Lịch sử hình thành của miền nam Việt Nam

Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái thì người Tàu thời xưa gọi tên nước này là ‘Diệu Nghiêm’. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu trước khi vương quốc được thành lập.

Lịch sử bắt đầu từ khoảng năm thứ nhứt sau Công nguyên khi tại châu Âu, Ðại Ðế Claudius ra sức chinh phục đất Anh Cát Lợi và tại Trung Hoa là nhà Tây Hán. Theo truyền thuyết thì ngày xưa có một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya được thần linh chỉ đường xuống thuyền xuôi về hướng đông. Sau một cuộc hành trình đầy gian truân, thuyền của Kaundinya đến được đất liền của đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng từ đất liền xuất hiện một mỹ nhân trên chiếc thuyền nan bơi ra chặn thuyền của Kaundinya lại. Mỹ nữ này là Nữ Chúa Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu. Trận thư hùng diễn ra giữa anh hùng và giai nhân. Nhờ phép thuật thần thông nên Kaundinya thắng trận. Nữ chúa Soma cầu hòa. Sau đó không lâu hai người yêu rồi cưới nhau sinh ra một người con trai. Người con trai này trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù-Nam lấy hiệu là Kampu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử hình thành của miền nam Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Phúc Thụ ban cho dòng họ Mạc ‘Thất Diệp Phiên Hàn’ (bảy chữ quí tộc) nối đời vinh hiển là: Thiên, Tử, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Con trai Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ lên nối quyền cai trị Hà Tiên. Con của Tứ là Mạc Công Du, Con của Du là Mạc Hầu Lâm, con của Lâm là Mạc Bá Bình, con của Bình là Mạc Tử Khâm, con của Khâm là Mạc Nam Lan. Bà Nam Lan tuyệt tự hết người thừa kế nhưng cũng vừa tròn bảy chữ vua ban. Vùng đất Méso-Longhor tức Mỹ Tho, Vĩnh Long Năm 1731 quân Chân Lạp đánh Gia Ðịnh. Ninh Vương sai Tướng Trương Phước Vĩnh và Cai Cơ Ðạt Thành cùng tướng quân Trần Ðại Ðịnh (con của Trần Thượng Xuyên người Minh) đem quân ra chống đỡ. Cai Cơ Ðạt Thành bị quân Cao Miên giết ở Bến Lức. Trần Ðại Ðịnh mang quân bản bộ Long Môn đắp đồn Cây Mai ở Sài gòn để cầm cự. Cai đội Nguyễn Cửu Triêm đem quân cứu ứng đến Bến Lức, quân Miên lại rút về Tân An. Tháng 4 năm 1731 Trần Ðại Ðịnh đánh vào Lovek (La Bích). Cha con quốc vương Chân Lạp là Nặc Yêm (Ang Em) và Nặc Tha (Satha II) xin nhường đất Mésa (Mỹ Tho) và Longhor (Dinh Long Hồ tức Vĩnh Long bây giờ) để cầu hòa. Chúa Nguyễn sai khổn thần đo đạt đặt thành Châu Ðịnh Viễn và dinh Long Hồ. Riêng Trần Ðại Ðịnh có công không có thưởng lại bị tội. Vốn Ninh Vương nóng lòng chiến thắng nhưng nghe tin Ðại Thành tử trận nên viết thư quở Phước Vĩnh. Phước Vĩnh hãi quá đổ hết tội cho Trần Ðại Ðịnh là người Hoa mưu phản xin mang ra xử trảm. Trần Ðại Ðịnh trốn chạy nhưng không về Quảng Ðông mà ra Huế kêu oan. Chúa sai bỏ vào ngục chờ điều tra rồi mới xử. Khi điều tra ra việc Phước Vĩnh vu oan thì Trần Ðại Ðịnh vì buồn rầu nên bị ốm nặng đã chết. Ninh Vương truy tặng Ðại Ðịnh hàm Ðô Ðốc Ðồng Tri thụy là Trương Mẫn. Trương Phước Vĩnh bị gián xuống làm Cai Ðội. Mạc Thiên Tứ nới rộng thêm lãnh thổ cho Nguyễn Vương Ðàng Trong. Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng. Tứ mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. Về võ công Tứ cũng lẫy lừng không kém. Năm 1739 Tứ dẹp tan một trận tấn công của vua Cao Miên. Năm 1747 Tứ dẹp yên bọn cướp biển ở Long Xuyên. Năm 1753 vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên (Ang Snguôn) hà hiếp người Chăm từ Chiêm Thành tị nạn Việt Nam qua Cao Miên đồng thời thông mưu với chúa Trịnh ngoài Bắc để đánh úp chúa Nguyễn đòi lại đất đai đã mất. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) sai Nguyễn Cư Trinh hưng binh đánh Cao Miên mùa hạ năm 1754. Binh triều đi tới sông Vàm Cỏ thì quân địch cả sợ ra hàng. Nặc Nguyên chạy ra Vĩnh Long. Ở vùng Vàm cỏ Nguyễn Cư Trinh chiêu dụ người Chăm tị nạn bây giờ không nơi nương tựa có tới 10,000 người và hộ tống họ đi về Ðồng Tháp Mười (Tà Vô Ân). Ở đây phục binh của vua Cao Miên ùa ra đánh giết người Chăm chết mất 5000 người. Quân tiếp ứng của ông Thiện Chính đến không kịp để cứu. Về sau Vũ Vương gián ông Thiện xuống làm Cai Ðội. Nguyễn Cư Trinh cứu được 5000 người Chăm cho về định cư ở núi Bà Ðen, Châu Ðốc. Nguyễn Cư Trinh lại tuyển người Chăm khoẻ mạnh đưa cho khí giới thúc họ đi tiên phong đánh quân Cao Miên. Quân triều đi sau ủng hộ. Thanh thế to lớn nên vua Cao Miên bỏ chạy xuống Hà Tiên nhờ Thiên Tứ cứu mạng. Vua Cao Miên nhờ Tứ xin với Võ Vương cho dâng hai phủ Tầm Bôn (Gò Công) và Lôi Lập (Tân An) để chuộc tội. Chúa Nguyễn thuận cho và truyền cho nhập vào châu Ðịnh Viễn. Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát cho vua Cao Miên Nặc Ông Nguyên về nước. Vua Cao Miên là Nặc Ông Nguyên băng hà năm 1758. Dòng họ vua Cao Miên tranh nhau làm vua. Mạc Thiên Tứ giúp cho Nặc Ông Tôn làm vua nên được tặng Tầm Phong Lâm (Meat Chruk) tức Châu Ðốc và Sa Ðéc. Nội chiến ở Cao Miên vẫn không dứt. Các vua Cao Miên lại sang triều Nguyễn dâng đất cầu cứu. Thế là Nặc Ông Thuận (Thommo Réchea) hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Nặc Ông Tôn (Ang Tong) hiến hết đất từ núi Thất Sơn, Sa Ðéc, Kiên Giang và Long Xuyên về sau đều thuộc chủ quyền chúa Nguyễn.       Từ đây chấm dứt cuộc nam tiến của dân tộc Việt nam. Cuối triều Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát có quyền thần là Trương Phúc Loan ra mặt thao túng. Võ Vương băng hà năm 1765, Trương Phúc Loan phế bỏ tự quân là Phúc Côn lập Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) 12 tuổi lên ngôi mở đường cho mầm loạn lạc về sau. Sự việc sẽ nói ở phần sau. Luận về những khía cạnh văn hóa ngoài phạm vi đất đai. Ðến đây dân tộc chúng ta đã tạm dừng chân sau một cuộc hành trình dài. Khởi nguồn từ miền Nam Trung Hoa khu vực rộng lớn phía Nam sông Dương Tử ở một quá khứ xa xôi. Những di dân người Việt vào thế kỷ 17 đã lần đầu tiên nhìn thấy đồng bằng sông Mékong.  