Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học củng cố những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên – xã hội mà mỗi học sinh cần có thể bước vào cuộc sống, tiến xa trong tương lai. Trang bị các phương pháp, kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của học sinh tiểu học để bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tình tốt đẹp của con người Việt Nam.
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có một vị trí rất quan trọng nó là môn học cụ, mang tính nhân văn, góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới đồng thới nó giúp học sinh có nhiều cơ hội vận dụng những gì đã học vào thực tế đời sống.
Môn Tiếng Việt giúp học sinh hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.Chú trọng hơn là 2 kỹ năng: Đọc, viết. Trên cơ sở dạy học sinh học đúng và hiểu nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi, giáo viên giúp các em mở rộng tầm nhìn hơn ra thế giới xung quanh, biết dung cảm trước cái đẹp, trước những niềm vui nỗi buồn, tình cảm yêu, ghét của con người. Đồng thời hình thành ở mức đơn giản trong các em những nhận thức tình cảm và thái độ đúng đắn của người Việt Nam hiện đại. Biết phân biệt cái xấu đẹp, thiện, ác, đúng, sai, biết trường lớp thầy cô bạn bè, quê hương đất nước, có lòng nhân ái vị tha, có ý thức về bổn phận với ông bà, cha mẹ, người thân. Biết tôn trọng nội quy, bảo vệ của công, bảo vệ môi trường. Sống hồn nhiên, tự tin, trung thực
16 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hành trực quan.
Biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh khi vận dụng từng phương pháp. Giáo viên phải chú ý nhiều hơn đến cách hình thức của trò để tiếp nhận cả tri thức Tiếng Việt, hình thành và phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói
ở phần “Chữ cái và âm” là giai đoạn đầu mà học sinh bắt đầu học. Tôi giảng dạy và hướng dẫn các em nhận diện chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới, đọc phát âm đúng âm mới, viết đúng quy trình hình dáng chữ ghi âm theo đúng mẫu chữ mới.
* Ví dụ: Bài 7: Ê - V
- Học sinh phải nhận diện âm Ê (gồm một nét ngang, một nét cong hở phải và dấu mũ).
Chữ Ê gồm một nét thắt như chữ E và thêm dấu mũ trên E, độ cao 2 li (1/2 đơn vị).
- Âm V gồm hai nét xiên (1 nét xiên trái 1 nét xiên phải)
Chữ gồm V một nét móc 2 đầu và một nét thắt đọ cao 2 li (1/2 đơn vị).
- Học sinh phát âm đúng: Ê - V, viết đúng : ê
* Ví dụ: Dạy bài 29: ia
Học sinh phải phân tích được vần “ia” được tạo bởi i và a học sinh tự ghép, tự đánh vần được âm nào đứng trước, đọc trước, âm nào đứng sau, đọc sau. Khi viết chú ý nối giữa i và a.
Từ đó học sinh biết sử dụng tiếng phổ thông để hình thành ý thức cho Tiếng Việt.
Trong bài học “Phần chữ cái và âm” hay “Phần vần” Sau khi hướng dẫn học sinh nhận biết đọc viết các “Âm” “vần” Giáo viên cần cho học sinh tự ghép các “âm” “vần” thành tiếng, từ thích hợp.
Ngoài ra việc dạy chữ kết hợp chặt chẽ 2 hình thức đọc, viét trong từng bài dạy, cần phát huy khă năng luyện nói theo từng chủ đề mà chương trình đề ra. Để từ đo giúp học sinh có kỹ năng diễn đạt trình bày tốt, thành thục trong việc sử dụng vần từ đã học.
* Ví dụ: Bài 35. uôi – ươi
Học sinh biết trả lời, nói theo chủ đề chuối, bưởi. Học sinh nói đủ to, rõ ràng, thành câu. Ngoài ra để học sinh nắm vững âm vần đã học, sau mỗi bài học giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi nhằm củng cố lại vần vừa học và gây hứng thú học tập cho học sinh.
* Ví dụ: Bài 36. Ay - Â - Ây
Sau khi học xong bài cho học sinh chơi trò chơi: Tìm nhanh tiếng mới giáo viên cho từng tổ thi đua tìm nhanh những tiếng có vần mới (chạy, này, cay, tay, đây, cây, mây )
Sang phần dạy tập đọc phải rèn luyện cho học sinh ý thức học đọc, học viết thứ tiếng phổ thông “Đọc tiếng việt, viết chữ Việt” ngay từ học kỳ I với những câu ứng dụng trong bài học, học sinh lớp Một đã được làm quen với các dấu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chẩm hỏi Giáo viên phải rèn cách đọc ngắt nghỉ cho học sinh: Có ngắt hơi ở dấu phẩy. Có nghỉ hơi ở dấu chấm.
g. Kiểm tra chất lượng theo từng giai đoạn, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ khuyến học.
