Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 34030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi thông qua hoạt động kể chuyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện. Cô khuyến khích trẻ làm động tác và tập kể lại câu chuyện cùng cô. Ví dụ: Trong câu chuyện “ Dê con thích húc”. + Bắt chước động tác của dê: Trẻ đưa hai ngón tay trỏ lên đầu, người hơi cúi( Động tác húc) + Bắt chước giọng điệu: Khi kể đến bác gà trống tây. Cô nói giọng trịnh trọng để trẻ bắt chước theo. 3.5. Khai thác kiến thức của các môn học khác hỗ trợ cho hoạt động kể chuyện. - Mục đích: Để giờ kể chuyện được hấp dẫn và góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì việc kết hợp các lĩnh vực phát triển cũng được xác định là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động học. - Nội dung và cách thức thực hiện: + Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: Câu chuyện : “Đôi bạn nhỏ” cho trẻ hát bài hát “Đàn vịt con”. + Lĩnh vực phát triển thể chất ( Làm động tác minh họa của các nhân vật trong câu chuyện ) .Ví dụ: Trong câu chuyện “ Con cáo” cô cho trẻ làm động tác “ Cáo vồ mồi” và cho trẻ làm theo. + Lĩnh vực phát triển nhận thức: Hoạt động nhận biết: Trong câu chuyện “ Cây táo”, “ Quả thị” trẻ nhận biết màu sắc: Biết quả táo khi chín có màu đỏ, khi chưa chín có màu xanh. Quả thị khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu vàng. Trẻ nhận ra quả thị và quả táo có dạng hình tròn. 3.6. Tổ chức ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi. - Mục đích: Góp phần củng cố các kiến thức đã học, đồng thời rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Nội dung và cách thức thực hiện: + Giờ đón trẻ: Cô cho trẻ quan sát tranh, ảnh một số câu chuyện trong chủ đề. Ví dụ: Trong chủ đề “ Cây và những bông hoa đẹp” Cô cho trẻ quan sát hình ảnh quả táo, quả thị để cho trẻ làm quen trước khi tìm hiểu câu chuyện. + Giờ ngủ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện hay, nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ví dụ: Câu chuyện “ Thỏ ngoan” “ Khỉ con biết vâng lời’ “ Chú gấu con ngoan” + Hoạt động góc: Góc sách - truyện: Cô cho trẻ xem tranh chuyện trong chủ đề. Góc phân vai: Cô cho trẻ tập đóng vai trong câu chuyện. Ví dụ: Đóng vai mẹ con trong câu chuyện “ Chú gấu con ngoan”. Góc hoạt động với đồ vật: Cô cho trẻ xếp nhà, xếp đường đi cho thỏ. + Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát cây thị, cây táo để trẻ nhận biết tên gọi đặc điểm của cây, quả. + Giờ trả trẻ: Cô cho trẻ xem ti vi các câu chuyện có trong chủ đề. 3.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. - Mục đích: Giúp phụ huynh hiểu rõ kiến thức phát triển ngôn ngữ thông qua giờ kể chuyện, từ đó tạo sự thống nhất giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ. - Nội dung và cách thức thực hiện: + Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà. + Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: giấy, sách, những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn ... + Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước. + Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. Tuyên truyền dưới hình thức: bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nội dung và hình thức phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật, tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao ... có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh. Tuyên truyền bằng truyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề, những câu truyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe. Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc . 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả nghiên cứu - Áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy như trên đối với môn kể chuyện. Qua các giờ học tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể chuyện. Thông qua đó mà việc phát triển ngôn ngữ đạt hiệu quả cao. - Trong khi nghe kể chuyện, kể lại chuyện và trả lời các câu hỏi của cô. Vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu phong phú và đa dạng. Sau một năm áp dụng phương pháp mới này kết quả giảng dạy của tôi đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau: Xếp loại Tổng số trẻ Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 20 9 45 8 40 3 15 0 0 - Trước đây khi tôi chưa sử dụng phương pháp này thì số trẻ số trẻ đạt như sau: + Số trẻ xếp loại tốt là 4 chiếm 20% + Số trẻ xếp loại khá là 6 chiếm 