Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 13 - Bài 13: Vẽ theo mẫu : Vẽ cá

1. Kiến thức

- HS nhận biết được hình dáng đặc điểm cấc bộ phận của cá .

2. Kĩ năng

- Vẽ đưược con cá và vẽ màu theo ý thích của mình

3. Thái độ

- Cảm nhận đưược vẻ đẹp của con cá .

II. Đồ dùng

 1. Giáo viên

- Tranh ảnh về loài cá khác nhau

 - Hình gợi ý cách vẽ

 - Bài vẽ của HS năm trưước .

 

doc10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 13 - Bài 13: Vẽ theo mẫu : Vẽ cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lựa chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục cho cân đối - Vẽ hình, sửa lại hình và vẽ màu 5. Dặn dò - Quan sát tranh, ảnh của các bạn thiếu nhi Tuần 13 Ngày soạn: 19/11/2011 Giảng: Khối 3 3A: 3B: 3C: 3D: 3Đ: 3E: Bài 13: Vẽ trang trí TRANG TRÍ CÁI BÁT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS nhận biết được cách trang trí, vẽ mùa sắc trên những cái bát. 2. Kĩ năng - Vẽ được trang trí cái bát vàg vẽ màu có đậm nhạt đẹp. 3. Thái độ - Cảm nhận vẻ đẹp của trang trí cái bát. II. Đồ dùng 1. Giáo viên - SGV, một số chiếc bát có hình dáng và trang trí khác nhau. - Một số cái bát không trang trí - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của HS năm trước 2. Học sinh. - Vở tập vẽ, bút chì , màu vẽ. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. - Kiểm tra đồ dùng 3. Bài mới - Giới thiệu hình ảnh những chiếc bát có trang trí để HS nhận biết. * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét . - Giới thiệu tranh ảnh cái bát trong SGK được phóng to, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra đặc điểm, cách trang trí, cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc trong trang trí cái bát. - So sánh cái bát có những hình dáng như thế nào? - Kể tên các bộ phận của cái bát? - Cái bát thường được trang trí bằng những họa tiết gì? - Các họa tiết được trang trí ở vị trí nào của cái bát? - Các họa tiết được sắp xếp như thế nào? - Các họa tiết giống nhau được vẽ màu như thế nào? - Yêu cầu HS kể tên một số hoạ tiết có thể trang trí cái bát mà mình biết -GV tóm tắt và bổ sung: đặc điểm, cách trang trí, cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc trong trang trí cái bát. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí cái bát - Giới thiệu hình hướng dẫn cách trang trí yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách vẽ - Vẽ phác các mảng hoạ tiết (Đường diềm, hình hạo tiết) - Tìm hoạ tiết vẽ cho phù hợp, vẽ chi tiết . - Tìm màu vẽ có đậm, nhạt (Nên vẽ từ 3 đến 4 màu không vẽ nhiều màu) - Vẽ mẫu vào tranh trong SGK được phóng to, yêu cầu HS quan sát nhận ra cách vẽ - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm cũ để tham khảo * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành - Yêu cầu HS vẽ vào hình có sẵn ở trong vở tập vẽ. - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS vẽ bài. * Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét về - Cách sắp xếp họa tiết, màu sắc. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. - HS hát 1. Quan sát, nhận xét. - Quan sát tranh và nhận ra đặc điểm, cách trang trí, cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc trong trang trí cái bát - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS kể tên một số hoạ tiết có thể trang trí cái bát mà mình biết - HS lắng nghe 2. Cách trang trí cái bát - Quan sát tìm ra cách vẽ cho riêng bản thân mình - Quan sát GV vẽ mẫu - HS quan sát để tham khảo. 3. Thực hành - Vẽ bài vào vở. Vẽ trang trí cái bát và vẽ màu theo ý thích 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận riêng. - HS xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố: * Nhắc lại cách trang trí - Vẽ phác các mảng hoạ tiết (Đường diềm, hình hạo tiết) - Tìm hoạ tiết vẽ cho phù hợp, vẽ chi tiết . - Tìm màu vẽ có đậm, nhạt (Nên vẽ từ 3 đến 4 màu không vẽ nhiều màu) 5. Dặn dò: - Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc. Tuần 13 Ngày soạn: 19/11/201 Giảng : Khối 4 4A: 4B: 4C: 4D: Bài 13: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí và nhận biết cách trang trí đường diềm . 2. Kĩ năng - Trang trí được đường diềm theo ý thích cuả mình. 3. Thái độ - Cảm nhận được vẻ đẹp của tảng trí đường diềm . II. Đồ dùng 1. Giáo viên - SGV, SGK, một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh : - SGK, giấy vẽ, màu, bút chì, vở tập vẽ III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định 2. Kiểm tra - Kiểm tra đồ dùng 3. Bài mới - Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm để HS nhận biết. *Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét - Giới thiệu tranh ảnh đồ vật được trang trí bằng đường diềm, yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm và ứng dụng của trang trí đường diềm trong cuộc sống. (Cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc...) - Đường diềm vẽ những hoạ tiết gì ? - Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? - Các hoạ tiết chính được vẽ ở vị trí nào? - Hoạ tết phụ được vẽ phần nào? - Đường diềm được vẽ màu ra sao? - Đường diềm thường được trang trí trên các đồ vật nào? -GV tóm tắt và bổ sung : Về các hoạ tiết, cách sắp xếp, vẽ màu . * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ - Giới thiệu hình hướng dẫn cách vẽ yêu cầu học sinh quan sát và gợi ý HS nhận ra cách vẽ - Tìm chiều dài, rộng của đường diềm kẻ 2 đường thẳng cách đều, chia khoảng cách đều nhau rồi kẻ các trục - Vẽ các mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hòa - Tìm và vẽ họa tiết theo cách nhắc lại hoặc xen kẽ nhau - Vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt sử dụng từ 3 đến 4 màu - Vẽ mẫu lên bảng, yêu cầu HS quan sát nhận ra cách vẽ - GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước để tham khảo. * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành - GV nêu yêu của bài tập và cho HS vẽ bài theo các nhân. - GV quan sát hướng dẫn gợi ý HS làm bài . *Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về : - Cách vẽ họa tiết, sắp xếp hình, màu sắc. - Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài vẽ đẹp động viên HS có bài vẽ chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học. - HS hát 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh và nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm và ứng dụng của trang trí đường diềm trong cuộc sống. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS kể tên một số đồ vật được trang trí đường diềm - HS lắng nghe 2. Cách vẽ - Quan sát tìm ra cách vẽ - Quan sát GV vẽ mẫu - HS quan sát bài vẽ của HS năm trước để tham khảo. 3. Thực hành - Vẽ bài vào vở. Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận của mình - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố * Nhắc lại cách vẽ - Tìm chiều dài, rộng của đường diềm kẻ 2 đường thẳng cách đều, chia khoảng cách đều nhau rồi kẻ các trục - Vẽ các mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hòa - Tìm và vẽ họa tiết theo cách nhắc lại hoặc xen kẽ nhau - Vẽ màu theo ý thích, có đậm có nhạt sử dụng từ 3 đến 4 màu... 5. Dặn dò : - Quan sát các đồ vật như lọ hoa, quả. Tuần 13 Ngày soạn: 11/9/2011 Giảng: Khối 5 5A: 5B: 5C: 5D: Bài 13: Tập nặn tạo dáng TẬP NẶN MỘT DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động . 2. Kĩ năng - HS nặn được dáng người đơn giản . 3. Thái độ - Cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện dáng người . II. Đồ dùng 1. Giáo viên - SGK, SGV Sưu tầm tranh , ảnh về các hoạt động dáng người . - Hình gợi ý cách nặn - Đất nặm đồ dùng cần thiết . 2. Học sinh - SGK, đất nặm , đồ dùng cần thiết . III Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định 2. Kiểm tra - Kiểm tra đồ dùng 3. Bài mới: - Giới thiệu tranh ảnh một số dáng người để HS nhận biết. * Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét - GV giới thiệu tranh, ảnh về một số dáng người. Yêu cầu HS quan sát và gợi ý để HS nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc ... của con người - Kể tên các bộ phận của cơ thể con người? - Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì? - Kể một số dáng con người mà em biết? - Con người thường mặc những bộ quần áo màu gì? - Yêu cầu HS tả lại hình dáng, đặc điểm của một số dáng người trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày - GV tóm tắt và bổ sung : Hình dáng các bộ phận, đặc điểm, hình dáng, màu sắc của dáng người . * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn - GV giới thiệu hình gợi ý cách nặn. Yêu cầu HS quan sát đặt câu hỏi gợi ý để HS tự tìm ra cách nặn. - Chọn dáng các dáng tiêu biểu cho mỗi hoạt động: đi, đứng, cúi, chạy nhảy... - Nặn các bộ phận chính trước (đầu, thân, chân, tay) sau đó nặn các chi tiết sau (tóc, quần, áo) - Gắn dính các bộ phận và tạo dáng cho hình nặn thêm sinh động - GV minh họa từng bước cách nặn dáng người, Yêu cầu HS quan sát để nhận ra cách nặn. - GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước để tham khảo. * Hoat động 3: Hướng dẫn thực hành - GV chia HS thành nhóm yêu cầu HS chọn một số dáng người có tư thế đẹp, phù hợp với mình để nặn. - Quan sát hướng dẫn các nhóm thực hành. *Hoạt động 4: Hướng dẫn nhận xét, đánh giá - GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét về :Tỉ lệ, hình dáng hoạt động. - Gợi ý HS xếp loại theo cảm nhận riêng - GV nhận xét chung giờ học, xếp loại khen ngợi HS có bài nặn đẹp động viên HS có bài nặn chưa tốt để HS cố gắng phấn đấu trong giờ học sau. - HS hát 1. Quan sát, nhận xét - Quan sát tranh nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc ...của con người. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS tự kể HS khác bổ xung ý kiến - HS lắng nghe 2. Cách nặn - Quan sát hình minh họa hướng dẫn cách nặn và tìm ra cách vẽ cho riêng bản thân mình. - Quan sát GV nặn mẫu - HS quan sát tham khảo 3. Thực hành - HS thực hành theo nhóm 4. Nhận xét, đánh giá - HS nhận xét theo cảm nhận của mình - HS tự xếp loại bài vẽ - HS lắng nghe 4. Củng cố : * Nhắc lại cách nặn - Chọn dáng các dáng tiêu biểu cho mỗi hoạt động: đi, đứng, cúi, chạy nhảy... - Nặn các bộ phận chính trước (đầu, thân, chân, tay) sau đó nặn các chi tiết sau (tóc, quần, áo) - Gắn dính các bộ phận và tạo dáng cho hình nặn thêm sinh động 5. Dặn dò : - Quan sát sưu tầm tranh ảnh trên sách báo về trang trí đường diềm ở đồ vật.

File đính kèm:

  • docMi thuat tuan 13.doc
Giáo án liên quan