Những điều cần biết về APEC

Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Những nỗ lực cải cách kinh tế, mở rộng thương mại, tạo đà cho kinh tế đi lên đã gặp phải trở ngại lớn, đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tình trạng phân biệt đối xử trong buôn bán thương mại quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, các nước dự định thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế song cuối cùng chỉ đi đến việc ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) vào ngày 23/10/1947 với những chế định giới hạn ở việc điều tiết vấn đề ràng buộc và cắt giảm thuế quan. Sau khi GATT chính thức có hiệu lực từ 01/01/1948, nhiều vòng đàm phán đa phương được tổ chức với nỗ lực mở rộng thêm nội dung của GATT để hướng tới việc thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng vẫn gặp phải rất nhiều bế tắc vì không dung hoà được các mâu thuẫn về quyền lợi của các nước.

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những điều cần biết về APEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt hoặc thông qua hệ thống chuyển tiền Network Electronic Transfer System (NETS). Những quy định liên quan đến người phụ thuộc đi theo Thành viên gia đình thường được phép cho lưu trú thời gian bằng thời gian của doanh nhân. Đài Loan   Xuất nhập cảnh công vụ ngắn hạn Yêu cầu thị thực công vụ Doanh nhân của Việt Nam đến Đài Loan phải đăng ký xin thị thực. Người nước ngoài sang Đài Loan vì mục đích kinh doanh trong thời gian dưới 6 tháng có thể đăng ký xin thị thực khách. Để có thêm thông tin chi tiết có thể tham khảo tại địa chỉ: Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC) Đài Loan bắt đầu thực hiện Kế hoạch ABTC vào tháng 5 năm 2002. Thẻ viên ABTC có thể đến Đài Loan khi thẻ ABTC vẫn còn hiệu lực với thời gian lưu trú dưới 3 tháng. Đài Loan có làn đường làm thủ tục riêng cho thẻ viên ABTC tại các sân bay quốc tế Chiang Kai Shek và Kaohsiung. Thủ tục chứng từ yêu cầu Hộ chiếu có hiệu lực không dưới 6 tháng Đơn đăng ký xin thị thực điền đầy đủ 2 ảnh Vé khứ hồi hoặt hai chiều Một số giấy tờ chứng từ có liên quan có thể được yêu cầu khi cần thiết: Thư tài trợ của công ty có liên quan hoặc người giới thiệu khác ở Đài Loan. Chứng chỉ chứng minh nghề nghiệp của người làm đơn Những giấy tờ, chứng từ khác chứng minh mục đích chuyến đi Nếu người làm đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, chứng minh sức khoẻ hoặc tài chính thường không cần thiết. Tuy nhiên Đài Loan vẫn có quyền yêu cầu một số giấy tờ chứng từ hoặc quy trình thủ tục có liên quan không nêu ở trên trong trường hợp cần thiết. Cách thức gửi đơn đăng ký Ứng viên không yêu cầu phải trực tiếp nộp đơn, trừ trường hợp một cuộc phỏng vấn được cho là cần thiết để phục vụ mục đích thẩm tra. Thời gian xử lý Thông thường là từ 1-3 ngày làm việc, trừ trường hợp đơn đăng ký cần phải được tiếp tục thẩm tra. Thị thực nhập cảnh nhiều lần Doanh nhân Việt Nam có thể cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần có thời hạn hiệu lực đến 1 năm khi có yêu cầu và dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Hiệu lực/Gia hạn Thời hạn hiệu lực của thị thực nhập cảnh 1 lần thông thường là 3 tháng nhưng có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể. Hiệu lực của thị thực nhập cảnh nhiều lần được quy định dựa trên nguyên tắc có đi có lại với các nền kinh tế thành viên APEC. Thời hạn hiệu lực của thị thực khách không thể được gia hạn. Một khi thị thực khách bị hết hạn, người có thị thực phải làm đơn đăng ký xin thị thực mới gửi đến Văn phòng thị thực của Đài Loan ở nước ngoài khi rời khỏi Đài Loan. Thời gian lưu trú của thị thực khách, cho dù là thị thực nhập cảnh 1 hay nhiều lần, là không quá 90 ngày và có thể, trong điều kiện thuận lợi được gia hạn không quá 180 ngày nếu thị thực không có đóng dấu hạn chế, ví dụ như “không được