Kinh đào ở Nam kỳ thời Pháp thuộc

Năm 1866, ngay khi chưa chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ, thực dân Pháp đã nghĩ ngay đến việc đào những con kinh nhằm phục vụ cho các cuộc hành quân bình định bằng đường thủy, một thế mạnh của đội quân thực dân. Đô đốc Dupré cho hai tàu cuốc đi theo hải quân đến nạo vét và mở rộng kinh Bến Lức và kinh Trạm (arroyo de la Poste, kinh Bảo Định). Kinh Bảo Định dài 22 km, nối liền sông Vàm Cỏ Tây nơi thị xã Tân An bây giờ với sông Mỹ Tho (Tiền giang nay). Một kế hoạch đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây bằng con đường thuỷ ngắn nhất từ Sài Gòn đến đồng bằng sông Cửu Long được vạch ra.

Năm 1867, sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam kỳ, Pháp thành lập ngay một uỷ ban nằm trong Soái phủ Sài Gòn, nghiên cứu xác định những kinh rạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng theo thứ tự trước sau nhằm nhiều mục đích, nhưng quân sự vẫn nổi lên hàng đầu. Các đoạn kinh rạch nạo vét trong giai đoạn này không có tên, thường dựa trên những đoạn kinh rạch sẵn có.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh đào ở Nam kỳ thời Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính quyền thuộc địa. Tuy nhiên, việc đào kinh từ 1874 đến 1884 cũng chỉ mang tính thử nghiệm của giới quân sự chứ chưa phải của các nhà đầu tư tư bản vào Nam kỳ. Từ năm 1880 - 1890, ở Nam kỳ thực dân Pháp đã đào được 2,1 triệu m3 đất kinh rạch, tăng được 169.000 ha đất canh tác so với thời Nguyễn. Trung bình cứ đào 12 m3 đất thì có thêm 1 ha canh tác. Phần lớn là nạo vét, mở rộng các kinh có sẵn, chưa theo một quy hoạch chuyên môn nào. Một số kinh đáng kể như: Ba Lăng, Cái Côn, Carabelli, Bocquillon, Kế Sách, Thạnh Lợi, Bà Tích, Trà Nóc, Ông Trương, Cái Mương. Dân nghèo phiêu tán tự động kéo nhau đến cất lều trên bờ kinh, khai khẩn ruộng đất. Diện tích đất khẩn hoang tăng lên nhanh chóng. Năm 1880, hai tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá mới có 20.000 ha, thì năm 1890 đã có 83.000 ha đất được khai thác. Khối lượng đào đắp tăng lên không ngừng, năm 1903 - 1904 đã đạt đến 3,4 triệu m3. Chương trình này kết thúc vào năm 1904. Hai kinh lớn được đào là Trà Ót và Saintenoy (1904). Dân phu vẫn bị bắt đào hàng loạt kinh nhỏ, rạch vừa và nhỏ như : Ba Rinh, An Tập, Tiếp Nhựt (1911), Rạch Vọp ở Sóc Trăng; Phổ Dương - Trà Long ở Cần Thơ; Ô Môn, Xà No (1903), Trà Bồng, Tân Phước thuộc Cần Thơ - Rạch Giá - Sóc Trăng. Toàn quyền Paul Doumer thay De Lanessan càng ra sức đẩy mạnh việc đào kinh. Ngày 8 - 9 - 1900, thành lập một hội đồng gồm các kỹ sư công chính, các tỉnh trưởng và đại diện các điền chủ người Pháp để hoạch định một chương trình đào kinh cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long với nhiệm vụ chủ yếu là “cải tạo kinh rạch hiện có là thượng khẩn”. Điều này chứng tỏ, ngay từ dưới triều Nguyễn, nhân