I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cách sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
3. Thái độ :
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp, sắp xếp đồ đạc hợp lí.
4. Tích hợp môi trường:
- Giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị giáo viên:
- Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2 (để làm mẫu)
- Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc
- Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7
- Chuẩn bị thức bút chì vẽ, kéo, hồ dán.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Bố trí sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở hợp lý sẽ giúp cho ta có nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Hôm nay chúng ta sẽ tập sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở có 1 phòng.
b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Dục Công Nghệ Lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 11 - Tiết 21 - Bài 7: Thực Hành Sắp Xếp Đồ Đạc Hợp Lý Trong Nhà Ở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn :26/10/2013
TIẾT 21 Ngày dạy: 29/ 10/ 2013
BÀI 7: THỰC HÀNH
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cách sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
3. Thái độ :
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp, sắp xếp đồ đạc hợp lí.
4. Tích hợp môi trường:
- Giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị giáo viên:
- Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2 (để làm mẫu)
- Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc
- Tranh ảnh về sắp xếp góc học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7
- Chuẩn bị thức bút chì vẽ, kéo, hồ dán.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Bố trí sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở hợp lý sẽ giúp cho ta có nếp ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Hôm nay chúng ta sẽ tập sắp xếp các đồ đạc trong nhà ở có 1 phòng.
b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Tên thực hành
Vật liệu - dụng cụ
Quy trình thực hành
Kết quả thực hành
Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở
- Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10m2 (để làm mẫu)
- Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc
- Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7
- Chuẩn bị thứơc, bút chì vẽ, kéo, hồ dán.
- GV giới thiệu cách làm.
- HS tiến hành thực hành.
c. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
GV: Để thực hành sắp xếp đồ đạc ta cần chuẩn bị những gì?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ – vật liệu của học sinh
- GV: Nhận xét và rút kinh nghiệm cho sự chuẩn bị dụng cụ – vật liệu cho tiết thực hành sau
- GV: Phân công nhóm và sắp xếp vị trí thực hành
- HS: Mẫu bìa thu nhỏ hoặc mô hình phòng ở 2,5m x 4m và đồ đạc
+ Chuẩn bị giấy bìa để cắt phòng ở và một số đồ đạc theo sơ đồ H.2.7
+ Chuẩn bị thứơc, bút chì vẽ, kéo, hồ dán.
- HS đặt tất cả dụng cụ – vật liệu đã chuẩn bị lên bàn
- HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau.
- HS: Thực hành theo nhóm
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung thực hành
- GV yêu cầu nhắc lại: Giả sử em có một căn phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm: 1 giường cá nhân, 1 tủ quần áo, 1 tủ đầu giường, 1 bàn học, 2 ghế, 1 giá sách. Em sẽ sắp xếp thế nào cho hợp lí?
- GV hướng dẫn HS cách làm bài thực hành theo các công việc:
+ Phân công nội dung thực hành cho từng nhóm, sắp xếp vị trí thực hành.
+ GV hướng dẫn HS cắt mẫu bìa giấy theo sơ đồ H2.7.
+ Dán các đồ vật vào các vị trí đã sắp xếp trong căn phòng
- GV: Quan sát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm để có kết quả tốt nhất
- HS: Đọc SGK
- HS: Chú ý lắng nghe
- HS: Thực hành theo từng bước sự hướng dẫn của giáo viên
+ Thảo luận nhóm để thống nhất cách sắp xếp
+ Vẽ và cắt sơ đồ phòng 2,5m x 4m theo tỉ lệ thu nhỏ.
+ Dán các đồ vật vào các vị trí đã sắp xếp trong căn phòng
- HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên - Thực hành theo nhóm.
Họat động 3: Đánh giá kết quả thực hành
- GV nhận xét giờ thực hành, sự chuẩn bị của HS, tinh thần làm việc của các nhóm
- Lưu ý một số sai sót mà trong quá trình thực hành học sinh hay mắc phải
- HS chú ý lắng nghe để rút kinh nghiệm cho buổi tiếp theo.
- HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm
3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành:
- GV yêu cầu cả lớp dọn dẹp vệ sinh nơi thực hành của mình.
4. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc, kết quả của HS.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo, tiết sau đem những mẫu cắt phòng ở và một số đồ đạc vừa cắt xong đem đến lớp để sắp xếp đồ đạc vào phòng ở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 11 Cong Nghe 6 Tiet 21 2013 2014.docx