Tại đây có đồng bằng, sông lạch, rồi lại đồng bằng. Nhiều đồng bằng hơn cả đồng bằng sông Hồng, một vùng đất duy nhất tổ tiên chúng ta có thể biết được để so sánh. Ðối với một dân tộc sống nhờ vào trồng lúa ngập nước thì vùng đất này là ‘vàng’.  Khi mà nhà Thương Trung Quốc ngày xưa chỉ có 70 dặm mà xưng Ðế thì chúa Nguyễn và dân tộc Việt Nam vào thế kỷ 17 đã có 1000 dặm dư đồ. Một ngàn dặm vàng. Một thành quả không nhỏ. Miền nam có một khí hậu không bao dung cho nhiều người đến từ phương bắc. Ở đây mưa triền miên 6 tháng rồi lại nắng liên tục 6 tháng. Ðầm lầy đầy những muỗi mồng rắn rít cực độc. Rừng rậm nhiều lau sậy chứa đựng những hiểm nguy khôn lường, những ác thú như cọp, gấu, cá sấu có thể giết và ăn thịt người. Sau rừng cây ẩn hiện những người đờn thổ đen đúa trần truồng tâm tính bất tường đối với chúng ta. Rất có thể những người thổ dân tại đây có những bùa mê ngải lú mà chúng ta không biết? Lo âu! Cả một vùng đất hoàn toàn xa lạ mà những thần linh quen thuộc dường như không còn quyền phép để nhường chỗ cho những quyền lực thần bí khác. Chúng ta có thể phần nào cảm thông được nỗi lo sợ của những người Việt đầu tiên đến đây theo lịnh của chúa Sãi qua câu ca dao xưa: ‘Tới đây non nước lạ lùng, nghe tiếng chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo’. Theo sử liệu triều Nguyễn thì vùng đất mới miền Nam gần như hoang vu, có chăng chỉ là rải rác những srok của người Khmer. Srok tiếng Khmer có nghĩa là vương quốc nhưng cũng lại có nghĩa là một vùng mà cư dân có thể đi lại bằng chân. Tương tự như chúng ta dùng danh từ nước để chỉ nước uống và quốc gia. Tuy thế đơn vị srok vào thời đó lại không có nhà thương, trường học, đạo giáo thì tùy tâm, quan lính thỉnh thoảng mới đến chỉ để thâu thuế và vua thì xa. Vào thế kỷ 17, vương quốc Chân Lạp ở giai đoạn suy yếu. Một giai đoạn suy yếu đã kéo dài từ thế kỷ 13 sau hơn 1000 năm thành công theo văn hóa Bà La Môn giáo (Hindu). Nhưng với tình thế thay đổi nhanh chóng nền văn hóa cổ này với những hệ lụy đẳng cấp bất di dịch không còn thích hợp với không khí chính trị nơi đây. Người Khmer, trong sự lấn cấn sau khi thất thủ đế đô Angkor đã từ bỏ Bà La Môn giáo để thay vào đó bằng Phật giáo, vốn cũng đã từng tồn tại song song với Bà La Môn giáo nhưng giờ lại trở nên có nhiều ưu thế hơn trong hoàn cảnh mới đầy loạn lạc. Khác với Bà La Môn giáo là đạo thật sự của giới quí tộc cầm quyền mà thôi vì nó giúp cho giới này duy trì quyền lực, Phật giáo tạo một cảm giác bình đẳng cho mọi người. Thế nhưng vương quốc Khmer vẫn không thể tạo lại nét huy hoàng quá khứ. Văn hóa Phật giáo cân bằng sự khắc khe của Bà La Môn giáo nhưng lại mang tính chấp nhận hiện tại như một định mệnh ‘karma’. Tại miền Nam những dấu vết của một đế quốc Phù Nam được dựng lên bởi những võ công