dân Nam kỳ đã đào rất nhiều kinh rạch nhưng không được sử sách nhắc đến. Chương trình này được duyệt vào tháng 11 - 1900. Năm 1901, thành lập Công ty đào sông và các việc công chính Đông Dương. Kế hoạch hàng năm được chi 2 triệu francs từ ngân sách Đông Dương và 240.000 francs trích ở ngân sách Nam kỳ. Chương trình này được đưa ra đấu thầu ngày 6 - 2 - 1904 và tháng 3 - 1904 được duyệt. Công ty Kỹ nghệ Pháp tại Viễn Đông trúng thầu. Kinh Xà No được xem như là một công trình thủy lợi lớn nhất ở Nam kỳ, có thể sánh ngang với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho. Kinh được đào từ 1901 đến tháng 7 - 1903, mặt nước rộng 60 m, đáy rộng 40 m, kinh phí 3,6 triệu francs. Nhà thầu sử dụng loại xáng lớn chạy bằng hơi nước với những giàn gàu bằng sắt. Máy của xáng có công suất 350 mã lực, mỗi gàu múc được 375 lít, thổi bùn xa đến 60 m. Giàn gàu của xáng chạy theo vòng tròn, trông như xa đạp nước. Chiếc xáng giống như chiếc chiến hạm, tiếng máy vang rền cả góc trời, chở theo hàng trăm nhân viên và nhân công. Dọc theo hai bên bờ phải chuẩn bị củi sẵn để chạy nồi sốtde trên xáng. Kinh được khởi đào do sáng kiến của hai người Pháp là Duval và Guéry, nhằm khai thác một vùng đất rộng hàng chục ngàn hecta thuộc địa phân Cần Thơ. Lễ khánh thành kinh Xà No có Toàn quyền Đông Dương tới dự, có rước ban quân nhạc từ Sài Gòn và tổ chức dạ vũ. Giai đoạn 1904 - 1911, đã thực hiện được một số công việc sau. Từ 1904 - 1906, cải tạo mở rộng sông Mân Thít, đào kinh Lấp Vò, cải tạo kinh Ba Xuyên - Thạnh Lợi, đào kinh Cổ Chiên đi Trà Vinh ở vùng giữa hai sông. Từ 1906 - 1908, đào thêm một đoạn kinh ở Sài Gòn, song song với kinh Tàu Hủ (thường gọi là kinh Đôi); đào kinh Hậu Giang - Long Mỹ, trên cánh đồng Cần Thơ - Sóc Trăng; tiếp tục mở rộng kinh Saintenoy. Từ 1906 - 1910, đào sâu mở rộng kinh Chợ Gạo cũng trên cánh đồng Cần Thơ - Sóc Trăng. Đào thêm các kinh mới: Phụng Hiệp, Phổ Dương, Xẻo Von, Carabelli, Mang Cá, Ba Rinh, Lacoste. Bắt đầu đào kinh Cái Lớn đi Trèm Trẹm. Vùng giữa sông Tiền - sông Hậu đào xẻ cù lao May, mở rộng kinh Cổ Chiên - Trà Vinh, đào sâu sông Mân Thít; đào các kinh Chàng Ré (1917), Nàng Rền (1911), Thốt Nốt - Cái Bè. Từ 1911 - 1913, mở rộng kinh Bassac - Long Mỹ, Ba Xuyên - Ô Môn, Sóc Trăng - Phụng Hiệp, Hậu Giang - Long Mỹ, Bạc Liêu - Cà Mau và kinh Tiếp Nhựt. Ở Bến Tre chỉ đào kinh Mỏ Cày. Khối lượng đào kinh tăng vọt lên, chỉ trong 9 năm (1905 - 1913), khối lượng đào kinh bằng tàu cuốc đã lên đến 37,5 triệu m3. Ngày 23 - 5 - 1913, một cuộc đấu thầu lần thứ ba, Công ty đào sông và các việc công chính Đông Dương lại trúng thầu chương trình đào kinh 1913 - 1918. Nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ nhất, hợp đồng phải thay đổi rất nhiều lần và gia hạn lại trong các năm 1927, 1928, 1929. Từ 1914 - 1929, tàu cuốc đã đào 177 triệu m3 đất kinh. Nếu cộng cả kinh đào xáng