Chuyên đề Địa lí tự nhiên Ninh Bình

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I/ Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

1. Vị trí địa lý - Phạm vi lãnh thổ

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng Sông Hồng Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam với chiều dài 15 km; phía tây bắc giáp 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình với chiều dài 66 km; phía nam là vịnh Bắc bộ với chiều dài bờ biển là 16,5km; phía đông và đông bắc giáp huyện Ý Yên, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, lấy sông Đáy là ranh giới với chiều dài 87 km; phía tây và tây nam giáp huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá với chiều dài 87 km.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Địa lí tự nhiên Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
im Sơn. Đất hình thành chủ yếu do phù sa lắng đọng trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do nước ngầm mặn, do thuỷ triều. Đất mặn có đặc tính muối điển hình, ngoài ra còn thể hiện tính glây ở mức độ nhất định. Tuỳ thuộc vào mức độ mặn, loại đất này được chia thành đất mặn điển hình (ở vùng cửa sông, ven biển) thích hợp cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng hải sản. Đất mặn trung bình hoặc ít (bên trong vùng cửa sông và ven biển), chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, chủ yếu được trồng lúa, trồng cói cải tạo mặn. b- Nhóm đất phù sa: là nhóm có diện tích lớn nhất, chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện . Những vùng có đất phù sa lớn là Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan. ở Tam Điệp và Nho Quan, đất phù sa còn có ở các thung lũng hẹp và dọc theo các con suối. Đất phù sa của Ninh Bình được hình thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng và các sông nhỏ khác trong tỉnh. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho thâm canh lúa; vùng đại hình tương đối cao thành phần cơ gới đát nhẹ thích hợp cho cây trồng cạn (ngô, đậu, lạc …) Nhóm này được chia thành 5 loại, tuỳ thuộc vào độ PH, đặc tính glây, thành phần cơ gới, sự kết von…: đất phù sa trung tính ít chua (phổ biến nhất và mầu mỡ, ở Yên Khánh, Kim Sơn); đất phù sa chua (Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan); đất phù sa đốm rỉ (chủ yếu ở Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan); đất phù sa glây trung tính ít chua (chủ yếu ở Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô); đất phù sa kết von, diện tích nhỏ (chủ yếu ở Nho Quan, Gia Viễn). c- Nhóm đất glây: chiếm diện tích 6213 ha(4,5% diện tích tư nhiên), chủ yếu ở khu vực có địa hình trũng như Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô. Do địa hình trũng, đất thường bị ngập nước trong năm tương đối dài, thiếu ỗy, nên quá trình glây hoá mạnh mẽ. Đất có khả năng trồng lúa là chủ yếu. Nhóm này có 2 loại: đất glây trung tính ít chua và đất glây chua. d- Nhóm đất than bùn: có diện tích nhỏ (66ha, 0,05% diện tích tự nhiên), có ở Nho Quan, Yên Mô và thị xã Tam Điệp. Đất được hình thành ở vùng trũng ngập nước quanh năm hoặc hầu như quanh năm, nằm trong các thung lũng hẹp, không có chỗ thoát nước. Xác thực vật tích đọng trong điều kiện yếm khí tạo thành lớp than bùn, ben dưới có thể gặp lớp sét bị glây hoá mạnh. g- Nhóm đất đen: có diện tích 4822ha (3,5% diện tích đất tự nhiên), có ở Nho Quan, Yên Mô, thị xã Tam Điệp và rải rác ở một số nơi khác. Đất này có đất đen kết von và đất nâu thẫm phát triển trên đá vôi và đá sét vôi, thường gặp ở các thung lũng rìa chân núi đá vôi hoặc sườn thoải trên đá sét vôi. Đất đen có độ dốc nhỏ, tầng dày thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. e- Nhóm đất xám: có diện tích 23919 ha, chiếm 17,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, có