Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc ít người

CHƯƠNG I

PHẦN MỞ ĐẦU

Dạy phát âm đúng cho học sinh dân tộc ít người là một công việc cần được coi trọng trong việc dạy môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Muốn các em học tốt các môn học khác, trước hết các em phải phát âm, đọc đúng phần đọc của phân môn Tiếng Việt.

Dạy luyện đọc cho học sinh dân tộc thiểu số là công việc cần được coi trọng, cần thiết, hết sức khó khăn. Có ý nghĩa quyết định giúp các em học tốt. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp và trong học tập, là một công cụ hết sức cần thiết để giúp các em học tốt các môn học khác và bước đầu trang bị cho các em có kiến thức cơ bản ban đầu về ngôn ngữ Tiếng Việt.

Phần luyện đọc đúng là phần bắt buộc trong giờ dạy Tiếng Việt.Nhưng để đạt hiệu quả cao trong giờ học, thì vai tròp của người guiaó viên trong việc hình thành kỹ năng đọc cho học sinh là hết sức quan trọng, làm cho học sinh nhận thức được ảnh hưởng của việc đọc đúng đối với kết quả học tập của các môn học khác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh dân tộc ít người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cho các em nhiều hơn so với các em học trên lớp, mà trên thực tế bố mẹ, khi giao tiếp thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, Tiếng Việt ở nhà là không có, cộng thêm điều kiện hoàn cảnh mà làm cho các em có thể giảm đi rất nhiều về việc học tập, nhất là đọc, viết. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế và những khó khăn lớn cho việc dạy và học môn Tiếng việt nói chung và rèn kĩ năng đọc, nói, viết nói riêng cho học sinh dân tộc. CHƯƠNG BA GIẢI PHÁP Từ những thực trạng trên để phát huy và khắc phục những khó khăn, điều chỉnh, sữa chữa những yếu kém còn tồn tại khi dạy Tiếng Việt ở bậc tiểu học, nhất là các lớp 1,2,3. tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: 1.Đọc đúng: Muốn đọc đúng Tiếng Việt trước hết các em cần nhớ và phát âm đúng các âm( chữ) và dấu thanh của Tiếng Việt . muốn vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên cần quan tâm đến việc luyện cho học sinh phát âm đọc đúng các tiếng, từ trong mỗi bài học. Để nâng cao hiệu quả việc dạy phát âm, đọc đúng, trước hết giáo viên cần lưu ý đến âm chuẩn của bản thân, giáo viên cần nắm chắc quy trình phát âm, đọc của từng bài, phát âm, đọc từng âm, vần, câu cho đúng, chính xác.Bên cạnh đó, tạo hứng thú cho học sinh học tập và tạo khả năng dễ ghi nhớ là điều không kém quan trọng, chẳng hạn như: phát âm giống tiếng gà gáy, dấu ^ giống mhư cái nón Để giúp học sinh đọc đúng, đọc tốt, giáo viên cần lưu ý đó là tư thế ngồi đọc hay đứng đọc của học sinh. Khi ngồi đọc: lưng thẳng, ngực không tì vào bàn, ngồi với tư thế thoải mái. Khi đứng đọc cần: đứng ngay ngắn, người thẳng, mắt cách sách 20-25 cm. Đối với học sinh tiểu học việc đọc đúng rất quan trọng. Để đạt được điều này, trước hết mỗi bản thân giáo viên phải giúp các em nắm vững cấu tạo, cần phát âm chính xác âm vần, đọc đúng, phải hiểu được học sinh mình, nắm được cách phát âm của từng em thường đọc sai âm gì, vần gì, dấu gì? Lúc này giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm và đọc mẫu, đối với học sinh lớp 1 cho phân tích vần rồi đọc. Nếu trường hợp học sinh vẫn đọc sai, giáo viên cần kiên trì, không nôn nóng, không thể bắt các em đọc đúng ngay được mà phải có thời gian. Ta có thể chuyển sang mời học sinh khác đọc và nhắc nhở các em đó theo dõi đọc thầm theo. Sau đó yêu cầu đọc lại. Cần động viên, khuyến khích thi đọc to, đọc đúng giữa các cá nhân trước lớp. Nếu các em còn rụt rè không tham gia, thì tổ chức cho các em thi đua theo nhóm, bàn, vì các em thường mặc cảm trước giáo viên và bạn bè, sợ đọc sai các bạn cười. Lúc này giáo viên cần quan tâm đến hoạt động nhóm, giúp đỡ học sinh kịp thời. Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng từng âm, vần tự nhiên, không gò bó. Có một số trường hợp học sinh vẫn không thể phát âm đúng, giáo viên có thể cho học sinh đọc một số tiếng dễ đọc có chứa vần đó trước rồi mới đọc lại vần. Ví dụ : có em đọc vần “ uôi” thnàh “ ôi”, ta có thể cho học sinh đọc trơn tiếng “ chuối” thành thạo rồi mới đọc vần “ uôi – uô- i –uôi – uôi”, hoặc đọc “ anh” thành “ an” ta có thể đọc trơn tiếng “ chanh” rồi mới đọc “ a- nhờ – anh” hoặc học sinh đọc mất dấu “ hành” thành “ hanh”, “ dung” thành “ dụng”,( dùng). Ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc dúng, giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen nhận xét bạn đọc để phát huy tính mạnh dạn của học sinh và trau dồi ngôn ngữ, qua việc nhận xét đó còn giúp học sinh nhận ra được sự hạn chế của mình. Giáo viên có thể nhân cơ hội này gọi học sinh đó đọc lại, mỗi học sinh đọc rõ ràng, giáo viên đều khen, động viên, khuyến khích. 2.Đọc hiểu ( đọc để nhớ): Ngoài việc đọc đúng ra, học sinh còn phải biết ghi nhớ cấu tạo của vần, giúp học sinh ghi nhớ tốt. Trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cấu tạo vần, tiếng. Một số học sinh nghe bạn đọc thì đọc đúng nhưng khi yêu cầu phân tích tiếng đó được tạo bởi âm nào, vần nào, hay đọc trơn thì lại không nêu được, đọc sai. Ví dụ : khi gọi học sinh đọc bài có tiếng “ sáng sủa”, đọc thành “ sang sua” thì giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc lại, nếu còn sai thì phải đánh vần “ s-ang-sang-sắc- sáng, s-ua-sua-hỏi-sủa-sủa”. Lúc này không kiểm tra 2-3 học sinh một lúc mà ta có thể kiểm tra xen kẽ trong suốt quá trình luyện đọc. Nếu giáo viên cho học sinh luyện đọc nhiều mà ít kiểm tra việc ghi nhớ vần của học sinh đọc đúng các tiếng trong bài thì học sinh sẽ quên, khi viết sẽ sai. Vì vậy việc kiểm tra đọc đúng các tiếng trong bài của học sinh là điều kiện tốt để học sinh ghi nhớ vần, tiếng, dấu thanh, tránh tình trạng đọc vẹt, không nhớ mặt chữ, đọc tràn lan mà không hiệu quả. Tuy nhiên về tâm lý học sinh lứa tuổi này thích vừa chơi vừa học. Vì vậy trong giờ học giáo viên cần tổ chức cho học sinh dưới nhiều hình thức như : thi đua đọc nhóm, đọc cá nhân, nhưng giáo viên phải biết được trình độ học sinh để phân nhóm cho học sinh thi đua đọc. Ví dụ : học sinh giỏi, khá, trung bình với trung bình, yếu với yếu, khá giỏi thì đọc đoạn dài, trung bình đọc đoạn vừa, yếu đọc đoạn ngắn. 3.Đối với gia đình : Môi trường gia đình rất quan trọng trong việc giúp các em học tốt. Trước hết giáo viên cần quan tâm gần gũi gia đình các em, thường xuyên thăm hỏi và tham mưu với phụ huynh nên sử dụng Tiếng Việt đối với các em khi ở nhà, kết hợp chặt chẽ phụ huynh giúp các em có phương pháp cụ thể khi học ở nhà. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc học tập ở nhà của các em. Động viên phụ huynh quan tâm thường xuyên đến việc học của các em. 4.Công tác chủ nhiệm : -Phân loại học sinh theo từng đối tượng. -Lên kế hoạch chỉ đạo cho học sinh yếu, kém. -Sắp xếp học sinh yếu gần học sinh khá để thuận tiệh hoạt động nhóm và phong trào giúp bạn tiến bộ. -Động viên kịp thời khi học sinh tiến bộ. . CHƯƠNG IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Với giải pháp trên tôi thường tổ chức tiết học thực hành luyện đọc như sau: 1.Tổ chức cho học sinh đọc đúng: Trong thời gian này cần giúp cho học sinh đọc rõ ràng, chính xác, chưa yêu cầu đọc nhiều, cần cho học sinh luyện đọc 2-3 lần trong tiết học. Tuy nhiên thời gian có ít, để cho nhiều học sinh yếu được đọc thì giáo viên cũng phải đọc mẫu. Học sinh đọc mỗi lần 1-2 câu, học sinh cần phải cố gắng, nỗ lực thể hiện qua các cuộc thi “ Ai đọc to rõ hơn”, “ Ai đọc đúng hơn”. Lúc này giáo viên cần tận dụng thời gian cho học sinh yếu đọc nhiều và sửa sai kịp thời, động viên mọi học sinh cùng tham gia một cách tích cực, tự tin bằng chính năng lực của mình, thể hiện rõ tinh thần thi đua trong học tập. Nếu trường hợp học sinh phát âm, đọc 2-3 lần vẫn sai, giáo viên có thể giúp học sinh bằng cách phát âm chậm, phân tích cách mở đầu và kết thúc cho học sinh đọc theo, hoặc cho các em luyện đọc với hình thức thi đua đọc theo cặp, sau đó mới kiểm tra lại.lúc này giáo viên có thể kết hợp, kiểm tra việc nắm vững cấu tạo âm – vần- tiếng, nhất là học sinh còn chưa đọc đúng. Nguyên nhân chủ yếu sau đây là quên cấu tạo âm vần. 2.Đọc để nhớ: Học sinh đã có sự tiến bộ về đọc đúng âm – vần- tiếng. Lúc này giáo viên tiếp tục tổ chức trò chơi “ thi đọc đúng” , “ đọc nhanh” theo cặp mới. Học sinh đọc tốt đọc trước, học sinh yếu đọc sau.Những học sinh đọc tốt cần khen ngợi kịp thời, những học sinh yếu giáo viên không nên khiển trách trước lớp mà nhắc nhở các em cần cố gắng. Ngoài việc tổ chức đọc theo cặp cuối tiết học giáo viên có thể tổ chức cho học sinh “ Thi đua tiếp sức” để gây sự chú ý tập trung của học sinh. Nhưng để kiểm tra được sự chú ý của học sinh , giáo viên cần kiểm tra sự chú ý của các em. Ví dụ: bạn đọc đến chỗ nào rồi? Mời em đọc tiêp, hoặc bạn đọc đúng chưa? Có sai tiếng nào không? Hoặc giáo viên tổ chức trò chơi “ Em là cô giáo” yêu cầu lúc này cao hơn, có thể chỉ 1,2 em đọc( xung phong) đọc nhưng cũng để khuyến khích và tạo cho các em có thái độ mạnh dạn, tự tin trước đông người. . CHƯƠNG V KẾT LUẬN Với cách dạy đúng âm vần. Tôi sẽ hình thành cho học sinh cách đọc đúng từ, câu, ghi nhớ cách đọc cho học sinh để học sinh đọc đúng, hiểu sâu hơn về Tiếng Việt phổ thông, đồng thời giúp các em học tốt các môn học khác. Khắc sâu cho học sinh hiểu được rằng: đọc đúngthì viết mới đúng. Muốn đúng thì luyện đọc nhiều. Nhất là thời gian phối kết hợp với gia đình. Trên đây là giải pháp mà cá nhân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình, rất mong được sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp để các giờ luyện đọc âm, vần, tiếng trong giờ học vần đối với lớp 1, giờ tập đọc đối với lớp 2,3 đạt được những yêu cầu của môn học đặt ra. Đạ K’Nàng, ngày 28 tháng 12 năm 2006 Người viết Cil K Thương MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 2 3 4 5 6 Phần mở đầu Thực trạng việc hoc Tiếng Việt của học sinh dân tộc Giải pháp Tổ chức thực hiện Kết luận Mục lục 1 2 4 7 9 10

File đính kèm:

  • docGPHI THUONG.doc
Giáo án liên quan