I. Mục tiêu
- Học sinh luyện viết đúng chữ cái hoa : A, Ă,Â, B, C, D,Đ,E, Ê. Và các
từ, ứng dụng.
- Học sinh nắm được cỡ chữ ,cách viết và trình bày rõ ràng , sạch đẹp .
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ ,giữ vở .
II. Các hoạt động dạy – học
1, Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS
2, Bài mới
a, Giới thiệu bài
b, HD học sinh viết
- GV cho HS quan sát chữ từng chữ cái viết hoa trên bảng phụ và
yêu cầu HS nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ
- GV viết mẫu chữ A , chữ Ă, chữ Â trên bảng
HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết 2 dòng chữ A, 2 dòng chữ Ă , 2 dòng chữ Ă vào vở.
- HD học sinh viết từ An Giang (2dòng) vào vở
- HD học sinh viết chữ B (3dòng), từ Ba Bể, Bắc Bộ (mỗi từ 1 dòng)
- HD học sinh viết chữ C, chữ Đ (2dòng), chữ E( 3 dòng), Chữ Ê ( 3 dòng)từ Ê- đê( 2 dòng)
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy buổi 1 Lớp 3 Tuần 7 - Nguyễn Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày lập kế hoạch: 30,31 /09 /2012
Ngày thực hiện kế hoạch:
Từ ngày 8 - 12/10/2012
Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2012
Ôn tiếng việt
Luyện viết chữ đẹp tuần 7
I. Mục tiêu
- Học sinh luyện viết đúng chữ cái hoa : A, Ă,Â, B, C, D,Đ,E, Ê. Và các
từ, ứng dụng.
- Học sinh nắm được cỡ chữ ,cách viết và trình bày rõ ràng , sạch đẹp .
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ ,giữ vở .
II. Các hoạt động dạy – học
1, Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS
2, Bài mới
a, Giới thiệu bài
b, HD học sinh viết
- GV cho HS quan sát chữ từng chữ cái viết hoa trên bảng phụ và
yêu cầu HS nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ
- GV viết mẫu chữ A , chữ Ă, chữ Â trên bảng
HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết 2 dòng chữ A, 2 dòng chữ Ă , 2 dòng chữ Ă vào vở.
- HD học sinh viết từ An Giang (2dòng) vào vở
- HD học sinh viết chữ B (3dòng), từ Ba Bể, Bắc Bộ (mỗi từ 1 dòng)
- HD học sinh viết chữ C, chữ Đ (2dòng), chữ E( 3 dòng), Chữ Ê ( 3 dòng)từ Ê- đê( 2 dòng)
- Học sinh hiểu: mồi từ trong bài đều là một địa danh nên ta cần phải viết hoa
- HS luyện viết cả bài
- GV quan sát , uốn nắn HS viết đúng độ cao,khoảng cách
- GV chấm một số bài và nhận xét
3, Củng cố , dặn dò
- Về nhà hoàn thành nốt phần còn lại của bài
Ôn TOáN
Ôn tập PHéP CHIA HếT Và PHéP CHIA Có DƯ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
- Củng cố nhân chia số có hai chữ số cho một số có một chữ số
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính cho học sinh.
II. Các hoạt động chính.
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung: Học sinh làm bài tập sau
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
25 : 5 28 : 4 36 : 6 24 : 4
b) 26 : 4 19 : 3 38 : 5 50 : 6
HS làm bài vào vở sau đó trình bày cách làm , HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt KT đúng.
Bài 2: HS làm bài sau đó trình bày bày cách làm – GV chốt KT đúng:
Câu a,b điền chữ Đ ; Câu c,d điền chữ S vì số dư lớn hơn số chia.
Bài 3: Học sinh bài – chấm – chữa
Ta thấy 28 : 5 = 5 dư 3
Vậy 28 kg gạo đựng trong 5 túi và còn thừa 3 kg
Đáp số: 5 túi và 3 kg
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Về ôn bài.
ôn TOáN
ôn tập: Bảng nhân 7
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Củng cố cho HS lập được bảng nhân 7 và thuộc bảng nhân 7, vận dụng để tính và giải toán.
- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
- Rèn kỹ năng giải toán đơn về phép nhân.
II. Các hoạt động chính.
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi từ 3 đến 5 HS đọc thuộc bảng nhân 7.
2. Nội dung: GV cho HS vận dụng và làm các bài tập sau:
Bài 1. Điền số vào ô trống?
- Nêu yêu cầu của bài?