ở Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Tam Điệp và rải rác ở các nơi khác. Đất được hình thành trên các loại đá phiến sét, cát kết, sét vôi, đá vôi, thềm phù sa cổ, do quá trình phong hoá, tích luỹ sắt, nhôm. Chia thành 2 loại chính: đất xám feralit và đất xám kết von. Những nơi có độ dốc cao (>250) nên phát triển sản xuất lâm nghiệp, độ dốc thấp hơn (<250) có thể phát triển sản xuất nông nghiệp. h- Nhóm đất tầng mỏng: nhóm này có diện tích nhỏ (335,4 ha (chiếm 0,24% diện tích đất tự nhiên), có ở Nho Quan và rải rác ở một số nơi khác. Đất được hình thành do xói mòn mạnh, trơ sỏi đá, ferlit kết von. Loại đất này có nhiều tính chất kém, không phù hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp. Cần chú ý trồng cây lâm nghiệp, chống xói mòn đất. 6. Sinh vật a. Khái quát chung Tỉnh Ninh Bình nằm ở nơi chuyển tiếp của các vùng sinh học Tây bắc, Đông bắc và Bắc Trung bộ cho nên khu hệ động thực vật của tỉnh vừa có nét đặc trưng riêng, lại vừa có nét hoà trộn những đặc tính của những khu hệ động thực vật của những vùng kế cận. Mặt khác, với đặc điểm cấu trúc địa chất - địa hình phức tạp, hệ động thực vật của Ninh Bình càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tính đa dạng sinh học ở Ninh Bình được thể hiện ở cả 3 lĩnh vực là: + Đa dạng về hệ sinh thái; + Đa dạng về loài; + Đa dạng về gien. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, do lượng dân cư đông đúc và sinh sống từ lâu đời nay cho nên tự nhiên đã được khai thác một cách mạnh mẽ để phục vụ cho mục đích kinh tế và đời sống của con người. Kết quả của việc khai thác đó đã làm cho bộ mặt của tự nhiên thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và ven biển: hầu như không còn dấu vết gì của rừng tự nhiên nguyên sinh, thay vào đó là hệ cây trồng, vật nuôi nhân tạo. Đó là những cánh đồng lúa, làng mạc, những khu vườn, rừng kinh tế, những ao hồ, đầm nuôi tôm cá ... Chỉ có khu vực rừng Cúc Phương với điều kiện địa hình đặc biệt (được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi hiểm trở), đã được qui hoạch bảo vệ từ những năm 60 của thế kỷ trước, là còn giữ được nét hoang sơ của những cánh rừng rậm nhiệt đới với sự đa dạng về hệ sinh thái, về loài cũng như về gien, đặc biệt là các nguồn gien quí hiếm. b. Các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên + Khu vực rừng quốc gia Cúc Phương có các hệ sinh cảnh sau: * Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh nằm ở trung tâm khu bảo tồn Cúc Phương, hệ sinh cảnh rừng dày, nhiều tầng, còn dấu tích cổ sơ nguyên thuỷ với những quần xã thực vật ưu thế bản địa, đồng thời cũng là nơi thích nghi của phần lớn các loài động thực vật hoang dã quí hiếm của Cúc Phương. * Rừng thứ sinh nằm ở phái tây và phía đông, gần sông Bưởi. Đây là khu vực rừng đang được phục hồi sau khi bị khai thác chặt phá với thảm thực vật ưu thế tập trung vào các quần xã Sơn rừng, Chò dãi, Nhội, Đa, Vàng anh, Mạy tèo, Ôrô, cỏ trang, Lau … * Hệ sinh thái dân cư canh tác, với bề rộng hai bên bờ sông khoảng 2 km, có chỗ lên tới 3 km ở phía tây sông Bưởi. Hệ sinh cảnh tự nhiên của vùng này đã bị xâm hại nặng nề, rất khó có thể phục hồi được. * Ngoài ra, trong khu vực rưng Cúc Phương còn có hệ sinh thái đất ngập nước, tồn tại và phát triển trong các suối nước, ở sông Bưởi … Vườn Quốc gia Cúc Phương thực sự là một kho tàng di sản thiên nhiên trong lĩnh vực đa dạng sinh học. Hệ thực vật trong vườn này chiếm khoảng 25% tổng số loài đã được xác định ở Việt Nam (1944 /11373 loài thực vật). Có 320 loài chim, 70 loài thú, trên 30 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 1800 loài côn trùng. Các loài động vật thuỷ sinh cũng rất phong phú (chưa được nghiên cứu đầy đủ). Tập đoàn thực vật ở Cúc Phương có nhiều loài, đặc biệt có một số loài