Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục công dân - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn Giáo dục công 10,12 và một số tiết ngoại khoá - Quách Anh Tuấn

Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ bên cạnh những thành tựu của khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão trên thế giới mở ra thời kì hội nhập quốc tế làm cho con người tiếp cận với những tri thức nhanh hơn, hiệu quả hơn bên cạnh đó kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của HS, cộng với sự phối hợp của các ngành chức năng còn lỏng lẻo, một mặt các em chưa được sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục từ phía gia đình như cha mẹ chỉ biết lao vào kiếm tiền mà không quan tâm gì đến việc học tập, sinh hoạt và những hoạt động khác của con em mình như thế nào; mặt khác về phía nhà trường thì nội dung chương trình giáo dục đạo đức

doc45 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục công dân - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn Giáo dục công 10,12 và một số tiết ngoại khoá - Quách Anh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
long nhiệt huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giácó nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp giáo dục KNS cho HS THPT. Việc tích hợp KNS vào trong chương trình phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái tránh gây áp lực về tâm lí, điểm số thì việc hình thành KNS cho HS mới đem lại hiệu quả thiết thực. Kỹ năng sống không phải là bộ môn học thuộc bà là có thể vượt qua mà đòi hỏi cả một quá trình, việc giáo dục KNS cho HS hiện nay là hết sức cần thiết đòi hỏi phải có một môi trường thật mới có thể trãi nghiệm. Gia đình chính là môi trường thật thu nhỏ, bên cạnh đó còn có trường học và xã hội để khi trãi nghiệm qua các em có thể rút ra bài học cho cá nhân, biết tự mình lựa chọn dựa trên tích cách, đặc điểm và phản ứng của từng người. Nếu chỉ vận dụng lí thuyết thì chỉ như nét chấm phá mờ nhạt trong tư duy của các em, HS chỉ có thể phản ứng tích cực với bộ môn này nhưng chưa có sự tác động đến bộ môn khác cũng như ngoài xã hội. Khi truyền đạt nội dung bài học, người dạy phải làm thế nào vận dụng những kiến thức biến thành KNS về những tình huống xảy ra trong cuộc sống, giúp HS tìm cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách tự mình vượt qua cũng như biết cách phòng chống những mâu thuẫn, xung đột bạo lực giữa người với người. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức của người học, bản than người dạy cũng không ngừng trao đồi đạo đức, lối sống vì hình ảnh của giáo viên cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KNS cho HS. Vấn đề qua trọng không kém để hình thành KNS cho HS là mối qua hệ giữa phụ huynh với nhà trường, mối liên hệ giữa thầy và trò là mối liên hệ cần thiết trong việc giáo dục KNS cho HS, vì chỉ có GV nào thì biết HS của lớp đó, phụ huynh chỉ biết GVCN của con mình như vậy sẽ thiếu đi môi trường trao đổi xung quanh vì thế KNS của HS cũng bị thu hẹp. Thông qua chương trình GDCD giáo viên có thể tích hợp KNS tùy vào nội dung và kiểu bài khác nhau, có thể lựa chọn nhiều phương pháp để tích hợp KNS phù hợp nhằm thu hút sự tò mò, hiếu kì, kích thích sự hứng thú của người học. GV chú ý hệ thống câu hỏi không quá dài, không quá ngắn cần nhiều câu hỏi gợi mở và liên hệ thực tiễn gần gủi với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của các em. Thông qua đó sẽ làm thay đổi nhận thức của HS về môn học đồng thời HS sẽ có thái độ tích cực hơn trong học tập và trong cuộc sống. Quá trình giáo dục KNS cho HS không nhất thiết chỉ diễn ra trong giờ học chính khóa, GV có thể vận dụng kỹ năng vốn có của mình áp dụng trong những tiết dạy ngoại khóa, giờ sinh hoạt chủ nhiệm thậm chí giờ giải lao khi các em cần tới sự giúp đỡ về những vướng mắc, khó khăn trong phương pháp học tập, chọn nghề hay một số vấn đề khác trong cuộc sống mà các em đang trăn trở. So với năm học trước vấn đề HS gây mâu thuẫn dẫn tới đánh nhau của trường THPT Điểu Cải bị đưa ra hội đồng kỷ luật đã giãm một cách rõ rệt, không còn tình trạng kết thành băng nhóm đánh nhau ngoài cổng trường như những năm trước đây, mặc dù tình trạng xích mích dẫn tới mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nhưng tính chất và mức độ đã có nhiều chuyển biến giảm rõ rệt. Đó được xem là kết quả mà tập thể sư phạm nhà trường nói chung và việc giáo dục KNS cho HS bộ môn GDCD nói riêng trong việc định hướng, giúp HS biết cách kìm chế những xung đột, có thái độ tích cực hơn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. C. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ. * KẾT LUẬN: Như đã trình bày ở trên; nếu như nhìn vào điểm số sẽ thấy rõ kết quả của môn học GDCD rất cao, nếu đánh giá về hành vi và thái độ của HS về KNS vận dụng vào cuộc sống thì chưa đạt kết quả như mong muốn. Thời gian gần đây dư luận xã hội len án mạnh mẽ về hành vi bạo lực trong HS, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh hờ hững của những người xung quanh đứng nhìn. Câu chuyện về về giáo dục đạo đức lối sống cho HS cho tới nay không phải là vấn đề mới đưa vào; tuy nhiên việc thiếu ý thức và cách hành xử của một bộ phận HS nêu trên phải làm cho những ngành giáo dục phải có cách nhìn nhận mới hơn trong một xã hội đầy năng động nhưng không kém phần phức tạp như hiện nay. Điều đó sẽ đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn cho những người làm công tác giáo dục mà người thầy là con thuyền định hướng cho cả một thế hệ trong tương lai. Nhìn nhận một cách thực tế hiện nay HS thiếu KNS một cách báo động, HS thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn, lối