Các vườn quốc gia & khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

Vị trí địa lý: Nằm trên địa bàn huyện Như Thanh và Như Xuân tỉnh Thanh Hoá

Quyết định thành lập: Quyết định số 33-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính

phủ) ngày 27/01/1992.

Toạ độ địa lý: 19 độ 31' đến 19 độ 43' vĩ độ Bắc và 105 độ 25' đến 105 độ 43 kinh độ Đông. Với quy mô

diện tích: 16.634 ha . Vùng đệm: 31.172 ha với chức năng làm giảm sức ép của cộng đồng lên Vườn

quốc gia

Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái núi đất nhiệt đới ẩm thường xanh và nửa lá dụng (đặc trưng

kiểu rừng Lim - Săng lẻ), bảo tồn các loài thú quý hiếm (voi, khỉ vàng, sóc bay, hổ, bảo).

Phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen.

Tuyên truyền giáo dục bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Phát triển du lịch sinh thái.

Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá

Hoạt động du lịch: Các hoạt động du lịch sinh thái nơi đây khá hấp dẫn. hồ Bến En có nhiều đảo và bán

đảo với rừng cây tự nhiên. Hồ bao quanh chân núi đá vôi với nhiều hình thù kỳ vĩ. Hệ động, thực vật

phong phú và đa dạng. Bến En còn có nhiều hang động nổi tiếng như: Hang Ngọc, hang Cận, hang

dơi.Ngoài ra Bến En còn nằm gần nhiều điểm du lịc văn hoá nổi tiếng của Thanh Hoá khác như Phủ

Sung, Phủ Na, Lò Cao chiến thắng.

