Đề tài Một số phương pháp để dạy tốt môn học mĩ thuật ở bậc tiểu học

Từ xưa cha ông đã nói “ Ăn vóc học hay ”. Câu nói này chính lá sự đúc kết khoa học và thực tiễn. Đối tượng mà chúng ta nói ở đây là học sinh tiểu học. Ở các em sẽ có sự tăng trưởng vá phát triển về thị lực, để có được thể lực tốt thì mỗi bản thân phải tự ăn và tự ăn phải đủ chất. Để có sự phát triển về tâm lý, các em phải tự học, tự đọc được nội dung và phương pháp. Chính vì vậy mà có nghười nói: Học sinh tiểu học muốn cái gì? ( Trí tuệ, tình cảm, ý chí ) thì phải tự làm, tự học để có được cái đó.

Hầu hết các dự báo về tương lai đều cho biết sẽ có một cuộc cách mạng về giáo dục, thứ công nghệ đào luyện con người cho thế kỉ XXI. Đáo tạo ra những con người biết tìm tòi và khám phá, tiến tới mỗi người phải biết tự thiết kế bản thân.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp để dạy tốt môn học mĩ thuật ở bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đối. + Hình thức trong trang trí: Hình thức nhắc lại. Hình thức xen kẽ. Hình thức cân đối. (Đối xứng) Hình thức phá thế. Nắm được các hoạ tiết trang trí trong tự nhiên nghệ thuật cổ dân tộc vẽ hoặc chép, đơn giản hay cách điệu. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Từ lâu các giáo viên đã biết sử dụng, vận dụng các phưng pháp vào tiết dạy học nói chung tiết dạy Mĩ thuật nói riêng nhưng sử dụng như thế nào để có hiệu quả thì chưa được quan tâm. Trong bài tập dạy Mĩ thuật ngoài phương pháp đặc trưng cần phối hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng và đồng bộ. Người giáo viên phải luôn sáng tạo, linh hoạt, vận dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. a/ Phương pháp thảo luộn nhóm: Phương pháp này rất tối ưumà lâu nay trong nhà trường chỉ chú trọng trong các môn tự nhiên xã hội, sức khoẻ, đạo đức… Môn Mĩ thuật hướng cho học sinh thảo luận nhóm thì điều thú vị bất ngờ sẽ đem đến cho các bạn. có thể cho các em tổ chức nhóm 2, nhóm 4,8…theo sự hướng dẫn của giáo viên, phần chủ đạo tìm hiểu sẽ là học sinh nhận xét không phải đại diện nhóm mà là trả lời cá nhân. Các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận vì mỗi bộ óc có một chủ quan khách thể riêng, nên sự nhận xét của các em sẽ có nhiều điều bất ngờ. Và chính sự bất ngờ ấy là sự sáng tạo của các em. Phương pháp này thường sử dụng nhận xét phác thảo, chọn hoạ tiết, ước lượng và sáng tối đậm nhạt. b/ Phương pháp quan sát: Nhằm tập cho các em thói quen quan sát làm giàu vốn biẻu tượng kinh nghiệm sống của các em đó là tiền đề của tranh đề tài, tranh tự do được phong phú đa dạng và sinh động từ những yêu cầu thường xuyên giúp các em có thói quen quan sát hình thành trong trí nhớ vốn kiến thức giúp học sinh nhìn thấy cái hiện thực trong thiên nhiên, trong xã hội sau đó thể hiện chung trong bài vẽ của mình mang vẻ độc đáo riêng biệt. Phương pháp này có thể tổ chức cho lớp học tham quan, dã ngoại, ngắm cảnh (Nếu có điều kiện thì đưa hoạt động này vào những tiết ngoại khoá) c/ Phương pháp trực quan: trong tiết dạy phương pháp trực quan là phương pháp thường xuyên, là nghệ thuật thị giác giúp các em cảm thụ cái đẹp bằng mắt. Do đó người dạy Mĩ thuật không thể thiếu đồ dùng trực quan. Có thể là tranh ảnh, mẫu thực hoặc đồ vật thật. Chính vì vậy mà phương pháp quan sát và phương pháp trực quan là hành trình song song luôn hỗ trợ cho nhau giúp các em bồi dưỡng thêm vốn thẩm mĩ. d/ Phương pháp đàm thoại gợi mở: Giáo viên sử dụng phương pháp này một cách khéo léo thì sẽ tạo cho các em sự đam mê hứng thú và sáng tạo. Hướng các em phối hợp hành động bên ngoài và hành động bên trong chặt chẽ với nhau. Giúp các em thể hiện được bài vẽ và khả năng sáng tạo trong mọi tình huống. e/ Phương