- Trẻ biết tham gia chơi các góc, biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng mục đích, biết cất dọn đồ chơi đúng chỗ, giao tiếp trong khi chơi với bạn.
- Trẻ tự phân vai chơi, có kỹ năng sử dụng đồ chơi, cất dọn đồ chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi, không giành đồ chơi với bạn.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6893 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch hoạt động vui chơi tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
).
-Chia nhoùm thi ñua gaén soá löôõi haùi vaøo tranh (tranh chöa coù löôõi haùi )sao cho baèng soá löôõi haùi trong tranh cuûa coâ,gaén chöõ soá töông öùng.
Trò chơi: Về đúng nhà
Trong lớp cô có các ngôi nhà: 7 cái leng, 7 cây cuốc, 7 cái lưỡi hái, 7 cái dao.
- Cô cho mỗi bạn lớp mình chọn đồ dùng mà mình thích, khi cô bảo về đúng nhà thì bạn nào cầm đồ dùng nào thì về đúng nhà đó.
Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi sân trường
Chơi trò chơi dân gian: Thả đĩa baba
Cả lớp đứng thành vòng tròn, một người chỉ tay vào từng người và hát: Thả đỉa ba ba, Chớ bắt đàn bà, Phải tội đàn ông, Cơm trắng như bông, Gạo tiền như nước, Đổ mắm đổ muối, Đổ chuối hạt tiêu, Đổ niêu nước chè, Đổ phải nhà nào, Nhà ấy phải chịu. Mỗi tiếng chỉ vào một người. Người nào rơi vào chữ cuối cùng thì phải làm “con đỉa” đứng ở giữa sân. Những người khác đứng ở hai phía đối diện và chạy rất nhanh qua sân. “Con đỉa” túm được ai thì người đó phải thế chân làm “đỉa”.
- Chia trẻ thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: chăm sóc cây (biết nhổ cỏ, nhặt lá khô, tưới cây, chơi xong phải biết rửa tay).
+ Nhóm 2: vẽ tự do trên sân trường (biết dùng phấn vẽ xuống gạch những nét cơ bản tao thành các sản phẩm theo ý thích. Luyện vân động các cơ nhỏ).
Hoạt động góc
- Góc học tập:
Cho trẻ chơi tranh lắp ghép về các ngành nghề. Rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, nhanh tay, tin mắt.
-Góc nghệ thuật : Naën duïng cuï các ngành nghề. Rèn luyện kĩ năng khéo tay.
-Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng vườn cây ăn quả. Trẻ có kĩ năng sắp xếp, bố trí cây, cỏ trong vườn một cách hợp lý.
Hoạt độngchiều
-Hoạt động học 2: Nặn quà tặng bố mẹ.
+ Dạy trẻ kĩ năng nhào đất xoay tròn, ấn bẹp…
Trả trẻ
- Nêu gương : Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét ; cho trẻ nhận xét ; cắm cờ.
- Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân : Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da…
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
- Trả trẻ.
Nhận xét
Thứ 6 ngày 29 tháng 11 năm 2013.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
NẶN QUÀ TẶNG BỐ MẸ
I.MỤC TIÊU :
- Cháu biết dùng bàn tay khéo léo của mình để nặn món quà như: cái mắt kính, cái giỏ. Trẻ biết nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình( cs103).
- Trẻ có số kỹ năng khi nặn ,lăn dọc xoay tròn, ấn bẹp để tạo nên sản phẩm
- Trẻ tích cực tham nặn và biết gìn giữ sản phẩm, biết ba mẹ cực khổ và nặn quà đẹp tặng cho bố mẹ, ông bà.
* Trẻ tham gia nặn cùng cô và bạn.
II.CHUẨN BỊ :
-Sản phẩm mẫu ,bảng ,con ,đất nặn ,dĩa
-Kết hợp bài hát :Cả nhà thương nhau.
III.MẠNG HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động
Nội dung, hình thức tổ chức
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh
*Đón trẻ:
Nhắc trẻ xếp gọn đồ dùng.
+ Trò chuyện cùng trẻ: Ai đưa con đi học?
+ Các con có yêu quí những người thân trong gia đình không?
+ Cùng cô nặn quà tặng những người thân trong gia đình nhé!
*Thể dục sáng:
Khởi động:Kết hợp bài hát: “ tập thể dục buổi sáng”.Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu chân, sau đó chuyển thành 3 hàng dọc.
Trọng động: Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
- Tập bài tập phát triển chung kết hợp bài hát: “Tía má em”.
+Hô hấp: thổi nơ
+Tay: Hai tay đưa cao dang ngang.
+ Lưng bụng: Tay dang ngang xoay người sang hai bên.
+ Chân: chân đưa ra trước khụy gối.
+ Bật: Bật tại chỗ.