sống thực dụng, thiếu hiểu biết để đối phó với những nảy sinh diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Muốn giáo dục KNS cho HS cần nhiều yếu tố phối hợp như: Gia đình, nhà trường, xã hộimà cốt lõi bản chất của từng cá nhân; Trong đó: Gia đình phải giáo dục thương yêu định hướng cho con mính tránh xa những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, biết lắng nghe khi con cần chia sẽ, giúp đỡ Nhà trường cần quan tâm rèn luyện KNS ngoài dạy chữ, luôn quan tâm đến đời sống tâm tư nguyện vọng của các em để có hướng giáo dục KNS cho phù hợp. Nhận thức rõ điều đó; Việc tích hợp giáo dục KNS một mặt hướng người học đáp ứng nhu cầu, tạo ra năng lực đáp ứng trước những thử thách của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Mặt khác; tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn GDCD và một số tiết ngoại khóa sẽ tạo ra sự tương tác, đề cao tính chủ động của HS góp phần tích cực tới mối quan hệ giữa HS với HS giữa thầy và tròQua đó các em sẽ thấy mình cùng được tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản than, các em sẽ biểu hiện tích cực hơn trong lao động, học tập góp phần nâng cao chất lượng đạo đức và KNS của các em ngày càng được hoàn thiện. Có nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy, KNS cũng là một phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn GDCD không phải là để giải quyết tất cả những tồn tại nêu trên, tuy nhiên sự chủ động tích hợp vào bộ môn này sẽ phần nào hạn chế tính tiêu cực, cùng với giáo dục toàn diện trong nhà trường sẽ giúp cho HS có những KNS vững vàng khi bước vào đời. * KIẾN NGHỊ: Cần có những buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề về giáo dục KNS cho GV có thể chia sẽ trao đổi kinh nghiệm. Mở các lớp tập huấn về giáo dục KNS cho bộ môn GDCD. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục KNS cho HS. Cần có sự hỗ trợ của SGD và nhà trường về nguồn tài chính để thực hiện những tiết ngoại khóa, về nguồn Nhà trường không đủ phòng học phải học 2 buổi nên không có thời gian cho những tiết sinh hoạt ngoại khóa Xuất phát từ thực tiễn trên, với tâm huyết nghề nghiệp, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi vận dụng những phương pháp phù hợp nhằm giúp HS hứng thú với bộ môn từ đó HS có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Vấn đề quan trọng làm thế nào từ khái niệm, lí thuyết GV áp dụng tích hợp giáo dục KNS vào thực tiễn. Tích hợp KNS mới được lồng ghép vào bộ môn bản than tôi gặp không ít khó khăn vì kinh nghiệm bản thân còn hạn chế. Vì vậy; những thiếu sót là không thể tránh khỏi, tuy nhiên với một người đứng lớp đặc biệt môn GDCD chưa được người học và xã hội quan tâm đúng mức thì việc giúp HS KNS là vấn đề cần thiết hiện nay nhằm góp phần đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Đây là kinh nghiệm bước đầu chắc hẳn không tránh được sự thiếu só, rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để giúp tôi có những kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Điểu Cải; ngày 02 tháng 05 năm 2012 Người thực hiện: Quách Anh Tuấn. PHỤ LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦUTr.1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tr.1 2. Đối tượng nghiên cứu.Tr. 3. Mục đích, nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu của đề tài..Tr.3 4. Phương pháp nghiên cứuTr.5 5. Ý nghĩa đề tàiTr.5 B. PHẦN NỘI DUNGTr.7 CHƯƠNG I: THỰC TIỄN TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO MỘT SỐ BÀI TRONG BỘ MÔN GDCD..Tr.7 1/ Vài nét thực trạng khi tích hợp KNS vào giảng dạy bộ môn GDCD trong trường THPT hiện nayTr.7 2/ Nguyên nhân thực trạng trênTr.11 3/ Cơ sở lí luận của việc ứng dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích hợp vào bộ môn GDCD và..Tr.12 3.1 Khái niệm kỹ năng sống..Tr.12 CHƯƠNG II.Tr.17 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO BỘ MÔN GDCD VÀ MỘT SỐ TIẾT NGOẠI KHÓATr.17 TÍCH HỢP VÀO NHỮNG TIẾT NGOẠI KHÓA Tiết chào cờ đầu tuần.Tr.18 TÍCH HỢP TIẾT NGOẠI KHÓA NGÀY 09/01/2011 TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI. CHƯƠNG IIITr.36 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ KHI ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ..Tr.36 C. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.Tr.38 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ Tài liệu giáo dục KNS môn GDCD THPT của BGD&ĐT – Nxb giáo dục Việt Nam. 2/ Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10,12. 3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10,12 THPT nhà xuất bản giáo dục năm 2006. 4/ Một số tư liệu, hình ảnh từ sách báo, Internet SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Định Quán, ngày 02 tháng 05 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2011-2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn GDCD 10, 12 và một số tiết ngoại khóa Họ và tên: Quách Anh Tuấn. Tổ: TDQP - GDCD Lĩnh vực: Giáo Dục Đạo Đức. Phương pháp: Giáo dục kỹ năng sống cho ĐVTN Tính mới Có giải pháp mới Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có Hiệu quả Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng từ đơn vị có tính hiệu quả cao Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả Khả năng ứng dụng: a. Cung cấp được luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt b. Đưa ra các giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ di vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt c. Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƠN VỊ ( Ký và ghi rõ họ tên ) ( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu )

File đính kèm:

  • docSKKN GDCD THPT2.doc
Giáo án liên quan