Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

I/ Mục tiêu:

- Hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là vần đề sống còn của một dân tộc , một đất nước trong thế giối hiện đại.

- Hiểu được quyền bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề bản sắc văn hoá cũng như quyền được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Có thái độ tôn trọng, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam.

- Biết giữ gìn, phát huy và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

II/ Nội dung hoạt động:

- Thông qua hoạt động, học sinh hiểu được những nội dung cơ bản nhất của bản sắc văn hoá dân tộc cần phải được giữ gìn và phát huy là: “Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vuông đắp nênqua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng-nước; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo ký; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống, Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.

- Trong các lĩnh vực văn hoá thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được coi trọng nhất hiện nay và cần được chú trọng quan tâm.

- Từ nhận thức,học sinh liên hệ với thực tiễn cuộc sống ở trường, gia đình, cộng đồng xã hội về các biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy như: Đạo đức, lối sống, giao tiếp, trang phục, những giá trị tinh thần khác của đời sống văn hoá,

- Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng 1: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC. I/ Mục tiêu: Hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là vần đề sống còn của một dân tộc , một đất nước trong thế giối hiện đại. Hiểu được quyền bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề bản sắc văn hoá cũng như quyền được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có thái độ tôn trọng, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam. Biết giữ gìn, phát huy và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. II/ Nội dung hoạt động: Thông qua hoạt động, học sinh hiểu được những nội dung cơ bản nhất của bản sắc văn hoá dân tộc cần phải được giữ gìn và phát huy là: “Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vuông đắp nênqua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng-nước; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo ký; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống,Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. Trong các lĩnh vực văn hoá thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được coi trọng nhất hiện nay và cần được chú trọng quan tâm. Từ nhận thức,học sinh liên hệ với thực tiễn cuộc sống ở trường, gia đình, cộng đồng xã hội về các biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy như: Đạo đức, lối sống, giao tiếp, trang phục, những giá trị tinh thần khác của đời sống văn hoá, Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. III/ Chuẩn bị: 1/ giáo viên: Định hướng nội dung hoạt động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm đọc thêm tài liệu, sách báo về bản sắc văn hoá dân tộc. Cung cấp cho học sonh những nội dung cần phát biểu ý kiến và trao đổi trong hội thi giúp học sinh khai thác, mở rộng nội dung hoạt động nhằm cũng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi đặt ra, cung cấp đáp án cho MC. Làm cố vấn, giúp học sinh giải đáp những tình huống, những vấn đề mà các em còn lúng túng. Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn chuẩn bị và tổ chức phân công nhiệm vụ điều khiển hoạt động của lớp. 2/ Học sinh: Nhận câu hỏi và tài kiệu. Cán bộ lớp và BCH chi đoàn thảo luận xây dựng kế hoạch, thống nhất chương trình hoạt động, những công việc cần phải chuẩn bị, dự kiến phân công tiến hành chuẩn bị: Trang trí; Điều khiển chương trình; Phân công các tổ chuẩn bị nội dung; Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV/ Tổ chức hoạt động: Thời gian Người thực hiện Nội dung hoạt động Phương tiện 5’ MC và các bạn học sinh trong lớp. Khởi động: Sinh hoạt tập thể bằng bài hát: “Nối vòng tay lớn” Nêu ý nghĩa của hoạt động, giới thiệu chương trình hoạt động, đại biểu tham dự, tổ chức nhóm. 5’ MC Thành viên các nhóm. Hoạt động 1: Ai nhanh hơn: 1/ Hãy kể tên các dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng. 2/ Liệt kê các di sản văn hoá dân tộc được Unesco công nhận hiện có ở Việt Nam. Các nhóm lần lượt kiệt kê ra trên giấy A4 trong thời gian 2’, mỗi ý đúng +1đ. Nhóm 1 trình bày tiết mục văn nghệ. 10’ MC Thành viên các nhóm. Hoạt động 2: Xử lí tình huống: Thể lệ: Điểm tối đa: 20đ. Mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm, thảo luận nhóm trong vòng 2 phút. 1/ Hiện nay, trong mùa lễ Vu Lan rất nhiều gia đình đã đổ xô đi mua hàng mã(xe, nhà,điện thoại, tiền, vàng,) để cúng ông bà, tổ tiên. Theo em, như vậy có phải là giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không? Vì sao? 2/ Nhân dịp ngày mồng 10/3 âm lịch, một hóm bạn cùng trường rủ đihàng hương về đất Tổ. Trong nhóm, Hoa vốn là một bạn hoa khôi và thường thay đổi mốt liên tục. Hôm nay, Hoa mặc một bộ váy ngắn khoe cặp chân dài, trông Hoa thật hấp dẫn, nhưng khi đến chỗ tập trung, một số bạn đề nghị Hoa không nên mặc như vậy để đi dự lễ hội, một số bạn lại bảo vệ Hoa. Cả nhóm tranh luận nhau khá gay gắt. Hoa cũng đứng về phía các bạn bảo vệ mình để tranh luận. Nếu là Hoa bạn sẽ xử sự như thế nào? Bạn đứng về phía nào trong hai ý kiến trên? Vì sao? 3/ Hiện nay, vào dịp lễ Vu Lan người ta lại đổ xô đi mua hàng mã (xe, nhà,điện thoại, tiền, vàng,) để cúng ông bà ổt tiên. Trong gia đình bạn, nhiều thế hệ trước đã làm như vậy, đến thế hệ của bạn, bạn có suy nghỉ như thế nào? Vì sao? BGK nhận xét, đánh giá. Nhóm 2 trình bày tiết mục văn nghệ. Giấy A4 và bút. 20’ MC Các nhóm. Hoạt động 3: Hùng biện. Tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Em hãy liên hệvới thực tế tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc? Vì sao? Cho các nhóm thảo luận trong 5’, lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm mình, nhóm khác bổ sung. Ban giám khảo nhận xét, đánh giá. Giấy thăm có ghi nội dung tình huống. V/ Tổng kết: MC rút ra kết luận, thư ký công bố kết quả. Lớp trưởng nhận xét buổi sinh hoạt, tinh thần tham gia của các bạn trong lớp, sự chuẩn bị của các tổ, phổ biến các công tác chuẩn bị cho hoạt động sau. GVCN nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và tinh thần tham gia hoạt động của các nhóm, của tập thể lớp; trao phần thưởng cho các nhóm.

File đính kèm:

  • docChu de thang 1.doc
Giáo án liên quan