Rèn chữ viết hoa cho học sinh lớp 2

Người ta thường nói: “Nét chữ nết người” - nét chữ nói lên tính cách của con người. Vì thế, việc rèn luyện vở sạch, chữ đẹp cho học sinh tiểu học nói chung và việc rèn luyện chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 nói riêng là một trong những tiêu chuẩn mà bất cứ trường tiểu học nào củng cố gắng thi đua và thực hiện tốt.

 Chữ viết là một hệ thống kí hiệu ngôn ngữ bằng đồ hình được quy định thống nhất ở từng quốc gia hoặc từng dân tộc. Kĩ năng viết chữ là loại kĩ năng thiên về mặt kĩ thuật, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì luyện tập. Để viết được chữ đòi hỏi người viết phải nắm mẫu chữ, nắm các thao tác viết các loại nét chữ, nắm được quy định cách ngồi viết, cách cầm bút, đưa bút thành nét

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn chữ viết hoa cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữ số. Nắm vững quy trình viết chữ cái, chữ số. Yêu cầu cơ bản về chữ viết ở học sinh lớp 2 là: Học sinh nắm được hình dáng và viết đúng các chữ hoa. Đồng thời nâng cao dần kỹ năng viết liền mạch giữa các chữ cái viết thường với nhau và giữa chữ hoa với chữ viết thường. Đặc biệt giáo viên cần nắm được những quy định mới về chữ viết của Bộ GD & ĐT ngày 14/6/2002: độ cao các chữ cái viết thường, viết hoa và chữ số. Cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. - Độ cao các chữ: Các chữ cái viết thường có nét khuyết ( b, g, h, k, l, y ) đều viết ở độ cao 2,5 đơn vị. Các chữ hoa đều viết ở độ cao 2,5 đơn vị, riêng chữ “ y “ và “ g “ viết ở độ cao 4 đơn vị. Chữ cái (d, đ, q, p ) viết ở độ cao 2 đơn vị, chữ “ t ” viết ở độ cao 1,5 đơn vị. Chữ cái “ r, s “ viết ở độ cao 1,25 đơn vị. Các chữ cái còn lại viết ở độ cao 1 đơn vị. - Cách đặt dấu thanh : các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô có cạnh 0,5 đơn vị thường được đặt trên đầu âm chính ghi tiếng. - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng một con chữ số “0”. 2. Kỹ năng: Viết đúng mẫu chữ cái viết thường, viết hoa. Chẳng hạn để viết đúng, viết đẹp chữ hoa cần xác định được độ cao của chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết các nét trong từng chữ. Làm sao thể hiện rõ đặc điểm, thống nhất ở các nét cơ bản trong từng nhóm chữ. Kĩ thuật viết liền mạch giữa các chữ cái được thể hiện rõ, đều. Hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh về khoảng cách khi viết các chữ cái đứng sau chữ viết hoa không có nét móc ( b , c , d , đ , e ,ê , f , o, ô, ơ, p, s, t, v,x ). 3. Cơ sở vật chất. Nắm được yêu cầu cần thiết về cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học được tốt, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu với các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội đầu tư đầy đủ vở tập viết cho các khối lớp, trong đó có lớp 2. Việc này rất tiện, giáo viên không tốn nhiều thời gian ở giờ tập viết. Vậy giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, thấy rõ yêu cầu về mọi mặt. Trong quá trình dạy, giáo viên thấy thiếu gì mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu để kịp thời tu sửa, bổ sung nhằm nâng cao việc dạy và học. 4. Nhận thức - Bản thân giáo viên phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của dạy chữ viết cho học sinh. - Muốn dạy học sinh viết đẹp trước hết giáo viên phải viết đẹp. - Giáo viên tự rèn luyện viết chữ hoa. Đặc biết trong quá trình dạy: Học sinh viết bài tập viết, chính tả nào, giáo viên luyện viết bài đó. Luyện viết không chỉ giúp giáo viên có chữ viết đúng, đẹp hơn mà còn giúp giáo viên nắm chắc hơn về cấu tạo từng chữ ( chiều cao, bề rộng ), các nét cấu tạo nên chữ và cách viết. II. Các biên pháp để tổ chức thực hiện. Hướng dẫn học sinh tập viết chữ hoa. Trong giờ tập viết nói riêng và các giờ khác nói chung, giáo viên luôn thực hiện vai trò chỉ đạo, hướng dẫn còn học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức. Để nắm chắc cấu tạo, cách viết từng chữ trong phần hướng dẫn viết chữ hoa cũng như hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng. Giáo viên nên dùng một hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tự tìm ra cấu tạo, cách viết, quy trình viết của từng chữ. Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh viết chữ hoa “ P ” và câu ứng dụng “ Phong cảnh hấp dẫn ”, giáo viên hướng dẫn: - Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo chữ “ P ” cao mấy li? ( Chữ P cao 5 li – gỗm 6 đường kẻ). - Chữ “ P ” hoa gồm mấy nét? ( Gồm 2 nét ). - Nét một là nét gì? ( Nét móc ngược trái). - Nét hai là nét gì? ( nét cong tròn có hai đầu uốn vào trong không đều nhau ). - Chúng ta đã học chữ cái hoa nào củng có nét móc ngược trái ? ( chữ hoa B ). - Gọi HS nêu quy trình viết nét móc ngược trái. - Giáo viên nhắc lại quy trình viết nét 1,sau đó hướng dẫn học sinh viết nét2. Giáo viên vừa giảng quy trình viết vừa viết mẫu vào khung chữ để củng cố cấu tạo, cách viết và kỹ thuật lia bút khi viết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con. Nhận xét, uốn nắn học sinh rút kinh nghiệm. - Hướng dẫn học sinh viết câu từ ứng dụng : Hai học sinh đọc. - Giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: Em hiểu cụm từ “Phong cảnh hấp dẫn”nghĩa là gì? (nghĩa là phong cảnh đẹp,mọi người ai cũng muốn đến thăm ). - Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ P hoa và cao mấy li? ( Chữ g, h, cao 2,5 li) - Các chữ còn lại cao mấy li ? ( Các chữ p, d cao 2li, các chữ còn lại cao1li). - Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ ? ( Dấu hỏi đặt trên chữ a, dấu sắc và dấu ngă đặt trên chữ â ). - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào ? ( Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách chữ 0 ). Tôi đã áp dụng cách hướng dẫn này ở từng giờ tập viết. Phân nhóm chữ để luyện viết chữ cho học sinh. Ngoài ra luyện viết tổng hợp cho học sinh, giáo viên nên áp dụng biện pháp: Phân các chữ hoa thành các nhóm chữ có nét giống nhau để củng cố về chữ viết, cấu tạo chữ hoa cho học sinh. Tôi đã phân 29 chữ hoa thành các nhóm sau: Nhóm 1: a, ă, â, m, n. Nhóm 2: b, p, r. Nhóm 3: c, l, s, t, e, ê, g. Nhóm 4: d, đ. Nhóm 5: h, I, k, v. Nhóm 6: u, ư, y, x. Nhóm 7: o, ô, ơ, q. Quan tâm đến tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở cho học sinh. Muốn viết đẹp học sinh không thể không để vở, cầm bút không đúng cách. Giáo viên không chỉ nhắc nhở, điều chỉnh cách cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết cho học sinh ở giờ tập viết mà còn nhắc nhở các em ở tất cả các phân môn khác như: Toán, chính tả, luyện viết… Chấm, chữa bài. Giáo viên không chỉ viết đúng, viết đẹp ở trên bảng lớp là đủ. Ngay trong vở học sinh, chữ viết, phần nhận xét của giáo viênvà chữ viết sửa cho học sinh cũng phải đúng mẫu, đẹp, đều, ngay ngắn để học sinh học hỏi. Điều này tôi đã gặp, có lần tôi ghi lời nhận xét ở vở chính tả cho một em học sinh lớp tôi. Chữ B tôi viết cao 2 li, còn chữ Ư tôi viết cao 3 li. Em học sinh này đã đọc và quan sát chữ viết của tôi và phản ánh cho tôi. Tôi ngượng với em học sinh, nhưng rồi tôi cũng chấn an bản thân: Đó là bài học nhắc nhở tôi khi viết, đặc biệt khi phê ở vở học sinh. Phối hợp luyện viết. Việc luyện viết cho học sinh không chỉ tiến hành ở giờ tập viết, luyện viết mà tiến hành ở tất cả phân môn khác: Toán, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn… Phân môn nào cũng vậy, nếu phải viết giáo viên không nên quên nhắc nhở các em viết đúng, viết đẹp và trình bày sạch sẽ. Đặc biệt những học sinh có ý thức luyện viết kém giáo viên cần nhắc nhở uốn nắn nhiều. Tổ chức phong trào thi viết chữ đẹp. Giáo viên thường xuyên tổ chức phong trào thi viết chữ đẹp