Phân tích tính chất khách quan và các yếu tố tạo vùng kinh tế, lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ ?

TÍNH CHẤT KHÁCH QUAN CỦA VÙNG KINH TẾ

Lực lượng sản xuất của xã hội phát triển thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội được biểu hiện dưới hai hình thức cơ bản. Phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Sự phát triển của phân công lao động theo lãnh thổ dẫn đến sự hình thành các không gian kinh tế đặc thù, các vùng kinh tế.

Cũng như bất cứ thực thể kinh tế nào, vùng kinh tế hình thành, hoạt động và phát triển có tính quy luật con người có thể và cần phải nhận thức những quy luật vận động của nó để trên cơ sở đó tiến hành cải tạo và xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.

Là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế hình thành và hoạt động phù hợp với những đặc trưng cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Nhưng không phải ở tất cả mọi hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tính chất khách quan và các yếu tố tạo vùng kinh tế, lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đôi khi chuyên làm một loại sản phẩm, thậm chí đôi khi làm một bộ phận nào đó của sản phẩm). Mặt khác, phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa phá vỡ tính chất cô lập của nền kinh tế tự nhiên của chế độ phong kiến, không những đã làm cho các mối liên hệ kinh tế giữa các thị trường dân tộc phát triển mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng thương mại quốc tế và sự bành trướng của thị trường thế giới, chính Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mối liên hệ kinh tế có ý nghĩa thế giới và đã tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhiều vẻ. Sự phân công lao động quốc tế tác động mạnh mẽ đến sự phân công lao động nói chung cũng như sự phân công lao động theo lãnh thổ ở trong khu vực và từng nước Tư bản chủ nghĩa. Quá độ sang hình thái kinh tế - xã hội Xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển, phân công lao động xã hội nói chung và phân công lao động theo lãnh thổ nói riêng ngày càng trở nên sâu sắc. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, vùng kinh tế không hình thành một cách tự phát dưới áp lực của tự do cạnh tranh và lợi nhuận như dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa. Dựa trên cơ sở nhận thức những tính quy luật khách quan của sự hình thành và phát triển vùng kinh tế và trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các quy luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể đất nước mình, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa không chỉ có khả năng xây dựng những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia. Các yếu tố tạo vùng kinh tế. Vùng kinh tế hình thành trên cơ sở tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Những yếu tố tạo vùng quan trọng nhất là Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó. Mỗi một phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế. Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất. Cho nên vùng kinh tế là sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ và sự phân công lao động theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất. Yếu tố tự nhiên, môi trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp,thường xuyên tới quá trình phát triển và phân bổ sản xuất và do đó,có quan hệ sản xuất,lớn tớ phương hướng,quy mô và cơ cấu sản xuất của vàng kinh tế.Những yếu tố tự nhiên sau đây có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành vùng kinh tế . Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng. Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể đóng nhiều vai trò khác nhau và có thể tác động đến sự hình thành và phát triển vùng kinh tế về nhiều mặt thí dụ : than đá, dầu mỏ, hơi tự nhiên, vừa là nguồn nhiên liệu để chế ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự hình thành và phát triển vùng kinh tế được thể hiện ở các mặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng tài nguyên khoáng sản. Đánh giá sự ảnh hưởng đó không thể tiến hành một cách riêng lẻ, mà nên đánh giá một cách tổng hợp đồng thời phải tìm ra ảnh hưởng trội để từ đó có thể xác định khả năng chuyên môn hoá sản xuất của vùng. Các nguồn tài nguyên rừng, các nguồn hải sản và nông sản cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển vùng kinh tế. Các vùng rừng có trữ lượng gỗ lớn có khả năng hình thành và phát triển các ngành sản xuất chuyên môn hoá gắn liền với tài nguyên rừng. Đất đai, vùng kinh tế là một phần lãnh thổ quốc gia. Khái niệm vùng gắn liền với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai. Hơn nữa đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh. Tác dụng tạo vùng của yếu tố đất đai chính là ở thổ nhưỡng. Do đó cần đánh giá kinh tế thổ nhưỡng của các vùng để tạo ra các vùng chuyên canh phù hợp. Tác dụng tạo vùng của thổ nhưỡng không chỉ ở chất đất mà còn ở tính liền dải đối với việc phát triển một loại cây trồng nào đó. Cho nên, khi nghiên cứu ảnh hưởng tạo vùng của yếu tố đất đai, cần phải xét cả về mặt thổ nhưỡng lẫn diện tích, ngoài ra còn phải xét cả mặt địa hình, khả năng tưới tiêu của các vùng. c- Khí hậu Khí hậu là một yếu tố tự nhiên quan trọng đối với việc hình thành vùng