Áp dụng phương pháp khảo sát điều tra để tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lý lớp 12 (ban cơ bản) ở tỉnh Bắc Ninh

Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang

nền kinh tế tri thức, sự phồn thịnh của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự

nghiệp giáo dục. Để đạt được mục tiêu của giáo dục đề ra, chúng ta phải xây

dựng được nội dung, chương trình giáo dục khoa học,linh hoạt đáp ứng được sự

vận động, biến đổi không ngừng của xã hội.

Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang từng bước đổi mới,trước hết là đổi

mới để phù hợp nội dung giáo dục. Việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học

đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học. "Phương pháp giáo dục phải

phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi

dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chívươn lên".Do đặc trưng của

môn Địa lí có nội dung gắn với những sự vật, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã

hội, đôi lúc những sự vật, hiện tượng đó lại có mốiquan hệ mật thiết với cuộc sống

của các em HS, diễn ra chung quanh cuộc sống của các em. Thực tế cũng đã chứng

minh, nếu quá trình học tập trên lớp (lý thuyết) điđôi với thực hành (thực tiễn) thì

sẽ làm cho nhận thức của các em HS trở nên sâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng phương pháp khảo sát điều tra để tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lý lớp 12 (ban cơ bản) ở tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn, hoàn chỉnh hơn. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng phương pháp KSĐT để tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy địa lý lớp 12 (ban cơ bản) 1.1 Cơ sở lý luận Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm tìm ra một phương pháp mới để HS học một cách khoa học, ghi nhớ bài tốt hơn, có hệ thống hơn... GV trở thành người hướng dẫn, định hướng cho HS, HS đi theo những gì GV hướng dẫn để thực hiện mục tiêu của bài học. Phương pháp dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động của HS. Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu chuẩn hàng đầu về giáo dục hiệu quả, hướng dẫn cho việc đổi mới cả phương pháp đào tạo GV và việc dạy học trong trường phổ thông. Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 318 Phương pháp khảo sát, điều tra: là phương pháp đặc thù của việc dạy học Địa lí. Nguyên nhân do đối tượng nghiên cứu của Địa lí học là các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội theo lãnh thổ. Muốn cho HS hiểu một cách sâu sắc các thành phần và các mối quan hệ của các thành phần trong thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội thì cách tốt nhất là GV phải hướng dẫn các em nghiên cứu trên một lãnh thổ cụ thể - đó là địa phương nơi các em sinh sống và học tập. Phương pháp khảo sát, điều tra chính là nhằm khảo sát, điều tra các thành phần của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy, phương pháp khảo sát điều tra phải được tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV. GV đề ra những vấn đề cần khảo sát, đồng thời là người tổ chức, hướng dẫn, gợi ý để HS thực hiện. Hoạt động ngoại khóa: Theo Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, 2004), ngoại khóa là môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính thức trong nhà trường. Chính vì vậy có thể hiểu “HĐNK là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện”. HĐNK là hết sức phong phú lại không nằm trong chương trình quy định của Bộ GD & ĐT cho nên hoạt động ngoại khóa không hề mang tính bắt buộc mà hoàn toàn mang tính tự nguyện. Tuy không có quan hệ với hoạt động nội khóa nhưng HĐNK lại có tác dụng củng cố, tăng cường hoặc mở rộng những nội dung học tập nội khóa. Chính vì vậy, khi lựa chọn nội dung cho các HĐNK cần phải dựa trên nội dung chương trình nội khóa với các tác dụng như trên. HĐNK có thể vận dụng nội dung của các loại hình hoạt động trên để tổ chức cho HS. HĐNK có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Trong điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nhà trường phổ thông chúng ta có thể có các hình thức như tổ chức câu lạc bộ Địa lí, đọc và kể chuyện Địa lí, tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ về Địa lí, tổ chức triển lãm, tổ chức các buổi cắm trại, du lịch. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lứa tuổi THPT: Ở lứa tuổi HS THPT, các em đã có sự trưởng thành khá lớn về mặt tâm lý và nhận thức. Các em thường tỏ ra quan tâm đến nhau hơn, tự tin hơn đồng thời các em cũng rất quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự đang diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt cũng như học tập. Hơn nữa các em lại đang trong thời đại bùng nổ thông tin. Vì vậy, nhu cầu cần được trao đổi, giao tiếp với nhau và giao tiếp với cuộc sống bên ngoài ngày càng cao. GV cần khai thác triệt để khi vận dụng phương pháp khảo sát điều tra, để quá trình học tập của HS trở nên thú vị hơn, hiệu quả học tập đạt được cao hơn. Đồng thời, HS ở thế chủ động lĩnh hội tri thức sẽ giúp các em thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn và say mê học tập hơn. Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 319 1.2. Cơ sở thực tiễn Phương pháp khảo sát điều tra là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp bước đầu đã được vận dụng vào dạy học nói chung và môn Địa lí ở trường phổ thông nói riêng. Trong quá trình dạy học, GV là người tổ chức, điều khiển hoạt động của HS. Việc sử dụng phương pháp dạy học cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học. Bên cạnh những GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Địa lí thì còn không ít GV chưa sử dụng hoặc ít sử dụng. Và thực tế cũng cho thấy, phần lớn HS coi môn Địa lí là một môn phụ và cho rằng đây là môn nghèo nàn, đơn điệu, ít có ý nghĩa thực tế. Việc lĩnh hội tri thức một cách thụ động, ghi nhớ máy móc các nội dung ghi trong vở làm cho HS cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú. Những kỹ năng như: giao tiếp, trình bày vấn đề khoa học logic, giải quyết vấn đề, khảo sát điều tra... ít có cơ hội phát triển. Do đó, tổ chức ngoại khóa cho học sinh phổ thông là rất hữu ích. 2. Áp dụng phương pháp khảo sát, điều tra để tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Ban cơ bản) ở tỉnh Bắc Ninh 2.1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa qua môn địa lý Việc tổ chức HĐNK phải phù hợp với hoàn cảnh học tập của HS, với điều kiện vật chất và thời gian cho phép, trong HĐNK cần thiết phải phối hợp giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn, giữa GV với cha mẹ HS, giữa GV với các tổ chức đoàn thể... Biết khai thác tiềm năng của các lực lượng giáo dục để tổ chức HĐNK là một yêu cầu có tính xã hội cao. HĐNK được tiến hành theo quy trình sau đây: - Bước 1: Chuẩn bị hoạt động. Cần chuẩn bị những công việc chuẩn bị cho hoạt động cả về nội dung, hình thức hoạt động, phương tiện và các điều kiện hoạt động. Cả GV và HS cùng tham gia chuẩn bị theo nhiệm vụ cụ thể đã được phân công. - Bước 2: Tiến hành hoạt động. Trên cơ sở công tác chuẩn bị, hoạt động sẽ được diễn ra theo đúng chương trình đã xây dựng. Lưu ý những điều chỉnh cần thiết trong quá trình hoạt động. - Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động. Có nhiều hình thức đánh giá. Tuy nhiên, để giúp HS tự rút ra những bài học bổ ích thì nên theo quy trình đánh giá sau: cá nhân tự đánh giá, tổ HS góp ý bổ sung, GV động viên và quyết định kết quả đánh giá. 2.2. Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra để tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Ban cơ bản) Trong việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông, khảo sát địa phương cũng là một hình thức dạy học ngoài lớp rất quan trọng. Khảo sát địa phương có mục đích và nhiệm vụ rõ ràng: làm cho HS quen với việc tìm hiểu những hiện tượng Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 320 tự nhiên và kinh tế xã hội ở địa phương, tích lũy cho HS những tri thức ban đầu về Địa lí. Việc tiếp xúc với thực tế địa phương sẽ cung cấp cho HS nhiều biểu tượng cụ thể, nhiều khái niệm Địa lí sinh động về đối tượng Địa lí hằng ngày mà các em thường thấy, nhưng chưa có điều kiện phân tích và giải thích một cách khoa học. Tất cả những kiến thức đó sẽ là vốn kiến thức ban đầu để các em so sánh, suy diễn, hình thành những biểu tượng và khái niệm Địa lí mới về những vùng khác nhau trên Trái Đất mà có thể suốt đời các em cũng không bao giờ có dịp đặt chân đến được. Ví dụ như: hình ảnh và những đặc điểm của một con sông nhỏ ở địa phương mà các em khảo sát có thể là cơ sở để so sánh, phân tích, hình thành biểu tượng cũng như khái niệm về sông Hồng, thậm chí sông Đanuýp ở châu Âu hay sông Nin ở Ai Cập. Một điểm cần chú ý về nội dung của công tác khảo sát địa phương là khái niệm "địa phương", ở đây có thể hiểu là khu vực xung quanh nơi trường đóng nhưng cũng có thể hiểu là đơn vị lãnh thổ hành chính (xã, huyện, tỉnh) trong đó có địa điểm trường đóng. Thực ra hai cách hiểu này không có gì mâu thuẫn nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi rộng hẹp của lãnh thổ, gọi là địa phương. 2.2.1. Một số nội dung trong chương trình Địa lí lớp 12 có thể tiến hành khảo sát, điều tra ở tỉnh Bắc Ninh Chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 có nội dung về Địa lí Việt Nam vì vậy đáp ứng rất tốt cho phương pháp khảo sát, điều tra. Tìm hiểu Địa lí của chính đất nước mình đang trở thành nhu cầu của mỗi HS cũng như là yêu cầu trong việc trang bị kiến thức cơ bản nhất về Địa lí Việt Nam cho HS. Việc thông qua khảo sát điều tra chính trên địa phương các em đang sinh sống ngoài việc cung cấp vốn hiểu biết cho các em về địa phương mình mà các em còn có thể so sánh với các vùng khác trên đất nước ta để thấy được những thuận lợi, khó khăn để góp phần xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2.2. Một số tuyến khảo sát điều tra tại tỉnh Bắc Ninh có thể áp dụng trong tổ chức HĐNK cho HS lớp 12 Việc tổ chức HĐNK kết hợp với sử dụng phương pháp khảo sát điều tra tại tỉnh Bắc Ninh có lợi thế đó là diện tích hẹp vì vậy có thể tiến hành khảo sát tại nhiều địa điểm với nhiều nội dung mà không khó khăn trong việc di chuyển và thời gian tổ chức. Ta có thể xây dựng một số tuyến như tuyến thành phố Bắc Ninh - Bồ Sơn - Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, tuyến thành phố Bắc Ninh - Phong Khê - Khu công nghiệp Tiên Sơn… Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 321 KẾT LUẬN Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, thay đổi phương pháp dạy học để tạo được hiệu quả cao trong dạy học là một công việc cần phải làm. Nhận thức được vấn đề đó, đề tài đã nghiên cứu việc áp dụng một phương pháp đặc trưng trong dạy học Địa lí là phương pháp khảo sát, điều tra để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS lớp 12. Với hy vọng việc kết hợp giữa lý thuyết với thực tế sẽ là một gợi ý về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Đức. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí trong các trường Đại học - Cao đẳng. Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, 2003. [2]. Đặng Văn Đức. Lý luận dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư phạm. [3]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm, 2007. [4]. Nguyễn Thị Thu Ngân. Vận dụng phương pháp làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học Địa lí lớp 11 -THPT (Ban cơ bản). Khóa luận tốt nghiệp, 2008.

File đính kèm:

  • pdfAp dung phuong phap khao sat dieu tra de to chuccac hoat dong ngoai khoa trong day hoc Dia li lop12.pdf