1. Phát triển thể chất:
a. Phát triển vận động: Tiếp tục phát triển nhóm cơ: Hô hấp, vận động cơ bản, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phản ứng nhanh với hiệu lệnh.
- Biết bật qua suối nhỏ, ném bóng qua dây
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Trẻ biết tự xúc ăn: Tay trái giữ bát, tay phải cầm thìa xúc cơm ăn và ăn hết xuất.
2. Phát triển nhận thức:
- Ca hát cùng cô bài hát về mùa xuân.
- Nhận biết màu xanh, đỏ, vàng.
- Nhận biết gọi tên bánh chưng, bánh giày và số đặc điểm nổi bật của bánh chưng, bánh giày.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Dạy trẻ cách ngồi đúng, làm quen với sách, lật giở sách.
- Thích ca hát theo cô.
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Mưa xuân”, hiểu nội dung bài thơ và đọc trọn vẹn bài thơ cùng cô.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 13326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhánh 3: bánh trong ngày tết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
LÜnh vùc ph¸t triÓn ng«n ng÷
Văn học
Thơ “Mưa xuân”
NDKH: Âm nhạc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung bài thơ và đọc trọn vẹn bài thơ cùng cô.
- Trẻ biết được mưa xuân là mưa nhỏ, mưa bay.
- Rèn khả năng nói mạch lạc cho trẻ.
- Luyện cho trẻ đọc chính xác, rõ ràng và đọc diễn cảm.
- GD trẻ hứng thú tham gia đọc thơ với cô giáo, yêu vẻ đẹp của mùa xuân đồng thời giáo dục trẻ vui vẻ, phấn khởi khi Tết đến.
2. Chuẩn bị:
- Tranh thơ “Mưa xuân”.
- Ti vi, đầu đĩa và đĩa minh họa thơ “Mưa xuân”.
- Đĩa nhạc “Mùa xuân”.
- Đĩa CD về một số hình ảnh ngày xuân: Không khí ngày xuân, thời tiết mùa xuân...
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh ngày xuân: Không khí ngày xuân, thời tiết mùa xuân...và đàm thoại với trẻ:
- Chúng mình đang xem những hình ảnh gì vậy các con?
- Đó là những hoạt động gì ?
- Khi mùa xuân đến, thời tiết thế nào ?
- Cô có một bài thơ rất hay nói về tiết trời màu xuân đấy, các con có muốn thưởng thức không?
* Hoạt động 2: Cô dạy trẻ đọc thơ.
- Bây giờ các con hãy ngồi ngoan để cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này 1 lần nhé:
+ Lần 1: Cô đọc bài thơ kèm theo điệu bộ cử chỉ
+ Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh hoạ.
-Hỏi trẻ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì vậy các con?
+ Các con có muốn thể hiện bài thơ này cùng cô không?
- Cho cả lớp đọc 3 – 4 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô và trẻ cùng hát bài “Mùa xuân” 1- 2 lần.
- Cô và trẻ đọc thơ 1 lần nữa.
- Vừa rồi cô thấy các con đọc bài thơ rất hay, thế các con có biết trong bài thơ nhắc tới điều gì không?
+ Các con thấy mưa xuân trong bài thơ được tác giả miêu tả ntn?
+ Chúng mình thấy mưa ở đâu nhỉ?
+ Mưa xuân được tác giả ví như gì?
+ Bé ngẩng lên nhìn gì?
+ Bé thốt lên điều gì?
- Tổ đọc – nhóm đọc – cá nhân đọc
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ trong khi trẻ đọc
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Hôm nay cô thấy các con đọc thơ rất hay.
- Sắp đến tết rồi các con phải cố gắng học thật giỏi, chăm ngoan, nghe lời cô giáo để mang thật nhiều phiếu bé ngoan về khoe ông bà, bố mẹ trong dịp tết sắp tới nhé.
Trẻ xem và trả lời cô.
Có ạ
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Có ạ
Trẻ đọc
Trẻ hát cùng cô.
Trẻ đọc thơ cùng cô.
Mưa xuân
Mưa xuân nhè nhẹ.
Trên mái tóc em
Như hạt sương đêm, đậu trên cành lá, nghiêng ngiêng trên má.
Nhìn trời.
Xuân sang đẹp quá!
Trẻ đọc thơ cùng cô.
Vâng ạ
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* HĐCCĐ: Quan sát bánh giày.
* TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
* Chơi tự do: Chơi với nước, cát, lá cây.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên, màu sắc, hình dạng và đặc điểm nổi bật của bánh giày và biết bánh giày được dùng trong ngày Tết..
- Rèn kỹ năng nói chính xác, rõ ràng và trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
2. Chuẩn bị:
- Bánh giày đựng trong giỏ quà.
- Trang phục, quần áo gọn gàng phù hợp với thời tiết.