-Muốn điền các số vào ô trống ta làm như thế nào?
Ô thứ 2 là số nào? Ô thứ 2 là số nào? Nêu cách làm?
- Muốn tìm các số tiếp theo để điền vào ô trống ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS đọc các số vừa tìm của dãy số? Nhận xét các số của dãy số vừa tìm?
Bài 2. Tính nhẩm:
- HS đọc bài 1 và nêu yêu cầu của bài.
- Dựa vào bảng nhân 7 hãy nhẩm kết quả của 1 số phép tính.
- Gọi 3 HS trình bày kết quả. Nhận xét- Bổ sung.
- Cho cả lớp đọc BT2.
Bài 3
HS làm bài và trình bày cách làm sau đó HS khác nhận xét, GV chốt KT đúng. ( Thực hiện nhân trước , cộng hoặc trừ sau)
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
Biết 1 hàng có 7 bạn , muốn tìm 4 hàng như thế bao nhiêu bạn ta phải làm thế nào?
Bài toán trên thuộc dạng toán nào, nêu cách giải.
Học sinh làm bài – chấm – chữa
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Về ôn bài.
Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2012
ôn tiếng việt
ôn tập các bài TậP Đọc trong tuần
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó, biết ngắt nhịp đúng các dòng thơ, khổ thơ, giữa các câu văn dài.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu được ND của từng bài văn, bài thơ .
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài
Luyện đọc và tìm hiểu từng bài tập đọc trong tuần:
* Bài “ Trận bóng dưới lòng đường”:
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi sau:
BT1. Nêu cách đọc các đoạn trong bài. Ghi vào cột B:
A. Đoạn
B. Giọng đọc
Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3
BT2. Đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất:
a/ Không được chơi bóng dưới lòng đường. Phải tôn trọng luật lệ giao thông
b/ Miêu tả một trận bóng đá của các bạn nhỏ.
c/ Kể về 1 vụ tai nạn do bóng đá gây ra.
* Bài: Bận:
- Gv đọc từng khổ- HS lắng nghe để phát hiện cách ngắt nghỉ cho đúng.
- Gọi hs đọc cá nhân.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc giữa các cặp, các cá nhân.
- Luyện đọc cả bài: 2 Hs đọc toàn bài.
- HS trả lời những câu hỏi sau:
BT1. Gạch chéo (/ ) vào chỗ cần ngắt nghỉ, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng trong những câu thơ sau:
Còn con bận bú
Bận ngủ bận chơi
Bận tập khóc cười
Bận nhìn ánh sáng.
BT2. Đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất.
H: Vì sao mọi người bận mà vui?
a/ Vì những công việc có ích luôn đem lại niềm vui.
b/ Vì bận rộn luôn chân tay, con người sẽ tỏ ra khoẻ hơn.
c/ Vì làm việc tốt người ta sẽ thấy hài lòng về mình.
d/ Vì nhờ lao động con người cảm thấy mình có ích, được mọi ng yêu mến.
e/ Vì cả 4 lí do trên.
c) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học- Dặn về nhà học bài.
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
Ôn Tiếng việt
ôn tập về từ chỉ hoạt động ,trạng thái- so sánh
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản của từ chỉ hoạt động, chỉ trạng thái, các biện pháp so sánh.
HS áp dụng làm bài cho tốt.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập, sau đó GV chốt kiến thức đúng.
Bài 1: Đọc bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường và tìm các từ ngữ:
a. Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ
(bấm nhẹ bóng, dốc bóng, tông, sút rất mạnh…)
b. Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già
Bài 2: Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn ở tuần 6.
Bài 3: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây(SGK trang 58).
a. Trẻ em như búp trên cành.
b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
c. Cây pơ - mu im như người lính canh
d. Bà như quả ngọt chín rồi
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học chuẩn bị giờ sau.
Ôn Toán:
ôn tập: gấp một số lên nhiều lần
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức cơ bản về dạng toán gấp một số lên nhiều lần. Học sinh vận dụng làm bài cho tốt.
- GD HS say mê học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
HD học sinh làm bài tập 1, 2, 3 trang 26 vở Luyện tập toán.
Học sinh lên bảng chữa bài giáo viên chốt kiến thức đúng.
Bài 1:
-Muốn biết chiếc thước kẻ dài bao nhiêu xăng –ti - mét ta làm như thế nào?
- HS áp dụng làm bài, GV quan sát, uốn nắn.
- Chữa bài, chốt KT đúng.