gia hạn” ("no extension will be granted"). Khách cần phải đăng ký xin sự gia hạn này tại trụ sở công an thành phố hoặc các hạt với các chứng từ giấy tờ phù hợp chứng minh cho mục đích ở lại. Chi phí đăng ký xin thị thực Phí thị thực khách nhập cảnh 1 lần là 1,200 Đôla Đài Loan mới (36 USD) Phí thị thực khách nhập cảnh nhiều lần là NT$2,400 (72 USD) Một khoản phí bổ sung (Phí xử lý thị thực) ở mức NT$800 (24 USD) sẽ áp dụng cho các đơn đăng ký xin thị thực khách. Phí có thể được thanh toàn bằng tiền mặt, séc hoặc điện chuyển tiền. Những quy định liên quan đến người phụ thuộc đi theo Doanh nhân và thành viên gia đình của doanh nhân có thể được cấp thị thực khách đồng thời với các điều kiện tương tự. Chứng từ, giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình có thể được yêu cầu để thẩm định khi cần thiết. Thái Lan   Xuất nhập cảnh công vụ ngắn hạn Yêu cầu thị thực công vụ Doanh nhân Việt Nam có thể đăng ký xin thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Thái Lan có thời gian hiệu lực 3 năm. Việt Nam có ký kết hiệp định miễn thị thực với Thái Lan với thời gian lưu trú không quá 30 ngày. Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC) Thái Lan tham gia Kế hoạch ABTC từ năm 2000 đã thiết lập đường làm thủ tục nhập cảnh riêng tại sân bay. Thẻ viên ABTC có thể đến Thái Lan mà không cần thị thực trong vòng 3 năm với thời gian lưu trú mỗi lần nhập cảnh là không quá 90 ngày. Thủ tục chứng từ yêu cầu Hộ chiếu/Giấy tờ, chứng từ đi lại thay thế cho hộ chiếu Đơn đăng ký xin thị thực Thư giới thiệu hoặc thư tài trợ liên quan đến mục đích chuyến đi của doanh nhân từ công ty có liên quan, đại diện doanh nghiệp, đối tác, cơ quan chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác Giấy tờ, chứng từ đăng ký kinh doanh của công ty Thái Lan 2 ảnh Cách thức gửi đơn đăng ký  Không quy định Thời gian xử lý Thông thường từ 2-3 ngày làm việc nếu không cần thẩm định thêm thông tin của người làm đơn. Thị thực nhập cảnh nhiều lần Doanh nhân APEC có thể đăng ký xin thị thực nhập cảnh nhiều có thời hạn hiệu lực 3 năm và thời gian lưu trú cho mỗi lần nhập cảnh không quá 90 ngày. Hiệu lực/Gia hạn Không quy định Chi phí đăng ký xin thị thực 500 baht cho một thị thực nhập cảnh 1 lần 5,000 baht cho một thị thực nhập cảnh nhiều lần có thời hạn hiệu lực 3 năm Những quy định liên quan đến người phụ thuộc đi theo Không có quy định cụ thể về việc người phụ thuộc đi theo phải đăng ký xin thị thực. Tuy nhiên, người phụ thuộc đi theo có thể đăng ký thị thực loại không dành cho người nhập cư, loại “O” với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày. Sau đó người đó có thể đăng ký xin lưu trú dài hạn tại Bộ phận Nhập cư của Thái Lan tuỳ thuộc vào các quy định liên quan đến doanh nhân mà họ đi theo. Hoa Kỳ   Xuất nhập cảnh công vụ ngắn hạn Yêu cầu thị thực công vụ Thông thường, doanh nhân nước ngoài đến Hoa Kỳ đòi hỏi phải có một thị thực. Doanh nhân Việt Nam đến Hoa Kỳ không được miễn thị thực. Thị thực khách là một thị thực phi nhập cư dành cho cá nhân đến Hoa Kỳ tham gia các hoạt động chính thống có bản chất thương mại (nhưng không phải lao động làm thuê) tạm thời vì mục đích công vụ (B-1). Ví dụ của loại hình thị thực này là nếu mục đích của việc đến Hoa Kỳ là tư vấn bàn bạc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; đến tham dự hội nghị, hội thảo khoa học, giáo dục, nghề nghiệp hoặc làm ăn kinh doanh; hội nghị với thời gian cụ thể chính xác; giải quyết một mảnh đất hoặc là thương thảo một hợp đồng. Có thị thực B-1 không có nghĩa là được nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Một thị thực chỉ nói lên rằng đơn đăng ký xin thị thực đã được xem xét bởi nhân viên lãnh sứ quán Hoa Kỳ tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Hoa Kỳ và rằng nhân viên đó đã xác định rằng doanh nhân có đủ điều kiện để đến cửa khẩu của