3. Tiến hành:
* HĐCCĐ: Quan sát bánh giày.
- Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số, sức khỏe trẻ.
- Cô cho trẻ hát “Sắp đến Tết rồi” và cùng trò chuyện về các loại bánh có trong ngày Tết. Tặng cho trẻ giỏ quà và cho trẻ khám phá món quà.
+ Đây là gì? Bánh giày có màu gì? Bánh giày có dạng hình gì? Các con đã được ăn bánh giày chưa? Các con có biết bánh giày được làm từ nguyên liệu gì?
+ Cô bóc bánh giày cho trẻ khám phá. Trong bánh giày có gì? Cho trẻ ăn bánh giày và hỏi trẻ cảm thấy thế nào? Bánh giày thường có trong những ngày nào?...
- Cô khái quát lại đặc điểm cơ bản của bánh giày: Bánh giày có dạng hình tròn, được làm từ bột gạo nếp, mộc nhĩ, thịt lợn, hạt tiêu rồi cho luộc chín, bánh rất thơm và ngon, thường có trong ngày lễ Tết. Đặc biệt, mỗi khi Tết đến nhà nào cũng làm bánh giày làm cho không khí đón Tết vui vẻ. Để có những chiếc bánh giày thơm ngon thì ông, bà, bố, mẹ chúng mình đã vất vả lao động mới có đấy. Vì vậy các con phải biết ơn ông, bà, bố, mẹ và những người lao động nhé.
* TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lượt
* Chơi tự do: Chơi với nước, cát, lá cây.
- Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
III. CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI Ở GÓC.
IV. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU.
1. Ôn bài thơ “Mưa xuân”
- Trò chuyện với trẻ về bài thơ đã học lúc sáng.
- Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần.
- Trò chuyện vè nội dung bìa thơ.
- Cô đọc, khuyến khích trẻ đọc theo cô 2 -3 lượt
- Cho trẻ đọc theo tổ.
- Gọi từng nhóm trẻ lên đọc cùng cô
- Khuyến khích cá nhân trẻ đọc cùng cô.
- VĐTN:Với bài hát xuân đã về cô và bé đứng vòng tròn hát và làm động tác minh họa cùng cô 2 – 3 lượt
2.Trò chơi: nu na nu nèng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nói cách chơi.
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
3.VÖ sinh Trả trẻ:
- VÖ sinh mÆt, ch©n tay
- Nªu g¬ng cuèi ngµy tr¶ trÎ.
®¸nh gi¸ trÎ
T×nh tr¹ng søc kháe:
Tr¹ng th¸i c¶m xóc vµ hµnh vi cña trÎ:
KiÕn thøc, kü n¨ng
Thứ 6 ngày 17 tháng 01 năm 2014.
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH:
LÜnh vùc ph¸t triÓn thÈm mü
Tạo hình
Nặn bánh giày.
NDKH: Âm nhạc
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được những loại bánh có trong ngày tết và biết nặn được bánh giày.
- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn dẹt.
- Giúp trẻ phát triển vốn từ, nói rõ ràng, mạch lạc.
- GD trẻ hứng thú với tiết học, chú ý nặn quả và biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị:
- Đĩa CD về một số loại bánh trong ngày Tết.
- Sản phẩm mẫu.
- Đất nặn, bảng đen, khăn lau tay, đĩa đựng sản phẩm đủ cho cô và trẻ
- Đĩa nhạc bài “Sắp đến tết rồi”.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
* Hoạt động1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
“Xúm xít, xúm xít”
- Cho trẻ xem một số loại bánh trên màn hình nhỏ và đàm thoại với trẻ về các loại bánh đó.
- Các con hãy xem cô mang tặng chúng mình món quà gì đây? Các con có thích không?
- Chúng mình cùng về chỗ ngồi để khám phá món quà nhé.
* Hoạt động 2: Cho trẻ xem vật mẫu
- Đây là bánh giày
+ Bánh giày có màu gì đây các con?
+ Bánh giày có dạng hình gì?
- Các con hãy nói thật to cho cô từ “Bánh giày” nào!
- Các con có biết bánh giày này cô làm từ đâu không?
- Đúng rồi, cô đã dùng đất nặn để nặn bánh giày đấy.
- Các con có muốn nặn được những chiếc bánh giày như của cô không?
* Hoạt động 3: Cô làm mẫu:
- Trước tiên để nặn những chiếc bánh giày như của cô các con hãy quan sát cô làm mẫu nhé
- Cô làm mẫu cho trẻ xem vừa làm vừa giải thích
Để nặn được bánh thì cô lấy thỏi đất có màu gì đây? Cô phải làm mềm đất nặn ra, cô dùng các đầu ngón tay bóp cho đất mềm, cô véo đất thành từng phần nhỏ sau đó cô để thỏi đất xuống bảng, tay trái cô giữ bảng, cô đặt lòng bàn tay phải lên trên thỏi đất và xoay tròn sau đó ấn dẹt thế là cô đã nặn được bánh gì đây? Như vậy là cô đã có một chiếc bánh giày rất đẹp rồi.