30% + Số trẻ xếp loại trung bình là 4 chiếm 20% + Số trẻ xếp loại yếu là 6 chiếm 30% - Sau khi áp dụng “phương pháp cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện” số trẻ tôt và khá đã tăng lên, số trẻ trung bình, yếu đã giảm xuống một cách rõ rệt cụ thể như sau. + Số trẻ xếp loại tốt là 9 chiếm 45% : Đã tăng lên 25% so với trước + Số trẻ xếp loại khá là 8 chiếm 40%: Đã tăng lên 10% so với trước + Số trẻ xếp loại trung bình là 3 chiếm 15% : Đã giảm xuống 5% so với trước + Không còn trẻ yếu, kém. - Trẻ đạt loại tốt là những trẻ đã biết nghe hiểu lời nói, nghe nhắc lại các âm và các tiếng trong câu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thành thạo. Trẻ nói được câu đơn câu có 5 - 7 tiếng. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau. Nói to, đủ nghe, lễ phép. - Trẻ xếp loại khá là những trẻ biết nghe hiểu lời nói, nghe nhắc lại các âm và các tiếng trong câu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thành thạo. Trẻ nói được câu có 4-5 tiếng. - Trẻ xếp loại trung bình là những trẻ biết nghe hiểu lời nói. Nghe nhắc lại các âm các tiếng và các câu. Trẻ phát âm còn ngọng . Khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Trẻ chỉ nói được câu đơn câu có 2-3 tiếng. 4. 2. Bài học kinh nghiệm. Muốn giúp trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua giờ kể chuyện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Vận dụng cấc biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi. Chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo ra niềm tin, sự hứng thú cho trẻ. 2. Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật như trò chơi, câu đố, thơ, hát, hò, vè.... 3. Đầu tư thời gian để nghiên cứu kĩ đề tài để có các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. 4. Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ. Thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phần III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ . Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp cũng như sự mạnh dạn tin tưởng trong giao tiếp. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo. Điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước, thực hiện mục tiêu của ngành. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Để đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua hoạt động kể chuyện, tôi đã sử dụng linh hoạt các biện pháp sau trong quá trình giảng dạy: Một là, sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi Hai là, sắp xếp tạo môi trường Ba là, thay đổi hình thức giới thiệu bài gây hứng thú cho trẻ Bốn là, trò chuyện để có giời kể chuyện hay Năm là, khai thác kiến thức của các môn học khác hỗ trợ cho hoạt đông kể chuyện Sáu là, tổ chức ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi Bảy là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh - Trẻ độ tuổi 24 -36 tháng khi nghe kể chuyện rất mau quên, không ghi nhớ lâu, nên tôi phải tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để trẻ ghi nhớ lâu hơn về câu chuyện và hiểu nội dung câu chuyện. - Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giờ kể chuyện giáo viên cần đầu tư về thời gian nghiên cứu để lựa chọ nội dung truyện kể hay, chuẩn bị được nhiều đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn trẻ. Cô cần xác định được giọng kể phù hợp để gây hứng thú cho trẻ nhiều, dạy trẻ kể đi kể lại nhiều lần giúp trẻ thực sự in dấu trong lòng trẻ để đảm bảo cho trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện hơn. 2. Kiến nghị. Để thực hiện tốt đề tài này, tôi và những người làm công tác giáo dục trực tiếp giảng dạy ở những nơi có  hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến tình hình học tập của các cháu. Để trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn, tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động kể chuyện. Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chán không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau và quá trình giảng dạy của bản thân sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cao Minh, tháng 12 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Thành Tài liệu tham khảo 1, Sách tâm lý trẻ tuổi mầm non 2, Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ 24-36 tháng tuổi 3, Các chuyên san về giáo dục mầm non 4, Một số chuyên đề về giáo dục mầm non 5, Các chuyên san , Báo Giaó Dục và Thời đại 6, Mạng Internet

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo án liên quan