Đề tài Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có nhiều thế mạnh về du lịch. Mỗi bước chân trên quê hương Đất Tổ chúng ta sẽ thấy sự đan quyện của dấu ấn lịch sử, di tích của người xưa và phong cảnh tươi đẹp tạo nên niềm hướng thú say mê, hấp dẫn lòng người. Chính lịch sử và thiên nhiên trên mảnh đất này đã tạo nên những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, những danh lam thắng cảnh có giá trị về du lịch. Đó là nguồn lực hết sức quý báu hình thành điểm, tuyến du lịch trong tỉnh. Trong những năm gần đầy, số lượng khách đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, song nhìn chung doanh thu còn hạn chế.

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung Quốc) – Lào Cai – Phú Thọ - Hà Nội – Quảng Ninh. III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂN, TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ Sử dụng hợp lí tài nguyên tại các điểm, tuyến du lịch Xây dựng các tuyến điểm du lịch cụ thể phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có sự chỉ đạo quản lí tốt việc thực hiện quy hoạch du lịch chi tiết, tránh lãng phí tài nguyên, bảo vệ sự đa dạng tự nhiên, xã hội, văn hóa. Chú trọng xử lí nước thải, chất thải ở các khách sạn, điểm du lịch, khu du lịch; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các công nghệ than thiện với môi trường. 2. Khai thác tổng hợp tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho mỗi điểm, tuyến du lịch Ở mỗi điểm tài nguyên có thể phát triển một loại hình du lịch dựa trên ưu thế đặc thù của tự nhiên đó. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch Phú Thọ, đòi hỏi nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang bản sắc riêng của Phú Thọ. Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch Phú Thọ để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. 3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngay tại mỗi điểm, tuyến du lịch Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của từng loại cán bộ, nhân viên và lao động du lịch. Khuyến khích đào tạo ở trình độ Đại học và trên Đai học, thực hiện nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Nâng cao hiểu biết, ứng xử đối với khách và ý thức bảo vệ môi trường. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch Tuyên truyền thông tin về tài nguyên tự nhiên và các loại hình du lịch sinh thái phát triển trên đó, gắn hoạt động du lịch với hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường. Cần nhanh chóng xây dựng trang web cho ngành du lịch của tỉnh để đưa thông tin về du lịch Phú Thọ đến du khách. ---------------------------------------------------------- CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ I. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ Điểm du lịch thuộc cụm thành phố Việt Trì – Lâm Thao – Phù Ninh Hệ thống điểm du lịch: Đền Hùng, núi Trang, Bạch Hạc – Bến Gót, công viên Văn Lang. Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Bao gồm không gian lãnh thổ du lịch thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao. Đây là địa bàn du lịch trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Định hướng phát triển: - Du lịch văn hóa, lễ hội, hướng về cội nguồn - Du lịch tham quan, nghiên cứu - Du lịch cuối tuần (vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn...) - Du lịch hội nghị, hội thảo... 2. Điểm du lịch thuộc cụm thị xã Phú Thọ - Thanh Ba – Hạ Hòa – Đoan Hùng Hệ thống điểm du lịch: Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên... Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Khu vực phía Bắc thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng chạy theo quốc lộ 35C, quốc lộ 2 và sông Thao. Các điểm tài nguyên du lịch nổi bật trên địa bàn là Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, Đền Mẫu Âu Cơ. Các loại hình du lịch có thể khai thác: - Du lịch sinh thái. - Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. - Du lịch tham quan nghiên cứu và hoạt động thể dục thể thao. Trung tâm hoạt động du lịch: Đầm Ao Châu là hồ nước tự nhiên khá đặc biệt, gần trung tâm huyện lị kết hợp với thị trấn Hạ Hòa trở thành điểm dừng chân thuận lợi của khu vực và giữ vai trò trung tâm du lịch của địa bàn. 3. Điểm du lịch thuộc cụm Nông Trang – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Tân Sơn – Yên Lập – Cẩm Khê Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, định hướng không gian du lịch xác định đây là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh. Các loại hình du lịch có thể khai thác: - Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh - Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, làng nghề. - Du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí. Các điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn: Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, hồ Phượng Mao... trong đó nổi bật là nước khoáng nóng Thanh Thủy thích hơp khai thác loại hình du lịch chữa bệnh. Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động hấp dẫn, thảm thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Trung tâm du lịch là vườn quốc gia Xuân Sơn, thị trấn Thanh Thủy. II. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC CÁC TUYẾN DU LỊCH PHÚ THỌ Tuyến du lịch đường bộ Hệ thống tuyến du lịch đường bộ được xác đinh dựa trên hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh như Quốc lộ 2, Quốc lộ 32 A,B,C các tỉnh lộ và sự phân bố các tài nguyên du lịch tương ứng. - Tuyến nội tỉnh + Tuyến Việt Trì – Đoan Hùng + Tuyến Việt Trì – Thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa + Tuyến Việt Trì – Thanh Sơn – Xuân Sơn - Tuyến liên tỉnh: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các tuyến quốc lộ 2, 32, 70 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam thuận lợi đón khách du lịch liên tỉnh. Định hướng phát triển các tuyến liên tỉnh như sau: + Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai + Phú Thọ - Lào Cai – các tỉnh Tây Bắc + Phú Thọ - Tuyên Quang – Hà Giang + Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. + Phú Thọ - Hà Nội – các tỉnh miền Trung, miền Nam. 2. Tuyến du lịch đường sông - Tuyến du lịch dọc sông Đà - Tuyến du lịch dọc sông Thao - Tuyến du lịch dọc sông Lô 3. Tuyến du lịch đường sắt - Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội – Hải Phòng - Phú Thọ - Hà Nội – các tỉnh trong cả nước 4. Tuyến du lịch quốc tế Phú Thọ nằm trên quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam, trong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh – Hà Khẩu – Hà Nội – Hải Phòng, Quảng Ninh thuận lợi cho đón khách du lịch quốc tế và ngược lại. Tuyến du lịch quốc tế của Phú Thọ được xác định dựa trên tuyến đường sắt là: Vân Nam – Lào Cai – Hà Nội – Phú Thọ - Hải Phòng, hoặc có thể qua các tuyến đường bộ Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Sơn La – Điện Biên – Lào và ngược lại. PHẦN KẾT LUẬN Phú Thọ là vùng Đất Tổ - cái nôi của dân tộc , trái tim khối óc của người Việt cổ, của bình minh lịch sử. Đây là vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhất là việc hình thành các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa trong vùng và trên phạm vi cả nước. Với lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời trên vùng đất này, ngày nay đã để lại cho chúng ta một vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, những công trình kiến trúc độc đáo , những di tích văn hóa lịch sử đánh dấu từng bước thăng trầm của một miền quê trung du như Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đình Đông- Đền Nghè…Hơn thế nữa, Phú Thọ còn có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái tương đối đa dạng, những danh lam thắng cảnh có sức hút làm say đắm long người như Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, VQG Xuân Sơn. Tất cả đã tạo nên những lợi thế lớn cho Phú Thọ phát triển một ngành du lịch đa dạng bao gồm cả du lịch nhân văn và du lịch sinh thái, từ đó hình thành nên những điểm, tuyến và cụm du lịch độc đáo góp phần đắc lực cho việc phát triển ngành du lịch của tỉnh và đưa Phú Thọ lên vị trí cao hơn trong tổng thể ngành du lịch của cả nước. Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ su lịch của Tỉnh còn khá non yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập nhưng đã và đang được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng với nhiều dự án lớn, có tính khả thi trong định hướng tạo đòn bẩy liên kết chặt chẽ không gian du lịch trong nội bộ Tỉnh cũng như giữa ba tỉnh Phú Thọ - Lào Cai – Yên Bái, từ đó khai thác được thế mạnh về tài nguyên du lịch của cả nước. Tuy nhiên, trong tương lai cần quan tâm đầu tư hơn nữa và có nhiều chính sách để du lịch thực sự phát triển trở thành ngành thế mạnh của tỉnh, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đưa kinh tế của Phú Thọ đi lên, ngày một “Giàu mạnh hơn, văn minh hơn”! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Kim Thoa. Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ thực trạng và phương hướng khai thác. Khóa luận tốt nghiệp K49, khoa Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội 2003. 2. Nguyễn Song Toàn. Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lý. Trường ĐHSP Hà Nội. Hà Nội 2008. 3. Nguyễn Thị Thu Hường. Phân tích điểm du lịch và khả năng xây dựng thành quần thể du lịch Đền Hùng. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội 1997. 4. Phú Thọ chào đón bạn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2005. 5. Nguyễn Đức. Xuân Sơn điểm du lịch trên Đất Tổ. Tạp chí Du lịch Việt Nam. 6. Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015. Công báo, số 6 (12/4/2004). 7. Nguyễn Ngọc Ân. Thương mại - du lịch tỉnh Phú Thọ hoạt động khởi sắc trong năm 2005. Tạp chí quản lý Nhà nước. 8. Nguyễn Ngọc Ân. Hướng tới quốc lễ giỗ tổ Hùng Vương 2005. Tạp chí Du lịch Việt Nam. 9. Nguyễn Ngọc Ân. Từ Đền Hùng đến Sapa phương thức hợp tác du lịch hiệu quả. Số 281 (từ 16/2 - 28/2/2006) Lao động và Xã hội. 10. Nguyễn Ngọc Hải. Du lịch Phú Thọ tiềm năng và triển vọng. Số 281 (từ 16/2 - 28/2/2006) Lao động và Xã hội. 11. Đào Đăng Hoàn. Lễ hội Đền Hùng - nét văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.Số 281 (từ 16/2 - 28/2/2006) Lao động và Xã hội. 12. Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Tiềm năng du lịch sinh thái. Số 78 Dân tộc và Thời đại. 13. Quyết định về việc xếp hạng di tích quốc gia Đình An Thái, xã Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ. Số 23 - 24 (9/2/2006) Công báo. 14. Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Số 8 - 9 (7/11/2005) Công báo. 15. Ngô Đức Vương. Phú Thọ với những giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tiến tới tổng kết 20 năm đổi mới. Tạp chí GDLL. 16. Ngọc Sơn. Thanh Thủy - nguồn nước thiên nhiên ban tặng. Tạp chí Đông Nam Á, 5/2005. 17. Phú Thọ phát huy tiềm năng văn hóa, lễ hội để phát triển du lịch bền vững. Du lịch Việt Nam. 18. Trần Thị Trang Nhung. Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Phú Thọ. Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, 2009. MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docDia li dia phuong Phu Tho.doc