I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: _Học sinh biết hình dạng của Trái Đất trong không gian : rất lớn và có hình cầu .
2.Kĩ năng: _Thực hành chỉ trên quả Địa Cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo,hai bán cầu và trục của quả địa cầu. :
_Biết được quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và cấu tạo của quả địa cầu .
3.Thái độ : _Biết quí trọng Trái đất .
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 Bài 59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN : 30
TRÁI ĐẤT- QUẢ ĐỊA CẦU
Ngày thực hiện :
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: _Học sinh biết hình dạng của Trái Đất trong không gian : rất lớn và có hình cầu .
2.Kĩ năng: _Thực hành chỉ trên quả Địa Cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo,hai bán cầu và trục của quả địa cầu. :
_Biết được quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và cấu tạo của quả địa cầu .
3.Thái độ : _Biết quí trọng Trái đất .
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : _Quả địa cầu
_Các hình minh họa trong SGK trang 112.
2.Học sinh : _Vở bài tập , SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : 2’ Hát bài hát
2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đặt câu hỏi về bài học kì trước cho học sinh trả lời.
_Mặt Trời có vai trò gì đối với con người, động vật, thực vật ?
_Lấy 2 ví dụ để làm rõ những vài trò đó của Mặt Trời ?
_Giáo viên nhận xét, đánh giá .
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp .
*Mục tiêu :Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian .
*Cách tiến hành :
+Bước 1 : HS quan sát hình 1 SGK, trang 112.
_Theo các em, Trái Đất có hình gì ?
+Bước 2 :GV tổ chức cho HS quan sát và giới thiệu :Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ củaTrái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận : Quả địa cầu, giá đỡ , trục gắn quả địa cầu và giá đỡ .
_ GV cho HS chỉ vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu nhằm giúp đỡ cho các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta ở .
*GV kết luận : Trái Đất rất lớn và hình dạng khối cầu .
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm.
* Mục tiêu :Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu .
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 :
_ GV chia lớp thành nhóm.
_HS trong nhóm quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu .
+ Bước 2 :
_ HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu .
_ HS đặt quả địa cầu trên bàn , chỉ trục của địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn .
+ Bước 3 :
_ Đại diện các nhóm lên chỉ quả địa cầu theo yêu cầu của giáo viên .
_ GV cho học sinh nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về thể hiện màu sắc.
Ví dụ : Màu xanh lơ thường dùng để chỉ biển ; Màu xanh lá cây để chỉ đồng bằng; Màu vàng, da cam thường chỉ đồi núi, cao nguyên,… từ đó giúp học sinh hình dung bề mặt Trái Đất khômg bằng phẳng
* GV kết luận : Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dáng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất .
_ Cả lớp thực hiện.
_ HS quan sát hình
_ HS trả lời câu hỏi.
_ HS quan sát và giới thiệu.
_ HS thực hiện .
_ Thực hiện chia nhóm cho học sinh
_ HS trong nhóm lần lượt thực hiện .
_ Đại diện các nhóm lên chỉ quả địa cầu theo yêu cầu của giáo viên .
4. Củng cố : +Đọc mục bài học phần ghi nhớ. Học sinh chú ý lắng nghe .
5.Dặn dò : +Học sinh sưu tầm các loài hoa , tranh ảnh về hoa .
+Chuẩn bị bài : Hoa
* Các ghi nhận cần lưu ý :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 59.Doc