pháp luyện tập thực hành: bất cứ bài vẽ nào thì phương pháp này đều được áp dụng sau khi đã nắm được các kiến thức một cách cụ thể về lý thuyết thì sẽ vận dụng và thể hiện bằng kỹ năng của mình qua bước thực hạnh. Nếu nắm lý thuyết mà không thực hành thì không biết kết quả cảo mình đạt được tới đâu. Ta biết rằng môn Mĩ thuật ở tiểu học nói riêng và ở phổ thông nói chung không phải nhằm tạo cho các em trở thành hoạ sĩ mà giúp các em nắm được kỹ năng kỹ xảo thể hiện qua bức vẽ giáo viên luôn giúp đỡ các em trong bài thực hành. Nhằm để các em thực hiện hết khả năng tình cảm của mình vào bứ vẽ sinh động sáng tạo hơn. Phương pháp này đều được áp dụng vào trong mỗi tiết học(trừ xem tranh) từ vẽ theo mẫu đến vẽ tranh hoặc vẽ trang trí thì phương pháp thực hành được áp dụng chủ yếu. Đó là thông tin hai chiều mà ta có thể nói là thông tin ngược vì nó giúp cho người học thể hiện tài năng và sự tiếp thu của mình trong quá trình học. Người dạy cũng từ đó mà rút kinh nghiệm về bài dạy có hiệu quả hơn qua quá trình đánh giá chấm bài của các em. f/ Nghệ thuật dạy môn Mĩ thuật: nghệ thuật trong giảng dạy là tính sáng tạo của giáo viên. Nghệ thuât dạy Mĩ thuật bao hàm rộng hơn vì vậy nó không thể thiếu được trong các bài dạy: Trang trí, tự do, xem tranh…Nghệ thuật trang trí nói chung, tạo hình nói riêng đối với người dạy học phải nghiên cứu kỹ càng nắm vững những kiến thức cơ bản phát huy và nâng cao năng lực sáng tạo phù hợp với tính dân tộc, hiện đại với tình cảm nguyện vọng quần chúng thưởng thức. Nghệ thuật được áp dụng trong các bài dạy ở bậc tiểu họclà trau dồi cho các em vốn kiến thức sơ đẳng nhằm làm quen với cací đẹp trong nghệ thuật. Tuỳ từng tình huống mà ta có thể áp dụng theo đối tượng cho phù hợp với sự nhận biết của lứa tuổi. - Màu sắc: Nghệ thuật màu sắc trong hội hoạ của lứa tuổi tiểu học là ưa màu, vì vậy trong các bài vẽ của các em đều mang đậm tính màu sắc, màu rực rỡ, màu tươi. - Giáo viên cần giúp các em sử dụng màu như thế nào cho phù hợp. Thông qua màu sắc còn thể hiện tình cảm nội tâm tư tưởng tình cảm của mỗi người. Cho các em sử dụng màu sẵn. - Hướng các em làm quen cách pha màu dựa vào vòng màu, thông qua bài pha màu lớp 4. - Giáo viên cần cập nhật cho các em các kiến thức về màu: + Màu gốc. + Màu phụ. + Màu bổ túc – tương phản. + Màu trung tính. + Màu nóng khác màu lạnh. * Màu sác là yếu tố tạo hình trong trang trí dùng màu sác để biểu lộ không gian thời gian, sự rung cảm của con người trong cuộc sống và thị hiếu của mỗi người xem nghệ thuật. h/ Trò chơi Mĩ thuật: Trong môn học Mĩ thuật có trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân lao động. Nó tạo ra những sảng khoái vui chơi giải trí của con người. Các trò chơi dân gian được tổ chức theo nhiều hình thức và các trò chơi thường là hình thức thể thao một số trò chơi tiêu biểu: Chơi bi, chơi ô, đánh đáo… Trò chơi Mĩ thuật cũng nhằm tạo sự hứng thú kích thích học sinh tích cực hoạt động, giáo viên phải tổ chức nhiều trò chơi, mỗi tiết dạy có một đặc thù riêng nên các trò chơi cũng luôn biến dạng cho phù hợp. Ví dụ: Như trò chơi xem tranh và đoán tên tranh Lớp 4 “Xem tranh dân gian Việt Nam”. Trò chơi nhận biết quả lớp 1 “Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn”… PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Nhìn chung các tiết Mĩ thuật gần đây từ năm 2000 đến nay đã được chú trọng nên cũng dần có hiệu quả trong nhà trường. Năng lực sáng tạo của nhiều giáo viên có nhiều tiến bộ. Học sinh yeu thích môn học này nhưng với nức độ chưa cao. Tôi tin rằng thời gian tới đây có lẽ môn nghệ thuật này sẽ phát triển mạnh đó là tiềm năng của thế hệ trẻ về sau. Một số trường tiểu học ở thành phố Hà Nội, các xã trung tâm