cho học sinh. Cứ mỗi tháng một lần, giáo viên nên tổ chức thi viết chữ đẹp, có tuyên dương, khen thưởng học sinh viết chữ đẹp và trưng bày bài có nét chữ đẹp trên trường, lớp để học sinh học hỏi lẫn nhau, nhẹ nhàng uốn nắn học sinh viết chữ chưa đẹp. Phối hợp với phụ huynh học sinh. Giáo viên cần tuyên truyền để phụ huynh học sinh biết về mẫu chữ mới và tầm quan trọng của vở sạch, chữ đẹp, tác hại của bút bi. Với tôi ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề cập vấn đề này. Hâù hết phụ huynh đều quan tâm đến con em mình ( 100% học sinh có vở tập viết). Bút tập viết là bút mực, bút chữ A, tôi thấy điều này có tác động rất lớn đến quá trình luyện viết của cô và trò. Khen thưởng kịp thời. Nhà trường nên có hình thức khen thưởng kịp thời những em học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện. Điều này không chỉ có tác dụng dến ý thức viết chữ đẹp cho học sinh mà còn khuyến khích tinh thần học tập của các em. Thường xuyên nêu gương những em đạt giải cấp trường, cấp huyện để giác ngộ những những học sinh trong lớp, trong trường. C. Kết luận. I. Két quả nghiên cứu. Qua gần hết một năm học thực hiên các biện pháp rèn luyện chữ viết hoa cho học sinh lớp 2, tôi thấy học sinh viết chữ đẹp, đúng mẫu ngày một tăng lên. Điều đó được thể hiện qua các bảng thống kê sau: Tổng số học sinh Xếp loại Đầu năm Cuối năm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 28 A 1 3,57 11 39,3 B 4 14,28 14 50,0 C 23 82,15 3 10,7 So sánh chất lượng học sinh có khả năng viết chữ hoa đúng, đẹp mẫu chữ gần cuối năm học cao hơn nhiều so với đầu năm học. Có thể nói : Rèn chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 là rất cần thiết và không thể thiếu. II. Bài học kinh nghiệm. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu với những kết quả đạt được tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: Bản thân giáo viên phải nhận thức đúng tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh. Người giáo viên phải tự học tập, nghiên cứu và tự rèn luyện mình để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng chuyên môn. Tiếp cận kịp thời sự thay đổi kiểu mẫu, nội dung và phương pháp dạy tập viết nói riêng và các phân môn khác nói chung. Bằng các hình thức khác nhau, giáo viên cố gắng giác ngộ ý thức rèn luyện chữ đẹp, thích viết chữ đẹp và giữ gìn vở sạch ở học sinh, làm sao để học sinh thấy được tầm quan trọng của vở sạch, chữ đẹp. Phối hợp với phụ huynh học sinh để tự rèn luyện chữ viết cho các em. Cố gắng để phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của chữ viết đẹp. Rèn luyện, uốn nắn, sửa chữa chữ viết cho học sinh ở tất cả các phân môn ở bất cứ lúc nào, không riêng môn tập viết. Phối hợp với nhà trường - Đội, Sao, tổ chức thi viết chữ đẹp, trưng bày vở sạch, chữ đẹp. Kịp thời khen thưởng những em có thành tích cao trong các kỳ thi viết chữ đẹp và cố gắng tại lớp để viết đẹp hơn. Chữ viết không đơn thuần là ghi lại âm tiết tiếng việt mà nó còn thể hiện tính cách của con người. Rèn chữ viết cho học sinh chính là rèn cho các em những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: Tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật cao, lòng tự trọng…Việc làm này đòi hỏi người giáo viên không chỉ có những hiểu biết về chuyên môn mà cần có sự kiên trì, cẩn thận, lòng yêu nghề, mến trẻ. Bởi vì “ Luyện chữ để rèn nên người.” Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy trên lớp. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm có hạn, không thể không có những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp với tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao của giờ lên lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Kỳ Tân, Ngày 23 tháng 03 năm 2009. Người viết Vương thị hà

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan