các em phải phân phối sức cho hợp lý với sức mình trên toàn bộ cự ly. Không nên chạy về đích lại còn thừa nhiều sức quá hoặc thiếu không đủ sức để về đích. Đây là điều các em phải thận trọng và lưu ý. III/ Kết quả thực hiện 1/ Trước khi chưa áp dụng sáng kiến Trước khi chưa áp dụng phương pháp luyện tập như trên. Tôi thấy học sinh còn lười luyện tập, còn sợ chạy bền, về nhà không luyện tập thêm. Do các em không hiểu được kỹ thuật một cách hoàn hảo. Nên kết quả thi những năm trước ít em đạt học sinh giỏi huyện về môn chạy bền ở trường THCS Thái Hà. 2/ Sau khi áp dụng sáng kiến : Sau khi áp dụng sáng kiến nhược điểm của học sinh đã giảm đi rõ rệt. Tỉ lệ học sinh hiểu bài, tích cực luyện tập tăng lên. Các em hứng thú và tích cực học tập hơn. Do đó kết quả sau khi áp dụng sáng kiến trong giờ học hàng ngày và đi dự cụm huyện tôi thấy trường THCS Thái Hà đều đạt thành tích cao về môn chạy bền. Trong các năm gần đây đều có học sinh giỏi huyện môn chạy bền. C/ Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm huấn luyện chạy bền, những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THCS mà tôi đã áp dụng. Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, giám nghĩ giám làm. Đặc biệt là có kiến thức cùng với phương pháp giảng dạy bộ môn vững vàng, môn dạy mới được nâng cao. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể tôi đã áp dụng, đã rút ra được những bài học cho bản thân trong qua trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn mình dạy. Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng đường khó khăn, vất vả, mong rằng : Những người thầy phải thực sự là người thầy có tâm huyết với nghề nghiệp. Hết lòng thương yêu học sinh. “Trò học tốt cần có thầy dạy tốt”. Có như vậy mới thực sự có chất lượng giáo dục toàn diện để học sinh sau khi học hết cấp THCS có đủ sức khoẻ và kiến thức vào cuộc sống. Đó phải chăng chúng ta đã thực hiện được cái gọi là giáo dục kỹ thuật tổng hợp của “người thầy” đào tạo ra những con người toàn diện có ích cho xã hội. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy và huấn luyện đối với học sinh THCS, rất mong được sự đóng góp để công việc giảng dạy và huấn luyện chạy bền đạt hiệu quả cao hơn! Thái Hà, ngày 10 tháng 11 năm 2006 Người viết : Nguyễn Thị Huê

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem The duc.doc
Giáo án liên quan