Hoa Kỳ. Tại cửa khẩu của Bộ An ninh nội địa, nhân viên Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ sẽ quyết định có cho phép doanh nhân được nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không và trong thời gian bao lâu. Chỉ có nhân viên Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ có thẩm quyền cho phép doanh nhân nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay không. Nhân viên Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ sẽ cấp phát một Mẫu I-94 – Bản ghi nhớ xuất nhập cảnh (Record of Arrival-Departure), với một thời gian lưu trú cho phép tại Hoa Kỳ. Việc không nộp lại mẫu I-94 khi xuất cảnh sẽ làm chậm chễ quá trình nhập cảnh cho những chuyến đi Hoa Kỳ sau đó. Cần phải đăng ký xin thị thực sớm trước chuyến đi để tránh bị chậm trễ. Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC) Hoa Kỳ không tham gia vào Kế hoạch thẻ đi lại của doanh nhân APEC. Thủ tục chứng từ yêu cầu Mỗi người làm đơn đăng ký xin thị thực đều phải nộp những chứng từ, giấy tờ sau: Một đơn đăng ký thị thực phi nhập cư, mẫu DS-156, điền đầy đủ và đã ký. Mẫu này có thể lấy miễn phí tại Văn phòng lãnh sứ quán Hoa Kỳ. Một đơn đăng ký thị thực phi nhập cư bổ xung, mẫu DS-157 cung cấp thông tin bổ xung về kế hoạch của chuyến đi. Việc nộp đơn đã được điền đầy đủ này là bắt buộc đối với các người làm đơn là nam giới từ 16-45 tuổi. Một hộ chiếu có hiệu lực đến Hoa Kỳ với thời hạn hiệu lực tối thiểu là 6 tháng ngoài thời gian lưu trú dự kiến của người làm đơn tại Hoa Kỳ. Nếu hơn 1 người có trong hộ chiếu, mỗi người muốn có một thị thực phải làm đơn đăng ký riêng Bằng chứng của quyền cư trú công dân nước ngoài đương nhiên phải được xuất trình. Cách thức gửi đơn đăng ký Ứng viên đăng ký xin thị thực khách cần phải nộp đơn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán của Hoa Kỳ theo quy định cụ thể của từng nước. Mặc dù có thể xin thị thực tại Lãnh sứ quán Hoa Kỳ ở nước ngoài, điều này có thể gây khó khăn cho quá trình đánh giá, xác nhận và cấp thị thực. Thời gian xử lý Nên nộp hồ sơ đăng ký xin thị thực sớm trước chuyến đi. Hãy liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Hoa Kỳ gần nhất để biết thêm chi tiết. Thời gian xử lý khác nhau với các nước khác nhau có thể được tham khảo tại địa chỉ: Thị thực nhập cảnh nhiều lần Thị thực nhập cảnh nhiều lần có thể được cấp dựa trên nhu cầu của doanh nhân và tuỳ từng trường hợp cụ thể. Hiệu lực/Gia hạn B-1: Người nước ngoài được phép lưu trú thời gian đủ để thực hiện công vụ, không vượt quá 1 năm. Thị thực có thể được cấp với các thời hạn hiệu lực khác nhau phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trừ khi được huỷ bỏ trước, một thị thực sẽ có hiệu lực đến hết hạn của nó. Thời gian lưu trú được phép của doanh nhân ở Hoa Kỳ được quyết định tại thời điểm nhập cảnh tại cửa khẩu của Hoa Kỳ bởi nhân viên Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ và được ghi vào trong Mẫu I-94, Bản ghi nhớ nhập-xuất cảnh (Record of Arrival-Departure). Khung thời gian này có thể khác nhiều so với hiệu lực của thị thực.    Doanh nhân phải gửi hồ sơ xin gia hạn thị thực trước khi kết thúc thời gian lưu trú được phép của doanh nhân đó tại Hoa Kỳ. Doanh nhân muốn kéo dài thời gian lưu trú so với quy định trong mẫu I-94, Bản ghi nhớ nhập-xuất cảnh (Record of Arrival-Departure), phải liên hệ với USCIS để xin mẫu I-539, Đăng ký gia hạn. Chi phí đăng ký xin thị thực Phí thị thực có thể thay đổi. Đề nghị xem đơn đăng ký xin thị thực hoặc liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Hoa Kỳ gần nhất để có thông tin chi tiết. Những quy định liên quan đến người phụ thuộc đi theo Theo phân loại B-1 không được phép có người phụ thuộc đi theo. Thành viên gia đình phải nộp một hồ sơ đăng ký xin thị thực riêng.

File đính kèm:

  • docNhung dieu can quan tam ve APEC.doc
Giáo án liên quan