tuy có số cá thể không nhiều nhưng có giá trị về mặt cổ sơ nguyên thuỷ như cây Chò đãi, cây Vù hương; nhiều cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi (Chò chỉ ..); nhiều loại gỗ quí. ở đây có tới 7 loài thực vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam: Kiêng (Nghiến), Tuế lá rộng, Cốt toái bổ, Sắng, Bách bộ, Mã tiền hoa tán và Bò cạp núi. Có hai loài đặc hữu của Việt Nam là Nghiến và Lim xẹt, ba loài thực vật lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam là Sữa hoa vàng, Mã đậu linh Hải nam và Tầm cốt phong. + Khu vực bảo tồn Vân Long (Gia Vân, Gia Hoà, Gia Hưng, huyện Gia Viễn): * Rừng phục hồi trên núi đá vôi: trước đây, rừng trên núi đá vôi đã bị con người tác động mạnh từ trước, gần đây nhờ có qui hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt nên rứng đã bắt đầu được tái sinh, phục hồi khá nhanh. Khác với rừng nguyên sinh, ở đây hệ cây không phức tạp, đa dạng bằng, nhóm cây đặc trưng cho vùng núi đá chiếm ưu thế, số lượng cây gỗ mọc nhanh, ưu sáng tương đối nhiều. * Rừng trồng trong các thung đá vôi trên các triền đồi (Gia Hưng, Gia Hoà), chủ yếu là cây Keo tai tượng, Bạch đàn trắng, diện tích khoảng 80ha. Ngoài ra, còn có các hệ sinh cảnh: trảng cỏ và cây bụi trên núi đá vôi, có khả năng chịu hạn tốt; trảng cỏ sau nương rẫy, núi đá không cây (do con người tàn phá nặng nề); sinh cảnh đất ngập nước sâu quanh năm (341ha) và ngập nước từng thời kỳ (647ha), có hệ thực vật thuỷ sinh rất đa dạng. So với vườn Quốc gia Cúc Phương, hệ động thực vật ở đây nghèo nàn hơn nhiều (diện tích nhỏ, bị con người tàn phá nặng nề). Có 457 loài thực vật bậc cao trên cạn, nhóm cây gỗ lớn có số lượng ít so với cây thảo, cây bụi và dây leo. Hệ thực vật thuỷ sinh khá phong phú, có tới 39 loài thực vật bậc cao (các loại cỏ, rong, bèo, rau Mác, Ngổ, Tróc…). Thực vật bậc thấp ghi nhận được có 96 loài. Khu hệ động vật: đã thống kê được ở Vân Long có 39 loài thú, 62 loài chim, 26 loài bò sát, 6 loài ếch nhái và 44 loài cá, 45 loài động vật nổi, 37 loài động vật đáy và 79 loài côn trùng. Ngoài ra, còn có khu Văn hoá Lịch sử Môi trường Hoa Lư, bao gồm khu di tích lịch sử đến Đinh-Lê, Tam cốc-Bích động và khu du lịch tâm linh Tràng An, cũng đã được chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tich, cảnh quan tự nhiên. Tuy nhiên, hệ động thực vật cổ xưa ở khu này bị khai thác, tàn phá lâu đời, còn lại hiện nay bị phân tán, nghèo nàn, giống với Khu đất ngập nước Vân Long. d- Vài nét về cây trồng và thực vật tự nhiên trong môi trường được cải tạo của con người: ở các khu dân cư có các cây trồng thân gỗ và tre nứa. Gần đây, người ta đã chú ý trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế (nhãn, vải thiều, cam quýt …). Ngoài đồng ruộng, trên các bờ vùng lớn và các đường giao thông thường được trồng các đai rưng, các loài cây thuần như phi lao, hoặc hỗn hợp xà cừ, xoan, bạch đàn. Vùng ven biển là các đai rừng sú, vẹt (trồng và phát triển tự nhiên) ngập nước mặn. + Vùng đồng bằng, cây trồng thân thảo chủ yếu là lúa, một số cây hoa mầu và cây công nghiệp. + Miền bán sơn địa thường trồng lúa, khoai lang, ngô, đậu, vừng, lạc, đậu tương, thuộc lá, mía … Thực vật tự nhiên có cỏ gà, cỏ gấu, rau rệu, thài lài, rau cúc, rau má, cỏ bợ … + Vùng lúa màu cây trồng chủ yếu là lúa, khoai lang, khoai tây, ngô, đậu, lạc và các loại rau xanh. Thực vật tự nhiên có cỏ gà, cỏ gấu, cỏ bợ, rong bột, rong đuôi chó … +Vùng đất trung cây trồng chủ yếu là lúa. các loài cỏ tự nhiên có cỏ năn, cỏ lác, rong bộ, rong đuôi chó, rau bát, thăng the, rêu … + Vùng đồng bằng ven biển có lúa, cói . Ngoài ra còn có rau xanh, cây màu các loại nhưng không nhiều. các loài cỏ tự nhiên có năn, lác, rong lá vải, cỏ gấu, cỏ gà …

File đính kèm:

  • docDia ly Ninh Binh.doc
Giáo án liên quan