Nối mạng tư duy cho học sinh trong dạy học môn Hóa học

Mục lục

 Trang

Danh mục chữ cái viết tắt . .02

A. MỞ ĐẦU .03

I. Đặt vấn đề . . .03

II. Phương pháp tiến hành. .04

1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. .04

2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. .05

B. NỘI DUNG .06

I. Mục tiêu . .06

II. Mô tả giải pháp của đề tài .06

 1. Thuyết minh tính mới .06

 2. Khả năng áp dụng 13

 3. Lợi ích kinh tế - xã hội 13

C. KẾT LUẬN .15

I. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.15

II. Những triển vọng trong việc vận dụng. . 15

III. Đề xuất, kiến nghị . .16

Tài liệu tham khảo . . 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nối mạng tư duy cho học sinh trong dạy học môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V áp dụng biện pháp này đúng lúc thì HS sẽ tiếp thu rất tốt, thậm chí là “nhớ suốt đời”. Ví dụ 1: Khi dạy xong bài “hóa trị” lớp 8, GV yêu cầu HS học thuộc hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tố như bảng trang 42 SGK thì GV có thể cung cấp thêm cho HS bài thơ hóa trị để HS có thể dễ nhớ với nội dung như sau: Kali (K), iốt (I), hidrô (H) Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài Là hoá trị I hỡi ai Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg) Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba) Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca) Hoá trị II nhớ có gì khó khăn ! Này nhôm (Al) hoá trị III lần In sâu trí nhớ khi cần có ngay Cácbon (C), silic(Si) này đây Có hoá trị IV không ngày nào quên Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền II, III ta phải nhớ liền nhau thôi Lại gặp nitơ (N) khổ rồi I , II , III , IV khi thời lên V Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm Xuống II lên IV khi thì VI luôn Phốt pho (P) nói đến không dư Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V Em ơi cố gắng học chăm Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng. Ví dụ 2: Khi dạy bài “oxit” ở lớp 8, để HS phân biệt được oxit axit (oxit phi kim) và oxit bazơ (oxit kim loại) thì GV cần nhấn mạnh nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim để HS dễ nhớ vì trong bài “Đơn chất và hợp chất – Phân tử” SGK chỉ nói tính chất của đơn chất kim loại và đơn chất phi kim mà không nói cụ thể. GV có thể hướng dẫn cho HS nhớ như sau: Các phi kim thường gặp trong chương trình học là: C, H, O, N, S, P, F, Cl, Br, I … Có thể đọc là: Chọn sư phụ phải có bánh ít …. Các nguyên tố còn lại ngoài những nguyên tố này (trừ một vài trường hợp đặc biệt: Silic là phi kim..) thì còn lại là nguyên tố kim loại. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Dãy hoạt động hóa học của kim loại”, GV có thể hướng dẫn cho HS cách nhớ dạy hoạt động hóa học của kim loại như sau: - Dãy hoạt động hóa học của kim loại như SGK lớp 9: K Na Mg Al Zn Fe Pb H Cu Ag Au Khi Nào May Áo Giáp Sắt Phải Hỏi Cô Bạc Vàng - Dãy hoạt động hóa học của kim loại mở rộng: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au Khi Nào Cần May Áo Giáp Sắt Nhìn Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu Ví dụ 4: Khi dạy bài “Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, GV có thể đưa ra mẹo giúp HS nhớ được thứ tự 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 H He Li Be B C N O P Ne Na Mg Al Si P S Cl Ar K Ca Hi He Liễu Bên Bờ Chờ Người ở Phố New Nàng May Áo Siêu Phải Sang Cầu Ao Khi Cần 2. Khả năng áp dụng: - Bản thân tôi khi áp dụng các phương pháp này thì thấy có hiệu quả rất nhanh qua từng tiết học, từng năm học và hiệu quả nhất là 2 năm học gần đây (năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013) khi phương tiện công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến. - Với