- Sau khi học xong mỗi nhóm chữ cái, âm vần Tôi tiến hành kiểm tra khảo sát mức độ đọc, viết của từng em để sau đó rèn cho các em đọc viết còn chậm. Sau khi khảo sát đọc viết kết quả được nâng lên rõ rệt. Các em đều đọc, viết tốt.
Trong thực tế còn có những em hoàn cảnh khó khăn, đến trường học đồ dùng học tập đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Để tháo gỡ thực trạng này tôi đã báo cáo với ban giám hiệu nhà trường xin trích quỹ khuyến học để mua sách vở, đồ dùng học tập cho những em có thành tích tốt trong học tập. Các em học tập một cách nhẹ nhàng thoải mái và đạt kết quả tốt.
h. Chương trình học 2 buổi trên ngày:
Là một chương trình học tốt đạt hiệu quả nâng cao chất lượng học tập của học sinh và đang được áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học nói chung và được áp dụng trong nhiều năm qua ở trường Tiểu học Thu Cúc 1. Mối quan tâm trong nhà trường là luôn nâng cao chất lượng dạy và học.
Chương trình học 2 buổi/ngày tạo ra điều kiện để cho các em luôn được ôn nhuần nhuyễn kiến thức ngay trên lớp học nâng cao kiến thức. Giáo viên có nhiều thời gian để kèm cặp các em để phụ huynh yên tâm hơn.
4. Hiệu quả mới, ý nghĩa của SKKN:
Sau khi áp dụng một thời gian các biện pháp nói trên lớp đối với lớp 1 C
thì kết quả cuối học kỳ 1 đạt như sau:
STT
Đọc
Viết
G
K
TB
G
K
TB
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kết quả không có học sinh yếu, chất lượng học khá giỏi môn Tiếng Việt so với đầu năm được nâng lên rõ rệt, hình thành cho các em tính cách vui tươi thoải mái, tạo cơ sở vững chắc cho các em có kiến thức học lên lớp trên. Đặc biệt là môn Tiếng Việt. Góp phần đưa trường Tiểu học Thu Cúc 1 giữ vững chỉ tiêu giáo dục phổ cập đúng độ tuổi. Góp phần cùng nhà trường xây dựng trường.
Trên đây là toàn bộ kết quả mà tôi đã thực hiện sau khi áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Đặc biệt là đối học sinh lớp Một.
Phần III - Bài học kinh nghiệm
1- Kinh nghiệm cụ thể:
Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp Một và qua quá trình giảng dạy tôi đã học được kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra một số kinh nghiêm để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp Một chương trình tiểu học mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên cơ sở những việc đã làm và thực tế kết quả đã đạt được tôi có thêm những bài học kinh nghiệm cụ thể sau:
a/ Cải tiến phương pháp giảng dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình SGK mới. Đây chính là khâu then chốt quyết định trong nhà trường giúp học sinh tự phát hiện được kiến thức.
Tự giải quyết vấn đề và phát triển một cách hoàn thiện theo sự nhận thức của từng cá nhân. trên cơ sở đó giúp học sinh vốn tri thức và kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt.
b/ Nắm chắc phương pháp giảng dạy luôn biết kết hợp đổi mới phương pháp dạy học.
c/ Phải biết thâm nhập thực tế, trăn trở trước hoàn cảnh của các em.
d/ Tổ chức mọi hoạt động trong các giờ Tiếng Việt.
e/ Phải kết hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội để giáo dục các em có hiệu quả.
g/ Xây dựng tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhân điển hình tốt xây dựng phong trào học tập tốt trong nhà trường.
2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng nhiều lớp vào từng hoàn cảnh cụ thể, không khuôn mẫu cứng nhắc.
- Nhà trường mở các lớp chuyên đề nhằm nâng cao trình độ năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức nhiều buổi thực tập rút kinh nghiệm để giáo viên đều được rèn luyện tay nghề. Vận dụng thuần thục phương pháp giảng dạy mới vào môn Tiếng Việt.