pdf36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vườn quốc gia & khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước khác như Gò Thpá, Xeo Quýt (Đồng Tháp) và Láng Sen (Long An) là những căn cứ địa cánh mạng của các thời kỳ chiến tranh chống ngoại xâm. Hàng năm vào cuối tháng 12, khi mùa lũ qua, khí hậu trở nên dịu mát là lúc chim sếu bay về Tràm Chim, hiện tượng này kéo dài hết tháng 4. Đây là thời điểm du khách có thể ngắm nhìn sếu bay đi và CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Convert to PDF by Outdoorwalker về sau lúc sáng sớm và chiều muộn sau cánh rừng tràm. Khách đến Tràm Chim chủ yếu để du lịch sinh thái, khách có thể du thuyền trên những kênh rạch để tìm hiểu văn hoá của cộng đồng địa phương. Các giá trị đa dạng sinh học: Thảm thực vật ở Đồng Tháp Mười được đặc trưng bởi kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên đất chua phèn. Nguồn: Vườn quốc gia Chàm chim Việt Nam CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Convert to PDF by Outdoorwalker VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG Vị trí địa lý: Vườn quốc gia U Minh Thượng bao gồm diện tích đất đai của các xã An Minh Bắc, thuộc huyện An Minh và xã Minh Thuận thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Quyết định thành lập: Được thành lập theo quyết định số 11/2002/QĐ-TTg ngày 14/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang thành Vườn quốc gia. Toạ độ địa lý: Từ 09 độ 31 đến 09 độ 39' vĩ độ bắc và từ 105 độ 03' đến 105 độ 07' kinh độ đông. Quy mô diện tích: 8.053 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 7.838 ha, phân khu phục hối sinh thái là 200ha, phân khu hành chính dịch vụ là 15 ha. Vùng đệm bao quanh Vườn quốc gia là phần diện tích giữa đê bao trong và đê bao ngoài có diện tích 13.069 ha. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một vùng ngập nước quan trọng của Hạ Lưu sông Mê Kông. Bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước, đặc biệt 8 loài chim nước quan trọng và các loài động vât quý hiếm. Góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia về Chiến Khu cách mạng U Minh Thượng trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Góp phần cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời phát huy giá trị của hệ sinh thái rừng tràm phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan, du lịch sinh thái. Cơ quan/cấp quản lý: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Ban quản lý: Đã được thành lập, gồm ban giám đốc và Hạt kiểm lâm trực thuộc Vườn. Hoạt động du lịch: Các giá trị đa dạng sinh học: Các dự án có liên quan: Dân số trong vùng: CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Convert to PDF by Outdoorwalker VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO (Nguồn: Vườn quốc gia Côn Đảo Việt Nam) Vị trí địa lý: Gồm 14 đảo lớn nhỏ, nằm trong quần đảo Côn Sơn, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu, cách thành phố Vũng Tầu 180 km. Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 135/TTg ngày 31/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Toạ độ địa lý: Từ 8 0 34' đến 8 0 49' vĩ độ bắc và từ 106 0 31' đến 106 0 45' kinh độ đông Quy mô diện tích: Tổng diện tích là 15.043 ha (phần trên đảo là 6.043 ha và phần biển là 9.000 ha) Mục tiêu, nhiệm vụ: Vườn quốc gia Côn Đảo có nhiệm vụ Bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và động, thực vật quí trên đảo và vùng đệm dưới biển. Tôn tạo, bảo tồn rừn gắn với cảnh quan và quần thể di tích văn hoá, lịch sử. Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tham quan, du lịch. Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu. Ban quản lý: Có ban quản lý, gồm Ban giám đốc, các phòng chức năng và một hạt Kiểm lâm (8 trạm bảo vệ và 1 đội cơ động). Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Côn Đảo có môi trường, tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn, có mức độ đa dạng sinh học cao, có nhiều bãi biển đẹp và các di tích lịch sử quan trọng. Tai đây đã quy hoạch nhiều tuyến, điểm duc lịch với nhiều loại hình như câu cá, lặn, đi bộ, xe đạp, ngắm cảnh thiên nhiên, du thuyền hay du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học. Các giá trị đa dạng sinh học: Thành phần thực vật Côn Đảo khá phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có đến 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc...44 loài thực vật được các nhà khoa học tìm thấy lần đầu tiên ở đây, 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt tên loài. Một số loài được xếp vào danh mục quý hiếm như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Găng néo (Manikara hexandra),... Hệ động vật rừng Côn Đảo đến nay đã ghi nhận được 144 loài, trong đó lớp thú chiếm 28 loài, chim 69 loài, bò sát 39 loài, lưỡng cư 8 loài. Một số động vật đặc hữu tại Côn Đảo như: Sóc mun (Callosciunis filaysoni), Sóc đen (Ratufa bicolor condorensis), Chuột hưu Côn Đảo (Rattus niviventer condorensis), Thạc sùng Côn Đảo (Cyrstodactylus condorensis). Côn đảo là Vườn quốc gia có hệ động vật có xương sống trên cạn mang tính độc đáo của vùng đảo xa đất liến với nhiều loài đặc hữu. Về hệ sinh thái biển, Côn đảo rất đa dạng và phong phú với 1.321 loài sinh vật biển đã thống kê được, trong đó thực vật ngập mặn có đến 23 loài, rong biển 127 loài, cỏ biển 7 loài, phu du thực vật 157 loài, phù du động vật 115 loài, san hô 219 loài, thú và bò sát biển 5 loài...37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như thuỷ sản, dong biển. Các loài thú biển quý hiếm như: Cá voi xanh (Neophon phocaenoides), Cá nược (Orcaella brevirostric), Du gông (Dugon dugong). Đặc biệt Côn Đảo còn là bãi đẻ trứng của một số loài rùa biển. CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Convert to PDF by Outdoorwalker Các dự án có liên quan: Nhiều chương trình đã được tiến hành với sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và quốc tế như: Chương trình cứu hộ rùa biển (WWF thực hiện), Chương trình điều tra, khảo sát cỏ biển và Du gông, Chương trình phát triển du lịch sinh thái. Dự án trình diễn quản lý môi trường biển và ven biển do ngân hàng châu Á ADB tài trợ. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học biển do WWF-Đông dương, Viện hải dương học Nha Trang, Đại học kinh tế kỹ thuận Hông Kông thực hiện năm 1998-2000 (DANIDA tài trợ). Dân số trong vùng: Dân cư ở Côn Đảo chỉ phân bố ở đảo Côn Sơn và tập trung ở trung tâm thị trấn và khu vực cỏ Ống với khoảng 4.000 người chủ yếu là người kinh, một số bộ phận là người Khơ Me. CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Convert to PDF by Outdoorwalker VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC Vị trí địa lý: Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu BTTN Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hành Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Phú Quốc thành Vườn Quốc gia. Toạ độ địa lý: Từ 10 độ 12' đến 10 độ 27' vĩ độ bắc và từ 103 độ 50' đến 104 độ 04' kinh độ đông. Quy mô diện tích: Tổng diện tích 31.422, bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ: 33 ha. Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo. Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc. Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ Tây Nam tổ quốc. Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (Uỷ ban nhân dâm tỉnh Kiên Giang) CÁC VƯỜN QUỐC GIA & KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Convert to PDF by Outdoorwalker Ban quản lý: UBND tỉnh Kiên Giang đã có Quyết định 01/2002/QĐ-UB ngày 17/01/2002 thành lập Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, gồm ban giám đốc, các phòng chức năng. Năm 2002 biên chế của Vườn là 32 người. Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất có tiềm năng về du lịch sinh thái nhưng vấn đề ở đây là phải cần một chiênd lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu những tác động của du lịch với môi trường tự nhiên. Các giá trị đa dạng sinh học: Có ít thông tin về khu hệ động vật đảo phú quốc. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Vườn quốc gia Phú quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các đai cao rừn còn giầu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thái nhiều. Với ưu thế ở đây là các cây họ đậu Fabaceae. Đến nay đã ghi nhận được 929 loài thực vật trên đảo. Cũng có một vài ghi nhân cho rằn ở Phú Quốc trước đây có loài Vượn Pillê sinh sống. Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rạn san hô bắt gặp ở quanh các đảo nằm ở phía Nam. Các rạn san hô này chiếm đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rạn san hô rất phong phú, các loài họ cá mú Serranidae và cá bướm Chaetodontidae và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rạn san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó nhiều loài quan trọng như trai tai tượng Tridacna squamosa và ốc đụn cái Trochus nilotichus . Phú quốc đã ghi nhận loài đồi mồi Eretmochelys imbricata đến vùng biển này đẻ trứng, nhưng đến nay tầm suất gặp chúng là rất ít, ngoài ra có các thông tin từ người dân địa phương về sự xuất hiện của bò biển Dugong dugon nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức. Các dự án có liên quan: Dân số trong vùng: Dân cư trên đảo Phú Quốc là dân du nhập từ nhiều vùng khác nhau. Trên đảo ngư nghiệp là hoạt động kinh tế chính, mặc dù vây du canh, du cư là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học. Nguồn: Vườn quốc gia Phú Quốc Việt Nam

File đính kèm:

  • pdfCac vuon quoc gia o Viet Nam.pdf
Giáo án liên quan