kinh tế. Do ảnh hưởng của khí hậu mà sản xuất nông nghiệp của mỗi vùng có bộ mặt đặc thù về chủng loại cây trồng, về giống loại vật nuôi, về năng suất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu kết hợp với điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp, tác động rất mạnh mẽ đến sự hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ và ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình và khí hậu rất khác nhau giữa các vùng. Vì vậy việc nghiên cứu yếu tố đất đai và khí hậu phải được đặc biệt chú ý trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế. * Yếu tố kinh tế Những yếu tố kinh tế chính sau đây tác động đến sự hình thành vùng a- Trung tâm công nghiệp, thành phố lớn ở nước ta, những thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, thành phố Hồ chí Minh, Đà Nẵng và những trung tâm công nghiệp như Việt Trì, Thái Nguyên, Hòn Gai, Vũng Tầu... đã tạo ra xung quanh mình một vùng ảnh hưởng, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế hầu như đều do thành phố và trung tâm công nghiệp chi phối. Khi nghiên cứu vùng kinh tế, phải xuất phát từ những thành phố và trung tâm công nghiệp lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng. Tuỳ theo qui mô và loại hình thành phố và trung tâm công nghiệp mà phạm vi và tính chất ảnh hưởng của nó đối với vùng xung quanh cũng rất khác nhau. Thường thường những trung tâm công nghiệp lớn, những xí nghiệp hỗn hợp sản xuất lớn của các nagnhf công nghiệp là những hạt nhân của vùng kinh tế. b- Các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng: Những cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn, có mối liên hệ bên trong và bên ngoài phức tạp đều có tác dụng tạo vùng kinh tế. Ví dụ hệ thống các nông trường có qui mô hoạt động rộng lớn đều có thể phát triển nhiều ngành sản xuất chuyên môn hoá, tạo ra một phạm vi ảnh hưởng rộng xung quanh mình. Các vùng chuyên môn hoá về cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng. c- Cơ sở giao thông vận tải. Những cơ sở giao thông vận tải, đặc biệt là những đầu mối giao thông vận tải quan trọng của quốc gia cũng là yếu tố tạo vùng. Những đầu mối giao thông quan trọng như Hà nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Việt Trì đều tác động mạnh mẽ đến sự hình thành bộ mặt chuyên môn hoá sản xuất của các thành phố này. d- Quan hệ kinh tế đối ngoại. Mở rộng các quan hệ kinh tế và thương mại với nước ngoài. Nói một cách khác là đẩy mạnh xuất nhập khẩu củng cố ảnh hưởng đến sự hình thành, qui mô và mức độ chuyên môn hoá của các vùng kinh tế. Ví dụ: nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây ăn quả và cây công nghiệp nhiệt đới như: cam, chuối, dứa, cao su, chè, cà phê, dừa, lạc... để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các vùng chuyên môn hoá rộng lớn và ổn định về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. * Yếu tố tiến bộ khoa học và công nghệ Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng tới quá trình hình thành vùng kinh tế nhiều mặt. Thí dụ: tiến bộ khoa học và công nghệ của ngành thăm dò địa chất khiến cho bản đồ địa chất có nhiều thay đổi lớn, nhiều tài nguyên khoáng sản mới được phát hiện trữ lượng của nhiều loại khoáng sản được xác định chính xác hơn do đó tạo điều kiện cho nhiều khu công nghiệp mới được hình thành. Tiến bộ khoa học và công nghệ cũng cho phép cải tạo các vùng hoang mạc hoặc đầm lầy thành những vùng canh tác, tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá quan trọng. * Yếu tố dân cư, dân tộc Nguồn lao động xã hội, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành vùng kinh tế vùng. Đồng bằng sông Hồng nước ta có nguồn dự trữ nhân công rất lớn, đặc biệt là tập trung rất đông thợ thủ công lành nghề. Thủ đô Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác tập trung một số đông cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Nguồn nhân công này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất chuyên môn hoá ddòi hỏi một trình độ kỹ nưng kỹ xảo cao hoặc những ngành sản xuất chuyên môn hoá có qui trình công nghệ phức tạp, tinh vi ở các đô thị. Nước ta có 54 dân tộc với những tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng khác nhau. Tập quán sản xuất đã hình thành và tích luỹ lâu đời của đna bản địa tạo nên những ngành sản xuất chuyên môn hoá với những sản phẩm hàng hoá độc đáo. Tập quán tiêu dùng sẽ kích thích sự phát triển các ngành nghề sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương làm cho cơ cấu sản xuất của vùng trở nên phong phú, đa dạng tận dụng hợp lý tiềm năng mọi mặt của vùng. * Yếu tố lịch sử văn hoá Vùng mà chúng ta nghiên cứu hiện nay là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài về lịch sử, văn hoá, xã hội. Vì vậy, phải có quan điểm lịch sử đúng đắn trong khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển vùng. Những yếu tố tạo vùng nói trên không tác động một cách riêng lẻ. Cho nên khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế, không những phải phân tích tỷ mỷ, sâu sắc từng yếu tố mà còn phải phân tích những yếu tố đó trong môí quan hệ giữa chúng với nhau, không những chỉ phân tích những yếu tố đó trong trạng thái tĩnh, phải phân tích chúng trong trạng thái động.

File đính kèm:

  • docTLCM.doc