bằng thủy quân, một nền kinh tế cường thịnh nhờ thương mãi đã theo những di tích xa xưa chôn vùi trong lớp bùn đất tại Óc Eo. Người di dân Việt Nam sau cùng đã đến đây để chinh phục vào thế kỷ 17. Người Việt sau 4000 năm Nam tiến giờ đã mang trong mình nhiều dòng máu pha trộn của người Việt cổ, Lạc hầu lạc tướng gốc Mường, Hán tộc, Chăm, Nam đảo-Malay-Polynésiên và giờ đây những cuộc hôn nhân giữa Việt-Cao Miên lại cho chúng ta yếu tố Môn-Khmer trong dòng máu người miền Nam. Dù không đem thành bại luận anh hùng, yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của một dân tộc vẫn là yếu tố văn hóa. Ðặt biệt là văn hóa tổ chức. Di dân Việt Nam là một tạp chủng về mặt huyết thống nhưng văn hóa lại là văn hóa Khổng-Mạnh của Trung Hoa đề cao sự học và phục tùng mệnh lệnh. Vì đề cao sự học nên không có phân chia đẳng cấp vĩnh viễn của Bà La Môn giáo. Một người bần dân nếu học giỏi vẫn trở thành Công Hầu vinh hiển trong một kiếp người và ngược lại từ Công Hầu có thể trở thành ‘Cai Ðội’ ngay nhãn tiền nếu bất tuân thượng lịnh. Thêm vào đó người Việt Nam lại cũng có thêm chút đỉnh Phật giáo nhưng đa phần là đạo thờ tổ tiên và vai trò phụ nữ trong gia đình vẫn hãy còn mạnh. Một chút gì sót lại của chế độ mẫu hệ mà người Chiêm Thành và người Việt cổ cùng chia sẻ. Ðến đây chúng ta có cảm tưởng chỉ có một hướng đi xuống phương nam mà thôi. Thực ra không phải thế.  Từ thượng cổ trước thời điểm có sự phân chia quốc gia, Hán tộc tức người Tàu hay Trung Hoa chỉ tập trung ở khu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Chung quanh họ lúc đó không phải là đất hoang mà là nơi tập trung của những giống dân khác trong đó có Việt tộc. Người Việt cổ, cứ coi là man di thật sự đi, đã cộng cư với những giống dân ‘man di mọi rợ’ anh em khác như Chăm cổ, Malay-Polynesien cổ từ phía nam kéo lên phương bắc. Trong giai đoạn khủng hoảng tranh chấp giữa nhóm người ‘văn minh’ với hào quang của những tiến bộ của người Hán, nhóm người ‘man di’ anh em trở thành thù địch. Thù địch rồi lại trở thành anh em để chống lại Hán tộc. Chiến tranh rồi lại hoà bình. Hoà bình rồi lại chiến tranh. Cứ thế từng đợt người lại kéo ngược về phương nam chinh phục những vùng đất cũ giờ lại thành ‘mới’. Ðến đầu thề kỷ 19 nền văn hóa Phật-Khổng Mạnh lại bị văn hóa của người Pháp da trắng từ xa đến chinh phục. Tài liệu tham khảo: 1. Charles Kimball 2000: The history of Funan 2. History of the Kingdom of Cambodia by the Royal Government of Cambodia website. 3. Nguyễn Hữu Hiếu 2001: Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương nam 4. Phạm Văn Sơn 1960: Việt sử toàn thư 5. Ðại Nam thực lục tiền biên 6. Lê Hương 1970: Sử Cao Miên. 7. Serge Thion 1988: Remodelling broken images: manipulation of identities. Towards and beyond the Nation (Trích từ Viễn Tượng Việt Nam số 3, tháng 10, 2004)

File đính kèm:

  • docLich su hinh thanh cua mien nam Viet Nam.doc
Giáo án liên quan