Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 3A Tuần 17

I – Mục tiêu:

 - Giúp HS hiểu nghĩa từ: vi-ô-lông, ban công, pi-a-nô, Bét-tô-ven, căng thẳng.

 - Giúp HS nắm nội dung bài: sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên, bên cạnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng, êm ả làm cho con người bớt căng thẳng và yêu thành phố.

 - Giúp HS đọc đúng toàn bài, chú ý 1 số từ khó: ồn ã, rền rĩ, thét, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven.

 - Giáo dục HS lòng yêu cuộc sống thành phố.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tập đọc Lớp 3A Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 17 TẬP ĐỌC ÂM THANH THÀNH PHỐ I – Mục tiêu: - Giúp HS hiểu nghĩa từ: vi-ô-lông, ban công, pi-a-nô, Bét-tô-ven, căng thẳng. - Giúp HS nắm nội dung bài: sự ồn ã, náo nhiệt của cuộc sống thành phố với vô vàn âm thanh. Tuy nhiên, bên cạnh những âm thanh ầm ĩ cũng có những âm thanh nhẹ nhàng, êm ả làm cho con người bớt căng thẳng và yêu thành phố. - Giúp HS đọc đúng toàn bài, chú ý 1 số từ khó: ồn ã, rền rĩ, thét, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven. - Giáo dục HS lòng yêu cuộc sống thành phố. II – Chuẩn bị: - GV: Sgk, tranh. - HS: Sgk. III – Các hoạt động: Ổn định: hát. Bài cũ: Anh Đom Đóm - Gọi HS đọc bài. + Anh Đom Đóm thấy gì trong đêm? + Tìm 1 hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài. - Nhận xét. Bài mới: - Em biết những âm thanh nào của thành phố? - Em có cảm nhận gì về những âm thanh đó? => Giới thiệu, ghi tựa bài. * HĐ 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: rèn HS đọc trôi chảy. - Phương pháp: giảng giải, luyện tập. + GV đọc mẫu toàn bài. " Treo tranh, giới thiệu. + Cho HS đọc nối tiếp câu, GV sửa lỗi sai, nêu từ khó: ồn ã, rền rĩ, thét, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven. + Hướng dẫn HS chia đoạn. Cho HS đọc từng đoạn, giải thích từ khó (căng thẳng,…) + Hướng dẫn ngắt giọng: Câu: – Rồi tất cả… hẳn / để… ban công, /… căn gác // – Mỗi dịp… / Hải… hàng giờ /… Bét-tô-ven /… pi-a-nô // + Cho HS đọc trong nhóm. + Cho 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. * HĐ 2: Tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung, ý nghỉa của bài. - Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận. + Gọi 1 HS đọc cả bài. GV: Hằng ngày anh Hải nghe thấy những âm thanh nào? + Cho HS thảo luận, tìm từ ngữ tả âm thanh ấy. " Chốt. + Âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống thành phố? * HĐ 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: rèn đọc trôi chảy, diễn cảm. - Phương pháp: luyện tập, thi đua. + GV đọc mẫu đoạn 1, lưu ý HS nhấn giọng các từ gợi tả gợi cảm. + Gọi vài HS đọc đoạn 1, cả bài. + Cho các nhóm thi đua. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp câu (2 lượt). - HS chia đoạn (3 đoạn): + Đoạn 1: Hồi còn đi học… ầm ầm. + Đoạn 2: Rồi… căn gác. + Đoạn 3: Còn lại. - HS đọc bài. - 1 HS đọc bài. - Vài HS nêu: + âm thanh náo nhiệt, ồn ào của thủ đô như tiếng ve. + tiếng kéo của người bán thịt bò khô. + tiếng còi xe, còi tàu hỏa. + tiếng đàn vi-ô-lông, pi-a-nô. - HS thảo luận, trình bày, từ: rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. Tranh Củng cố: - Em có thích những âm thanh trong bài không? - Vì sao? Dặn dò - Nhận xét: - Đọc lại bài. - Chuẩn bị ôn tập thi HK1. - Nhận xét tiết. Kế hoạch bài dạy tuần 17 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN MỒ CÔI XỬ KIỆN I – Mục tiêu: Tập đọc: - Hiểu từ: công đường, bồi thường. - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. - Đọc đúng: vịt rán, hít hương thơm, giãy nảy, lạch cạch, phiên xử. - Giáo dục HS yêu thích sự công bằng. Kể chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện. - Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn. II – Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh. - HS: Sgk. III – Các hoạt động: Ổn định Bài cũ: Ba điều ước. - HS đọc bài, trả lời câu hỏi. - Nhận xét. Bài mới: - Giới thiệu: treo tranh để giới thiệu bài. * HĐ 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: rèn đọc trôi chảy. - Phương pháp: luyện đọc, hỏi đáp. + Đọc mẫu. + Cho HS đọc từng câu. + HS đọc từng đoạn. + Đọc các từ chú giải. + HS nêu các từ chưa hiểu. + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. + 1 HS đọc cả bài. * HĐ 2: Tìm hiểu bài. - Mục tiêu: nắm được nội dung, ý nghĩa. - Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận. + Câu chuyện có những nhân vật nào? + Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? + 1 HS đọc đoạn 2. + Mồ Côi xử bác nông dân thế nào? + Thái độ của bác nông dân ra sao? + HS đọc thầm đoạn 2 - 3. + Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên tòa? " Mồ Côi thật nhanh trí, công bằng làm cho chủ quán không thể cãi vào đâu được. + Thảo luận đặt tên khác cho truyện. * HĐ 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: rèn đọc diễn cảm. - Phương pháp: sắm vai, thi đua. + 1 HS khá đọc đoạn 3. + HS học nhóm 4 phân vai đọc. + Thi đọc trước lớp. * HĐ 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Phương pháp: kể chuyện. + Cho HS quan sát tranh 1. + 1 HS kể đoạn 1. + Cho HS nêu nội dung tranh 2; 3; 4. + Kể nối tiếp từng đoạn trước lớp. + 1 HS kể toàn câu chuyện. - 2 lượt. - 1 lượt. - 1 học sinh. - HS trả lời. - Trả lời. - HS thảo luận nhóm đôi: Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân. (Tôi chỉ vào quán… gì cả.) - HS đọc, nêu câu hỏi: Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? - Trả lời. - Trả lời. - HS thảo luận, phát biểu. - HS đọc. - HS nêu. Tranh Sách giáo khoa Củng cố: - Câu chuyện nói lên điều gì? Dặn dò: - Đọc và kể lại. - Chuẩn bị: “Anh Đom Đóm” Kế hoạch bài dạy tuần 17 TẬP ĐỌC (HTL) ANH ĐOM ĐÓM I – Mục tiêu - Yêu cầu: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, ngắt nghỉ hơi đúng, chú ý đọc đúng từ khó. - Hiểu nghĩa các từ trong bài, biết về các con vật. Hiểu nội dung bài “Đom Đóm chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở quê vào ban đêm rất đẹp và rất sinh động. - Yêu thích thiên nhiên. II – Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ trong sgk. III – Các hoạt động dạy và học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Mồ Côi xử kiện. - GV gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện theo 4 tranh (mỗi tổ kể theo 2 tranh). - GV nhận xét và cho điểm. => GV nhận xét chung.. Bài mới: a - Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. - GV treo tranh con đom đóm. HĐ 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: HS đọc bài tốt. - Phương pháp: đàm thoại, giảng giải. + GV đọc mẫu bài thơ. + Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ. => GV đưa từ khó đọc cho HS luyện đọc. + Yêu cầu đọc từng khổ thơ. => GV nhắc nhở HS đọc ngắt nghỉ hơi cho đúng. + GV cho HS đọc chú giải từ khó hiểu trong bài. + Đọc từng khổ thơ theo nhóm. + Cả lớp đọc đồng thanh. HĐ 2: Tìm hiểu bài. - Mục tiêu: hiểu nội dung và ý nghĩa bài. - Phương pháp: đàm thoại. giảng giải. + HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu. + GV đặt câu hỏi: – Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu? => GV giải thích thêm. – Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm trong 2 khổ thơ? + HS đọc thầm khổ 3 - 4. – Anh Đom Đóm thấy cảnh gì trong đêm? + Yêu cầu HS đọc lại bài. + Tìm 1 hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ. => GV nói nội dung bài. HĐ 3: Học thuộc lòng. - Mục tiêu: HS học thuộc bài ngay tại lớp. - Phương pháp: xóa bảng. + Hai HS thi đọc bài thơ. + GV hướng dẫn HS học thuộc từng khổ, cả bài bằng cách xóa bảng. + Cho 6 HS nối tiếp thi đọc thuộc lòng 6 khổ thơ (mỗi em 1 khổ). + Một vài HS thi đọc thuộc lòng bài. => GV nhận xét, cho điểm. Củng cố - Dặn dò: - HS nói lại nội dung bài thơ. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài. - Chuẩn bị bài: “Âm thanh thành phố”. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Đọc tiếp nối. - Đọc cá nhân. - Đọc tiếp nối. - HS đọc. - Nhóm đôi. - HS đọc. – Anh lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên. – Chuyên cần. - HS đọc. – Chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông. - HS đọc. - HS trả lời theo ý mình (khổ 5, khổ 2 hoặc khổ 3) - 2 HS đọc. - HS đọc đồng thanh. - 6 HS đọc. - Đại diện nhóm. - 2 HS (Ca ngợi anh Đom Đóm chuyên cần. Tả cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động) Tranh Bảng phụ

File đính kèm:

  • docTAP DOC.doc
Giáo án liên quan