- Tổ chức các buổi giao lưu giữa giáo viên của nhà trường với trường bạn trong cụm.
3. Đề xuất hướng phát triển sáng kiến kinh nghiệm:
- Kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp Một” có thể phổ biến tới tất cả các lớp học trong trường.
- Tôi hy vọng với sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được áp dụng ở trường và các trường tiểu học trong toàn huyện đạt hiệu quả.
4. Kết luận – Kiến nghị:
a/ Kết luận:
Trong sự nghiệp đổi mới “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Mục tiêu giáo dục là thực hiện giáo dục toàn diện : Đức- Trí – Thể – Mỹ cho học sinh. Chúng ta thực hiện chương trình thay sách đó là chiến dịch lớn của ngành giáo dục. Trong đó môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh, giúp cho các em học tốt các môn học khác.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt lớp Một nói riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Kinh nghiệm này không chỉ có tác dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy mà nó giúp phụ huynh học sinh có cách nhìn đúng đắn hơn về phần dạy Tiếng Việt cho học sinh con em mình .
Trong quá trình học tập đòi hỏi mỗi người phải biết tự học tự tìm tòi sáng tạo trong thực tế. Đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của thấy và trò trong nhà trường tiểu học. Nhất là đối với học sinh lớp 1. Là người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, có đầu óc suy luận khoa học, sáng tạo mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học, thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện của học sinh lớp mình dạy.
b. Kiến nghị:
Để đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp Một chương trình tiểu học mới tôi mong rằng tất cả giáo viên cần nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy hay, đầu tư nghiên cứu để rèn luyện các em có đủ đức tài giúp ích nước nhà sau này.
Mong các bậc phụ huynh học sinh cần trang bị cho con em mình đầy đủ đồ dùng học tập nhằm bổ sung vốn kiến thức đôn đốc học sinh chăm chỉ học bài.
Học sinh cần chăm chỉ chịu khó tìm hiểu trau dồi những kiến thức qua sách, vở, báo, chuyện tự tìm tòi học hỏi, tự phát hiện những kiến thức cho bản thân.
Tân Sơn, ngày tháng năm 2007
Người thực hiện
Nguyễn Thị Bích Thảo
Tài liệu tham khảo
A. Tài liệu tham khảo
- Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
- Chương trình, SGK lớp Một, sách giáo viên lớp Một (tập 1 – 2)
- Thế giới trong ta
- Mục tiêu giáo dục, kế hoạch giáo dục của Bộ GD – ĐT
- Tạp trí gia đình tiểu học
B. Mục lục
STT
Nội dung
Trang
1
Phần I. Đặt vấn đề
1
2
Phần II. Giải quyết vấn đề
3
- Cơ sở lý luận và thực tiễn
3
- Giải thuyết
4
- Quá trình thực hiện giải pháp mới
6
- Hiệu quả mới, ý nghĩa của SKKN
11
3
Phần III. Bài học kinh nghiệm
12
- Kinh nghiệm cụ thể
12
- Sử dụng SKKN
12
- Đề xuất hương phát triển SKKN
13
- Kết luận và kiến nghị
13
Phòng giáo dục thanh sơn
Trường tiểu học địch quả
--------------------------
cộng hoà xã hội chủ nghiã việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------------
Thanh Sơn, ngày tháng năm 2007
Biên bản
Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm.
I – Thành phần hội đồng:
1- Chủ tịch: - Ông Đỗ Mạnh Huyên – Hiệu trưởng
2- Phó chủ tịch: - Bà Bùi Thị Kim Dung - Phó hiệu trưởng
- Bà Nguyễn Thị Thanh – Phó hiệu trưởng
3- Thư ký: - Bà Nguyễn Thị Lan
4- Các thành viên: - Bà Đặng Thị Dũng – Tổ Trưởng tổ 1 + 2 + 3.
- Bà Nguyễn Thị Lan – Tổ trưởng tổ 4 + 5
Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm của Bà Trần Thị Lương
II – Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Dạy và học tốt môn Tiếng Việt lớp Một”
Sau khi thông qua nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm, hội đồng có những kết luận sau.
1- Ưu điểm:
.
.
2- Tồn tại:
.
Xếp loại sáng kiến:
.
Thư ký hội đồng Chủ tịch hội đồng
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Lan Đỗ Mạnh Huyên
File đính kèm:
- SKKN Kinh nghiem day mon Tieng Viet.doc