và đào tay thì đã có con số 1.664 km. Những kinh đào lớn trong đợt này bao gồm: cải tạo mở rộng kinh Ô Môn - Thị Đôi (1917 - 1918), đào kinh Ba Rinh (1925), kinh Sóc Trăng - Bố Thảo (1914 - 1915), kinh Cái Lớn (1925 - 1926). Quy mô nhất trong đợt này là đào kinh Rạch Giá - Hà Tiên, được tiến hành vào cuối thời kỳ, đánh dấu một bước thực dân chuyển sang khai thác vùng tứ giác Long Xuyên. Khu khai thác rộng trên 220.000 ha, nằm giữa Rạch Giá - Hà Tiên - Tri Tôn. Đây là vùng ngập úng quanh năm, phủ đầy lau sậy và rừng tràm, phèn tích đọng lâu năm, một vùng hoang vu rộng lớn. Năm 1926, thiết kế được duyệt, gồm một kinh chính Rạch Giá - Hà Tiên đi song song với bờ biển trên chiều dài 81 km, sâu 3,5 - 3,8 m, khối lượng đào đắp 7,2 triệu m3. Kinh chính được nối thông với biển bằng 4 kinh nhánh, bề rộng mặt nước 28 m, để thoát nước ra biển Tây. Từ kinh chính có 4 kinh phụ đi sâu vào vùng trũng để tiêu úng và phèn: kinh Tri Tôn (31 km), kinh Ba Thê (40 km), kinh Hà Giang, kinh Tám Ngàn. Kinh Rạch giá - Hà Tiên được thi công vào cuối năm 1926, những tầu cuốc hiện đại nhất thời đó được tập trung về đây để thi công. Công trình được thi công trong những điều kiện hết sức gian khổ: thiếu nước sinh hoạt, nền đất không ổn định, rễ cây mọc sâu. Việc thi công kéo dài mãi đến 1928 mới xong kinh Tri Tôn. năm 1930, xong kinh Ba Thê. Đến tháng 9 - 1930, kinh chính Rạch Giá - Hà Tiên cùng 4 kinh xẻ ra biển mới hoàn thành. Hệ thống kinh này cho phép thâm nhập sâu và rộng vào vùng đất hoang hoá của khu tứ giác Long Xuyên để chở thóc gạo ở những vùng đất khai khẩn. Quan trọng hơn nữa là vận chuyển vôi, phốt phát và sau này là xi măng từ Hà Tiên về Sài Gòn một cách nhanh nhất, để mở mang công nghiệp, vật liệu xây dựng. Khoảng thời gian 1923 - 1931, trong vùng Cần Thơ còn cải tạo mở rộng nhiều kinh rạch khác như: Tiếp Nhựt, Ông Ray, Ô Môn, Xẻo Vọng, Saintnoy. Hình thành lên một khu thủy nông có nhiều kinh rạch nhất đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1895, Tổng đốc Lộc (Trần Bá Lộc) cho đào một con kinh lớn dài 45 km, rộng 10 m. Bắt đầu từ rạch Bà Bèo (arroyo Commercial, rạch Thương Mại), đào thời Tây Sơn, bao quanh cả vùng Mỹ Tho đổ ra rạch Ruộng gần Sa Đéc. Để phục vụ cho công trình này, dân phu phải đào 3 con rạch nhỏ, đi từ Cái Thia, Trà Lót, Cái Bè, lấy lối vào kinh chính, dài tổng cộng 81 km, trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Kinh đi qua vùng hoàn toàn không có người ở, phải tiếp tế lương thực, thuốc men và nước sinh hoạt cho dân phu. Đào xong 3 con kinh mở lối này mới dùng thuyền tiếp tế các nhu yếu phẩm nói trên cho việc đào con kinh chính. Tháng 4 - 1897, kinh được chủ tỉnh Mỹ Tho Paul Bocquillon tổ chức khánh thành và tháng 7 năm đó được Toàn quyền Paul Doummer chấp thuận đặt tên là Tổng Đốc Lộc. Cho đến 1945, tên này mới bị xoá bỏ và đặt tên là kinh Nguyễn Văn Tiếp (Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính đầu tiên của tỉnh Mỹ Tho). Về sau người ta đào thêm nhiều con kinh cấp 2, nối kinh Tổng Đốc Lộc với rạch Cái Bè - Cai Lậy, đánh số thứ tự từ 1 đến 11. Cũng giai đoạn này, Lagrange, viên tham biện Tân An (Long An nay) đứng ra điều hành đào con kinh vào những năm 1899 - 1903 (cùng với các kinh Cờ Nhíp, Đá Biên), nối sông Vàm Cỏ Tây ở đầu phía đông và kinh Phước Xuyên, kinh Đông Tiến ở đầu phía tây tại ngã tư gãy Cờ Đen. Kinh có chiều dài 45 km, rộng 40 m, sâu 4 m. Đây là đường thuỷ quan trọng từ miền Đông về miền Tây qua ngõ Vàm Cỏ Tây theo hai hướng: kinh Đông Tiến hoặc kinh Phước Xuyên. Năm 1925 - 1927, kinh được hãng thầu Pháp là Monvéneux tổ chức nạo vét với quy mô lớn hơn. Kinh được đặt tên là Lagrange, ngoài ra còn có những tên khác như kinh Ông Lớn, kinh Cùng. năm 1947, chính quyền cách mạng đổi tên kinh Lagrange thành kinh Dương Văn Dương, Khu bộ phó khu 7, hy sinh trong một cuộc hành quân Bến Tre, được truy phong hàm thiếu tướng. Ngày nay, con kinh này tiếp nhận nước ngọt từ sông Tiền để tưới cho những cánh đồng hai vụ của huyện Tân Thạnh (Long An). Năm 1907, trong cuộc họp của Hội đồng Thuộc địa, Tổng thanh tra công chính Đông Dương A.Pounyanne đưa ra một quy hoạch vừa đào mới vừa nạo vét, mở rộng cải tạo các kinh: Lagrange, Tổng Đốc Lộc, Đá Biên, Phủ Sửu, Tân Châu - Vàm Cỏ, cù lao Sung, cù lao Tây - Vàm Cỏ. Nhưng cho đến năm 1914 cũng chỉ khảo sát mà thôi. Tỉnh Cần Thơ, khoảng từ 1900 - 1920, có hơn 350 km kinh đào thêm nối qua Rạch Giá và Sóc Trăng. Năm 1915, Pháp lại cho nạo vét và cải tạo kinh Giây Thép (sông Bảo Định). Năm 1917, cải tạo rạch Ba Rài, đào những đoạn bị ngắt quãng. Năm 1918, cải tạo kinh Tổng Đốc Lộc. Từ 1923 - 1925, đào kinh nối rạch Thương Mại với sông Mỹ Tho. Từ 1921 - 1924, cải tạo mở rộng kinh Tổng Đốc Lộc và kinh số 4. Từ 1927 - 1931, đào nối kinh số 4 một đoạn 4 bis và kinh Lagrange. Tính đến năm 1930, khối lượng đào kinh bằng tàu cuốc ở đồng bằng sông Cửu Long là 155 triệu m3, khối lượng này gia tăng đều đặn hàng năm. Sang đến năm 1936, Pháp đã cho đào 1.360 km kinh chính, 2.500 kinh phụ và hàng ngàn km kinh nhỏ với kinh phí lên đến 58 triệu đồng. Công bằng mà nói, với hệ thống kinh đào được thực hiện trong khoảng 80 năm ở Nam kỳ, người Pháp đã làm thay đổi hẳn diện mạo nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đất canh tác được mở rộng không ngừng, đồng nghĩa với sản lượng lúa ngày một tăng, hình thành nên thị trường hàng hoá trên lĩnh vực nông nghiệp. Giao thông vận tải cũng phát huy hiệu quả qua hệ thống giao thông đường thủ. Đó là những tiền đề quan trọng giúp cho việc phát triển sản xuất, đời sống và bảo đảm an ninh lương thực của cả nước ở một vựa lúa lớn nhất nước. Nguyễn Thanh Lợi Nguồn: Xưa & Nay, số 286, 6 – 2007

File đính kèm:

  • docKinh dao o Nam ky thoi Phap thuoc.doc
Giáo án liên quan