Hồi tĩnh: Kết hợp bài nhạc “ con công hay múa”.
* Điểm danh:
Hoạt động học
Tía má em
Cô cho trẻ vận động theo bài hát: Tía má em
Bài hát nói gì? (Bài hát nói ba mẹ làm ruộng rất cực khổ)
Đúng rồi! Ba mẹ nuôi các con ăn học rất cực khổ, hôm nay cô sẽ dạy các con cách làm một số món quà để về tặng cho ba mẹ mình nhé, các con chịu không?
Cùng trẻ trổ tài
- Ở nhà cô đã nặn trước một số món quà, các con cùng cô xem nhé?
- Đây là cái gì? (Chỉ vào cái giỏ)
- Cái giỏ có hình dạng thế nào? (Giỏ tròn,có hai quai xách)
- Nặn cái giỏ thế nào? (Lăn tròn, làm lõm, nặn quai dính vào). Nếu nặn giỏ con sẽ tặng ai?
- Còn đây là cái gì? (Đôi kính)
- Đôi kính nặn thế nào? (Hai mắt kính lăn tròn, ấn bẹt, nặn hai gọng dính vào.). nếu nặn kính con sẽ tặng ai ?
- Con có thích nặn quà tặng ba, mẹ hay người thân của mình không?
- Cô gợi hỏi trẻ một số câu hỏi:
+Con dự định nặn cái gì? Tại sao con lại nặn cái đó ?
+Nặn nó như thế nào?
+Con sẽ tặng ai ?
- Mỗi con có một ý tưởng riêng, cô mong các con sẽ nặn được những món quà đẹp để tặng người thân của mình. Nào, cô mời các con cùng nặn.
Ai nặn giỏi
- Cô bao quát lớp, động viên trẻ hoàn thành sản phẩm có sáng tạo.
- Cô cùng trẻ trưng bày sản phẩm lên bàn.
- Cô cho trẻ tập thể dục chống mỏi với bài đồng dao: "Kéo cưa lừa xẻ"
- Cô tập hợp trẻ quanh bàn bày sản phẩm?
- Cô khen chung cả lớp: Đây là những sản phẩm lớp mình làm ra cô thấy rất đẹp, các con vỗ tay khen lớp mình nào!
- Cô gợi hỏi một số trẻ:
·Con thích sản phẩm nào?
·Vì sao con thích sản phẩm đó?
- Cô tóm ý trẻ.
Cô chọn và nhận xét vài sản phẩm.
- Giáo dục: Các con phải biết yêu thương ông, bà, cha, mẹ, nghe lời cô học thật giỏi, biết giữ gìn những sản phẩm của mình cũng như của bạn tạo ra.
Cho lớp hát "Cả nhà thương nhau’’
Hoạt động ngoài trời.
Chơi trò chơi : Ô ăn quan
Cách chơi: Dùng phấn vẽ một hình chữ nhật, rộng khoảng 20 cm, dài khoảng 50cm. Ở hai đầu hình chữ nhật vẽ hai hình bán nguyệt( ô cái). Chia hình chữ nhật thành mười ô chữ nhật nhỏ bằng nhau rồi xếp quân vào các ô, mỗi ô năm quân. Hai viên to đạt vào hai hình bán nguyệt lam quan.
Chơi theo nhóm, mỗi nhóm hai người. Trẻ chơi “oẳn tù tì” để chọn người chơi trước.
Người chơi trước bốc quân ở ô bất kì bên mình (trừ ô cái) rồi rải mỗi viên theo chiều bên phải hoặc bên trái. Rải quân đến đâu lại bốc quân ô kế tiếp để rải. Nếu ô kế tiếp là ô quan thì phải nhường quyền cho người đối diện chơi. Nếu ô kế tiếp là ô trống thì được quyền ăn quân ở ô tiếp liền ô trống này. Nếu tiếp theo ô vừa ăn là ô trống và liền kề lại là ô có quân thì người chơi lại được ăn tiếp(kể cả ô cái), có thể ăn liên hoàn nếu tính toán cách thông minh.
Nếu năm ô trước mặt hết quân nhưng ô cái còn quân thì lấy quân ở ô cái rải đều cho các ô của mình và tiếp tục chơi. Nếu thiếu quân thì vai người cùng chơi theo thỏa thuận( ví dụ: vay 15 quân đổi bằng một ao(một ô của mình)). Khi quân ở hai đầu bị ăn hết, quân ở bên nào thì bên ấy thu về và hát: “Hết quan, hoàn dân, thu quân, kéo về”. Ai ăn được nhiều quân hơn sẽ thắng cuộc.
(Tập bé biết tư duy, kĩ năng ngôn ngữ)
Hoạt động góc
-Góc học tập : Tô màu chữ rỗng và chữ cái đã học và một số dụng cụ nghề ngiệp. Rèn kĩ năng tô màu cho trẻ.