huyện đã có giáo viên dạy chuyên môn Mĩ thuật. Tôi mong rằng các trường như chúng tôi sớm có giáo viên đảm trách môn học này, để việc dạy ngày càng sâu hơn nhằm nâng cao kiến thức và phát huy hết nhân tài ở thế hệ trẻ. Hiện nay tôi thấy đa số học sinh tiểu học rất thích giờ học Mĩ thuật, các bài vẽ có sự tiến bộ rõ rệt. Trong các đợt vẽ tranh phát động của ngành như: “Vẽ tranh với chủ đề chống tai nạn thương tích, An toàn giao thông” hay là phát động cuộc thi vẽ tranh “Ý tưởng trẻ thơ” lần thứ 6 – dành cho học sinh tiểu học. Học sinh có phần tự tin, mạnh dạn, phấn khởi mỗi em vẽ một bức tranh tự do về ươc mơ ý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ta càng khẳng định môn Mĩ thuật ngang tầm với các môn học trong nhà trường hiện nay. 2/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy sau: Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sưu tầm tranh, phân loại tranh, các vật mẫu, đồ dùng thật. Quan sát tham quan dã ngoại, ngắm phong cảnh thật. Học sinh tự làm đồ dùng trong tiết học… - Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy. + chú trọng phương pháp đặc trưng của từng bài dạy. + Học sinh phải nắm được các bài vẽ cụ thể là: Xem tranh, vẽ tranh, vẽ theo mẫu hay trang trí. Sự tương phản đậm nhạt trên khối hình (sắch độ). Hệ thống sáng tối phải rõ ràng vận dụng tốt các yếu tố trong một tiết dạy. Sử dụng hoạt động thảo luận nhóm để tiết dạy sinh động phong phú hơn. Tổ chức trò chơi trước và sau khi dạy. Tổ chức thêm các tiết học ngoại khoá ngoài trời để giải trí và các em trau dồi kiến thức ở thiên nhiên nhằm nâng cao tính năng động sáng tạo trong các tiết học. 3/ NHỮNG KIẾN NGHỊ: Việc dạy và học môn Mĩ thuật là cả một công việc vất vả lâu dài và khó nhọc cho giáo viên và học sinh. Do vậy người thày giáo phải nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của người thầy. Ngoài nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cần phải tìm tòi tổ chức giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị và lôi cuối học sinh bởi đây là môn học có tinh hình tượng cao. Trong quá trình giảng dạy chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Để cho bộ môn Mĩ thuật ngày càng trở nên hấp dẫn và chiếm vị trí quan trọng trong nhận thức của học sinh. Muốn đảm bảo việc dạy và học tốt các môn nghệ thuật thì yêu cầu đòi hỏi chúng phải đầy đủ, đặc biệt môn vẽ được nhu cầu đáp ứng cũng khá phức tạp và tốn kém. + đối với nhà trường có phòng tranh riêng cần cho Mĩ thuật. Các đồ dạy học phong phú, vật mẫu đáp ứng nhu cầu trực quan, quan sát trên tiết học. Có các chân dung, tượng thạch cao…có các bản vẽ, giá vẽ giúp các tiết thực hành tốt. + giáo viên nắm vững kiến thức bộ môn (Đặc biệt có giáo viên chuyên trách). Đồ dùng tranh ảnh phải có để đảm bảo tiết dạy tốt. + học sinh phải vẽ trên khổ giấy A3,A4…Đóng lại thành tập cho những bài vẽ xong, dụng cụ vẽ phải đầy đủ (Cỏ, chi, tảy,màu) có thể sử dụng nhiều loại màu có bảng vẽ và các kẹp giấy dùng trong các tiết ngoại khoá./ Trên đây là những suy nghĩ việc làm trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật ở trường tiểu học Đốc Tín. Tôi rất mong lời góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc dạy phân môn Mĩ thuật đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị. Mỹ Đức, Ngày 28 tháng 04 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là Sáng Kiến Kinh Nghiệm của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. (ký, ghi rõ họ tên) PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình và sách giáo viên từ khối 1 đến khối 5. Vở tập vẽ từ khối 1 đến khối 5. Sách giáo khoa từ khối 4 đến khối 5. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MON MY THUAT.doc
Giáo án liên quan