Masai Mara Kenya là khu bảo tồn động vật hoang dã. Ở đây có rất nhiều động vật sinh sống, trong đó có cả những giống loài có tên trong sách đỏ.
Tọa lạc trên vùng bờ biển phía tây bắc của châu Phi, Kenya được coi là cái nôi của nhân loại. Ở đây đã từng tìm thấy xương của người nguyên thủy ước đoán có niên đại khoảng hai triệu năm. Có diện tích khoảng 225.000 dặm vuông, Kenya là nơi có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống nhất trên thế giới, trong đó có những giống loài có tên trong sách đỏ. Có được điều đó là do điều kiện sống nơi đây rất lý tưởng, nhiều đồng cỏ, sông suối và cả rừng rậm. Các quy định về bảo vệ động vật được thực hiện rất nghiêm ngặt.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khu bảo tồn Masai Mara Kenya, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHU BẢO TỒN MASAI MARA KENYA
Masai Mara Kenya là khu bảo tồn động vật hoang dã. Ở đây có rất nhiều động vật sinh sống, trong đó có cả những giống loài có tên trong sách đỏ.
Tọa lạc trên vùng bờ biển phía tây bắc của châu Phi, Kenya được coi là cái nôi của nhân loại. Ở đây đã từng tìm thấy xương của người nguyên thủy ước đoán có niên đại khoảng hai triệu năm. Có diện tích khoảng 225.000 dặm vuông, Kenya là nơi có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống nhất trên thế giới, trong đó có những giống loài có tên trong sách đỏ. Có được điều đó là do điều kiện sống nơi đây rất lý tưởng, nhiều đồng cỏ, sông suối và cả rừng rậm. Các quy định về bảo vệ động vật được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Thú di trú. Ảnh: htv.com.vn
Linh dương đầu bò là loại động vật rất to lớn. Chúng cao gần 2 mét và nặng khoảng 300 kg. Là thành viên của gia đình linh dương, nhưng vì to lớn và có tiếng kêu giống bò nên chúng được gọi là linh dương đầu bò. Hàng năm, đàn linh dương đầu bò 500.000 con thực hiện chuyến di cư lớn nhất thế giới. Chu kỳ di cư của chúng diễn ra liên tục với mục đích tìm những nơi có đủ cỏ để ăn và đủ nước để uống. Khi thức ăn và nước uống trở nên khan hiếm, chúng sẽ tìm đến nơi khác.
Ngựa vằn. Ảnh wikimedia.org
Chuyến di cư của linh dương đầu bò không cô độc bởi tham gia vào chuyến di cư còn có đàn ngựa vằn khoảng 500.000 con. Chúng thường di chuyển về phía nam vì ở phía nam có nhiều cỏ hơn ở phía bắc. Trên đường đi, linh dương đầu bò gặp rất nhiều nguy hiểm. Nguy hiểm có thể đến từ mọi nơi. Những con sư tử với móng vuốt và hàm răng vô cùng mãnh liệt sẽ hạ gục vài con linh dương đầu bò đã già yếu. Tuy nhiên, sư tử không ăn hết thịt linh dương đầu bò. Tham gia vào quá trình xử lý con mồi còn có cả chó rừng, sau đó lại có thêm sự xuất hiện của kên kên. Cuối cùng, con vật xấu số chỉ còn trơ lại bộ xương.
Mối nguy hiểm không chỉ diễn ra trên đồng cỏ, mà còn cả dưới các dòng sông. Trong cuộc hành trình về phía nam, linh dương đầu bò và ngựa vằn phải vượt qua một số con sông, vốn là nơi sinh sống của họ hàng nhà cá sấu. Ngựa vằn và linh dương hợp lại thành bầy đàn lội qua sông, mặc cho mối nguy hiểm đang rình rập. Trong khi đó, những con khỉ đầu hói tỏ ra rất thông minh. Ngay cả khi uống nước, chúng cũng quan sát rất cẩn thận và cả đàn thay phiên canh gác cho nhau.
Báo đóm. Ảnh htv.com.vn
Báo đốm là động vật có bộ lông rất đẹp và chạy nhanh nhất vùng đồng cỏ. Báo mẹ thường có những bài tập cho báo con trong việc săn mồi và tự bảo vệ. Nó thường nằm ở một nơi rất thuận lợi để quan sát đàn con, có thể tiếp ứng khi con gặp nguy hiểm.
Voi Châu Phi. Ảnh: khoahoc.com
Voi châu Phi là một trong những động vật to lớn trong khu bảo tồn. Chúng hợp lại thành gia đình lớn và có voi chúa lãnh đạo. Mỗi ngày, một con voi châu Phi có thể ăn 100 kg cỏ và như vậy, cả đàn voi cần đến một lượng cỏ khổng lồ. Voi đực có chiều dài khoảng 8 mét, cao 3 mét và nặng đến 7 tấn. Voi cái nhỏ hơn. Cả voi đực và cái đều dùng ngà để tìm thức ăn và làm vũ khí
File đính kèm:
- KHU BAO TON MASAI MARA KENYA.doc