Bài 2: HS lên bảng tóm tắt và làm bài, HS khác nhận xét, bổ sung
Can nhỏ có: 5 lít dầu Bài giải
Can to gấp 4 lần số dầu can nhỏ Số dầu can to có là:
Can to có … lít dầu? 5 x 4 = 20 (lít)
Đ/S : 20 lít dầu
Bài 3: Số ?
HS làm bài cá nhấn sau đó trình bày bài miệng trước lớp.
HS khác nhận xét , bổ sung, GV chốt KT đúng
IV. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
ôn Tiếng Việt
Ôn tập kể chuyện : không nỡ nhìn
Kể về một người bạn mà em quý mến
I. Mục tiêu:
- HS nghe và nhớ kể lại được ND câu chuyện sau đó trả lời câu hỏi trong vở bài tập
- HS biết kể về một người ban mà em quý mến theo yêu cầu của bài.
- GD HS say mê học tập
II. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
2. HS lên bảng kể lại câu chuyện không nỡ nhìn trong SGK và trả lời các câu hỏi của bài tập 1 trong vở bài tâp TV
- HS nhận xét, bổ sung, GV chốt KT đúng.
- Bài 2 HS làm việc theo nhóm bàn để cho nhau nghe về một người bạn mà mình quý mến sau đó hoàn thiện bài trong Vở Luyện tập Tiếng Việt.
- GV mời các nhóm đại diện trình bày trước lớp để các bạn nhận xét, bổ sung- GV chốt KT đúng.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học
Hoạt động tập thể
BÀI 1 : GIAO THễNG ĐƯỜNG BỘ - cùng học- cùng chơi T7
I,Mục tiờu:
-HS nhận biết được hệ thống giao thụng đường bộ
-Nhận biết ĐK đặc điểm cỏc loại đường bộ,tờn gọi cỏc loaị về mặt an toàn .chưa an toàn
-Phõn biệt cỏc loại đường bộ,biết cỏch đi an toàn
-Thực hiện đỳng qui định về giao thụng đường bộ
- Hoàn thiện bài Cùng học, cùng chơi trong tuần 7
II,Cỏc hoạt đụng chủ yếu
1,Cỏc ND an toàn giao thụng:
a) Hệ thống giao thụng đường bộ nước ta gồm
-Đường quốc lộ là trục chớmh,tờn một số đường chớnh:quốc lộ 9,quốc lộ 6
-Đường tỉnh là trục chớnh trong một tỉnh nối cỏc huyện
-Đường huyện , đường xó, đường đụ thị(được đặt tờn cỏc danh nhõn)
? Phõn biệt giống và khỏc nhau của cỏc loại đường
-Đường tỉnh lộ ,huyện cú nhiều xe chạy,rải nhựa,…,khụng cú đốn chiếu sỏng
-Đường đụ thị cú đốn chiếu sỏng,cú vỉa hố,ngó tư,ngóba đều cú tớn hiệu,biểnbỏo,…
b,Chuẩn bị : Tranh ảnh về đường phố và cỏc loại đường
c,Hoạt động dạy học chớnh
Hoạt động 1:Giới thiệu cỏc loại đường
HS quan sỏt nhận xột
?Nờu nội dung tranh ? Đặc điểm ?
Cho HS khỏc nhắc lại ,GV chốt kiến thức
Hoạt động 2: Đi trờn đường tỉnh ,huyện theo điều kiện nào để đảm bảo an toàn
HS trao đổi thảo luận
GVkết luận : Điều kiện an toàn (SGK)
Hoạt động 3:Qui định đi trờn đường bộ ,tỉnh lộ GV đặt tỡnh huống để HS xử lớ ?Khi đi trờn đường bộ em cần chỳ ý điều gỡ ?
GVKL:SGV
*Củng cố :Cho HSQS thi chọn tranh chỉ cựng cỏc loại đường
Thực hiện đi đường an toàn
2,Cùng học- cùng chơi:
HS đọc các bài trong vở cùng học- cùng chơi Tuần 7, cùng nhau thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau đó làm vào vở – trình bày trước lớp.
HS Khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt KT đúng:
Hình 8:
Tóm tắt
13cm
Đoạn thẳng A B
Đoạn thẳng C D
.....xăng – ti – mét?
Bài giải:
Độ dài đoạn thẳng CD là:
13 x 3 = 39 ( cm )
Đáp số 39 cm
Hình 20 : Đa ; Bống
Hình 21 : Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học , chuẩn bị bài giờ sau.
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 3 GV Nguyen Thi Phuong(2).doc