các phương pháp dạy học như trên có thể thay thế cho các phương pháp dạy học rời rạc, phát huy được thế mạnh của tất cả các phương pháp dạy học hiện tại nếu áp dụng từng phương pháp một cách nhuần nhuyễn, khoa học và hợp lí. - Hiện nay trong toàn ngành Giáo dục của thành phố đang tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy học có ứng dụng Công nghệ thông tin nên việc áp dụng các phương pháp này vào trong tiết học là hoàn toàn phù hợp và có khả năng ứng dụng cao. Đặc biệt, đối với trường THCS Đống Đa thì việc ứng dụng các phương pháp này càng thuận lợi. Vì nhà trường có trang bị phòng học bằng máy chiếu và các phương tiện hỗ trợ một cách đầy đủ và tối ưu nhất để các GV trong trường có thể phát huy khả năng dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin trong từng tiết học và cũng là một trong những phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” của nhà trường. 3. Lợi ích kinh tế – xã hội : - Các phương pháp dạy học trên có thể cải tạo được môi trường giáo dục của GV không phải duy nhất là gắn liền với bảng, phấn mà còn có thêm sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học khác. GV thao tác nhanh nhẹn hơn với máy tính, thu thập thêm cho bản thân nhiều thông tin, kiến thức bổ ích có liên quan đến môn học và các kiến thức xã hộc khác. - HS hứng thú hơn trong các tiết học, nhớ bài lâu hơn và ham thích học bộ môn nhiều hơn ; đã xóa bỏ hẳn các tiết học nhàm chán mà học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức trước đây. - Có tác dụng tích cực đối với các GV giảng dạy: ít bị bụi phấn hơn, thao tác trên máy tính thuần thục hơn, GV nhẹ nhàng hơn khi giảng bài ít sợ bị cháy giái án, không gây ô nhiễm môi trường. Có thể biểu diễn tỉ lệ học sinh nắm được và nhớ kỹ nội dung bài học trước và sau khi được GV hướng dẫn các phương pháp học tập theo biểu đồ dưới đây: Tỉ lệ học sinh tiếp thu bài học (%) Năm học C. KẾT LUẬN: I. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp: - Các phương pháp dạy học cần nhắc lại trong nhiều tiết học để HS dễ hình thành các bước tư duy bài học. - Các phương pháp giảng dạy khi phối hợp trong các tiết dạy cần phải phù hợp với thời gian luyện tập, củng cố của từng tiết. Để làm được điều này, GV cần nghiên cứu kĩ SGK, SGV và cần có kĩ năng thiết kế, dẫn dắt HS thu hút được 100% HS chủ động tiếp thu kiến thức để phát triển khả năng nhạy bén, tư duy nhớ lâu. - Sự đoàn kết, hợp tác giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với các nhóm và giữa các nhóm HS với nhau sẽ giúp các em hứng thú hơn trong quá trình học tập bộ môn. Thông quá đó, GV cũng giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, lao động… - Thỉnh thoảng GV cũng nên tiếp xúc gần gũi và thân mật với các em để có thể nắm bắt những vướng mắc khi các em tiếp cận với các phương pháp dạy học vì “không có phương pháp nào là phù hợp cho tất cả mọi người”. II. Triển vọng trong việc vận dụng và khả năng phát triển: Phương pháp dạy học “nối mạng tư duy” là một trong những phương pháp quan trọng trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức môn Hóa học, chủ động tiếp thu kiến thức sẽ giúp cho các em HS nhớ lâu, vận dụng tốt các kiến thức đó để giải một bài toán hóa. Các phương pháp học tập này sẽ giúp các em nắm bắt vấn đề nhanh hơn, kích thích các em học tập tốt hơn; phù hợp với trình độ nhận thức tính tò mò, tìm tòi ở lứa tuổi cuả các em. Các phương pháp dạy học này được thực hiện thường xuyên trong các tiết học, đặc biệt là các tiết luyện tập và GV không cần phải mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị, cũng không cần phải chuẩn bị phương tiện dạy học quá nhiều như bảng phụ, các hóa chất cho các nhóm, không cần phải lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mình và HS khi có các thí nghiệm có chất độc hại. Do đó việc áp dụng SKKN này vào trong quá trình giảng dạy là hoàn toàn có khả năng thực hiện được một cách dễ dàng. Chỉ có điều là GV cần phải hết sức tỉ mỉ và công phu giảng giải từng bước của các phương pháp thì HS mới có tư duy tốt để nhớ và vận dụng thành thục các kiến thức đã được tiếp thu đó. Trên đây là một số phương pháp giảng dạy giúp HS tư duy tốt và phù hợp với trình độ nhận thức chung của HS lớp 8, 9 mà tôi đã áp dụng giảng dạy cho các em và đã thu được một số kết quả nhất định. Mặt khác, trong SGK và các Sách tham khảo không đề cập đến vấn đề này hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống. Mỗi phương pháp tôi đã cố gắng nêu lên những ví dụ cụ thể, đơn giản và điển hình mà HS lớp 8, 9 gặp phải trong khi học tập. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy. Chắc chắn có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện với thời gian dài, hết sức công phu và xuyên suốt cả nội dung của tiết học, của chương, thậm chí là toàn bộ nội dung chương trình…. và đem lại hiệu quả cao cho quá trình học tập của học sinh nếu được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc áp dụng một sáng kiến kinh nghiệm đối với một trường nào đó đã là khó khăn (vì mỗi GV có cách dạy khác nhau), thì càng khó khăn hơn nữa khi áp dụng cho các trường khác nhau. Theo tôi, tiêu chí của một sáng kiến kinh nghiệm là sáng kiến đó phải có khả năng thực thi cao. Do vậy, sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể chưa phản ánh quy mô của một chương hay của chương trình môn hóa học mà chỉ là một tiết học nhưng nó lại có khả năng thực thi cao, xuyên suốt trong quá trình học môn Hóa học của HS và có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. II. Đề xuất, kiến nghị: - Lãnh đạo cấp trên cùng Hội đồng bộ môn lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng, có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy thì chuyển về cho các trường tham khảo và tùy theo điều kiện để áp dụng; hoặc tổ chức riêng một buổi phổ biến cho toàn bộ giáo viên cùng bộ môn trong Thành phố. - Phòng giáo dục nên phân công luân phiên nhau giữa các trường làm chuyên đề và giao vào cuối năm học, trong thời gian hè để GV có nhiều thời gian đầu tư vào chuyên đề (nếu GV làm chuyên đề trong năm học sẽ bị chi phối bởi công việc giảng dạy…) - Sáng kiến kinh nghiệm của GV tham gia thi cấp Thành phố nếu đạt loại giỏi thì Phòng giáo dục nên giao lại về trường đó để tiếp tục phát triển thành chuyên đề cấp Tỉnh. Còn nếu sáng kiến chưa đạt hoặc còn nhiều thiếu sót thì nên cho GV thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đó biết để rút kinh nghiệm cho lần sau. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn trao đổi kinh nghiệm hoặc chuyên môn để GV có thể bổ sung thêm kinh nghiệm tích lũy cho quá trình dạy học tốt hơn (đặt biệt là mở lớp tập huấn sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho bộ môn Hóa học). Tài liệu tham khảo - Sách giáo khoa Hóa học 8 – Nhà xuất bản giáo dục 2005. - Sách giáo khoa Hóa học 9 – Nhà xuất bản giáo dục 2005. - Bài tập hóa học 8, 9 – Nhà xuất bản giáo dục. - Hướng dẫn làm bài tập hóa học 8, 9 – Tác giả Ngô Ngọc An. - Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng lần IV khóa VII. - Phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông – Tác giả: Lê Văn Dũng – Nguyễn Thị Kim Cúc. - Một số tài liệu khác có liên quan. Quy Nhơn, ngày 25 tháng 01 năm 2013 Duyệt của Hội đồng khoa học nhà trường Người viết Nguyễn Thị Ngọc Bích

File đính kèm:

  • doc(Cô Bích) SKKN Nối mạng tư duy cho HS trong dạy học môn Hóa học .doc
Giáo án liên quan