- Cô hỏi trẻ cô vừa làm gì?
- Cô cho trẻ làm các động tác bóp đất, véo đất, xoay tròn, ấn dẹt mô phỏng trên không.
* Hoạt động 4: Trẻ thực hịên và trưng bày sản phẩm.
- Cô phát bảng và đất cho trẻ về chỗ nặn
- Trong quá trình trẻ làm cô đến trò chuyện và hướng dẫn thêm cho trẻ, chú ý trẻ yếu.
Con đang nặn gì?
Bánh có màu gì?
Bánh có dạng hình gì?
- Cô cho trẻ trưng bày và cùng trẻ nhận xét sản phẩm:
+ Các con thấy bánh của bạn nào đẹp nhất?
+ Vì sao con thích những chiếc bánh của bạn?
- Cô hỏi 2- 3 trẻ cách nặn bánh giày.
- Cô giáo nhận xét chung và khen ngợi trẻ.
*Hoạt động 5: Kết thúc
- Giáo dục trẻ ăn quà bánh phải bỏ rác đúng nơi quy định, biết ơn những người đã làm ra các loại bánh ngon.
- Cô và trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” rồi chuyển hoạt động.
Bên cô bên cô
Trẻ quan sát và trả lời cô.
Trẻ trả lời cô.
Trẻ về ghế ngồi
Màu trắng.
Hình tròn.
Trẻ nói
Đất nặn
Có ạ!
Trẻ lắng nghe
Màu trắng
Trẻ lắng nghe và quan sát
Trẻ trả lời cô.
Trẻ thực hiện
Trẻ về chỗ ngồi và nặn
Trẻ trả lời
Trẻ trưng bày sp
Trẻ trả lời cô.
Trẻ hát cùng cô.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* HĐCCĐ: Quan sát cây quất.
* TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
* Chơi tự do: Chơi với nước, cát, lá cây.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên, màu sắc và đặc điểm nổi bật của cây quất và biết cây quất được dùng trang trí trong ngày Tết.
- Rèn kỹ năng nói chính xác, rõ ràng và trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị:
- Cây quất trồng trong chậu
3. Tiến hành:
* HĐCCĐ: Quan sát cây quất.
- Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số, sức khỏe trẻ.
- Cô cho trẻ quan sát cây quất thật kỹ và đàm thoại với trẻ.
+ Đây là cây gì? Cây quất có gì đây? Quả quất màu gì? Quả quất có dạng gì?
+ Cây quất có quả rất đẹp. Vậy cây quất dùng để làm gì?
+ Cô giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây.
- Cô khái quát lại đặc điểm cơ bản của cây quất: Cây quất có thân, cánh, lá, hoa và quả. Cây quất có quả chín vào mùa xuân rất đẹp. Vì thế, cây quất dùng để trang trì trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc đấy. Để có được những cây cảnh đẹp thì chúng mình phải tưới nước để cho cây mau lớn và ra quả cho chúng mình ăn nhé.
* TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lượt
* Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường: lá cây, cát, đá, sỏi.
- Cô quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về lớp, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
III. CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI Ở GÓC.
IV. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU.
1. Vệ sinh lớp học
- Cô cho trẻ xem lại các góc.
- Cho trẻ chọn đồ chơi bầy vào các góc khi cô đã lau song các góc.
- Cô và trẻ xem lại các góc, nhậ xét tuyên dương trẻ.
2 Trò chơi : tìm đúng màu
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, 1 đội lấy những đồ dùng màu xanh cho vào rổ màu xanh, 1 đội lấy đồ dùng bằng vàng bỏ vào rổ màu vàng
Thời gian là 1 bản nhạc
- Cho trẻ chơi 1 lần, cô kiểm tra nhận xét tuyên dương trẻ.
3. B×nh bÇu bÐ ngoan cuèi tuÇn
- C« tËp trung trÎ, cho trÎ ngåi ®«i h×nh ch÷ u.
- C« nªu tiªu chÝ b×nh bÐ ngoan: ¨n hÕt xuÊt, ®i häc ®Òu, kh«ng khãc nhÌ.
- C« gäi tõng nhãm cho trÎ nhËn xÐt, c« gîi ý.
- Ph¸t bÐ ngoan cho trÎ.
- Cho trẻ h¸t bµi “®i häc vÒ”
®¸nh gi¸ trÎ
T×nh tr¹ng søc kháe:
Tr¹ng th¸i c¶m xóc vµ hµnh vi cña trÎ:
KiÕn thøc, kü n¨ng
File đính kèm:
- Tết- 3- sua.doc