- Góc nghệ thuật:Bé làm ca sĩ: Cho trẻ hát và vận động những bài hát về nghề nghiệp. Rèn kĩ năng hát và vận động theo nhịp.
-Góc phân vai: Tâp làm nội trợ.
Cho trẻ làm người nội trợ đảm đan nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Rèn kĩ năng giao tiếp và hoạt động nhóm.
Hoạt động chiều
-Hoạt động học 2: Dạy trẻ học thơ: Làm bác sĩ.
+Rèn kĩ năng đọc thơ to rỏ diễn cảm.
Trả trẻ
- Nêu gương : Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét ; cho trẻ nhận xét ; cắm cờ.
- Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân : Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da…
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích.
- Trả trẻ.
Nhận xét
TIẾT 2: THƠ: LÀM BÁC SĨ
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ cùng cô.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi đầy đủ rõ ràng.
- Yêu quý, kính trọng những người làm nghề bác sĩ.
* Trẻ ngồi xem tranh cùng cô.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh có nội dung bài thơ.
- Tranh bài thơ bằng chữ to.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động
Nội dung, hình thức tổ chức
Hoạt động học
Cháu yêu cô chú công nhân
- Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hát xong cô hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát có tên là gì?
+ Trong bài hát nói đến ai?
+ Chú công nhân làm gì? Cô công nhân làm gì?
+ Các con có yêu cô chú công nhân không? Vì sao?
+ Ngoài nghề thợ xây, dệt may con còn biết nghề nào nữa?
+ Cô có một bài thơ nói đến một nghề chữa bệnh cứu người và trong bài thơ đó một bạn nhỏ đã thể hiện đóng vai làm nghề đó. Đó là bài thơ: Làm bác sĩ của tác giả Lê Ngân.
Bé làm bác sĩ
* Đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc bài thơ lần 1: Đọc diễn cảm bằng cử chỉ, điệu bộ
- Đọc xong cô giới thiệu: Cô có bộ tranh minh họa cho nội dung bài thơ làm bác sĩ của tác giả Lê Ngân, bây giờ các con hãy quan sát và lắng nghe cô đọc lại bài thơ này bằng tranh minh họa nhé.
- Cô đọc thơ lầm 2 bằng tranh minh họa.
- Giảng nội dung: Bài thơ làm bác sĩ nói đến một bạn nhỏ đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho mẹ mình. Bạn đã khám và đưa ra những lời khuyên khi bị bệnh.
- Cô hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào?
- Cô đưa ra tên bài thơ, tên tác giả cho trẻ đọc 2 lần.
- Cô đọc lần 3 kết hợp tranh chỉ chữ.
* Đàm thoại.
+ Bạn nào nhắc lại tên bài thơ cô vừa đọc? của tác giả nào?
+ Trong bài thơ bạn nhỏ đóng vai làm nghề gì?
+ Bạn đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho ai?
+ Bạn bảo bệnh của mẹ là bệnh gì?
+Tại sao lại bị ho?
+ Thuốc có vị gì? Phải uống với cái gi?
+ Nếu tiêm thì làm sao?
+ Mẹ bỗng hỏi bác sĩ như thế nào?
+ Bác sĩ trả lời mẹ như thế nào?
+ Có bạn nào thích làm nghề bác sĩ không? Vì sao?
- Giáo dục trẻ: Nghề bác sĩ là một nghề dịch vụ chữa bệnh cho mọi người, giúp mọi người có sức khỏe tốt đó là một nghề cao quý trong xã hội. Những người làm nghề bác sĩ cũng được kính trọng và yêu quý.
*Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ đọc theo cô 2 – 3 lần. Đọc theo lớp, tổ nhóm, các nhân.
- Dạy trẻ đọc thơ cùng cô (đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
- Cho trẻ lên biểu diễn đọc thơ cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
Trò chơi: Ai giỏi hơn
Các con học giỏi cô thưởng các con trò chơi nhé, đó là trò chơi: Ai giỏi hơn
Cô chia lớp mình ra thành 3 đội, có một rỗ tranh về các dụng cụ các nghề, nhiệm vụ các con là chạy lên chọn dụng cụ nào của bác sĩ thỉ đem về. Đội nào mà chọn đúng chọn nhiểu thì sẽ chiến thắng.
- Cô nhận xét – tuyên dương trẻ.
Kết thúc tiết học:
Hôm nay cô cùng các con học bài thơ gì? Bài thơ nói đến nghề gì?
-Về nhà chúng mình sẽ đọc bài thơ này cho ông bà bố mẹ cùng nghe nhé.
Nhận xét
Duyệt của tổ trưởng
File đính kèm:
- chu de nghe nghiep(1).doc