Giáo án Cộng nghệ 7 - Học kì II - Phan Việt Anh

I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Nêu được tầm quan trọng của chuồng nuôi trong việc bảo vệ sức khoẻ và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

- Giải thích được nội dung 5 tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.

- Nêu được tầm quan trọng và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi và vận dụng vào việc chăn nuôi trong gia đình.

II. Chuẩn bị.

- GV: Sơ đồ 10, 11; H69 - H71 SGK phóng to.

- HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. Lên lớp.

1. Ổn định tổ chức

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Cộng nghệ 7 - Học kì II - Phan Việt Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm thu hoạch không đạt tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng xấu đến các sản phẩm thuỷ sản khác trong ao. HĐ2: Tìm hiểu cách bảo quản sản phẩm thuỷ sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ? Em thường thấy người ta bảo quản tôm, cá sau khi thu hoạch như thế nào để được thời gian lâu? ? Theo em mục đích của các phương pháp đó là gì? - GV nhận xét, kết luận. - GV giới thiệu các phương pháp thu hoạch để HS tiếp thu. ? Theo em trong 3 phương pháp bảo quản trên thì phương pháp nào là phổ biến? Vì sao? - GV giới thiệu và giải thích chú ý để HS tiếp thu. - HS trả lời: Phơi khô, uớp lạnh, ướp muối. - HS dựa vào thông tin SGK trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS: Làm khô là cách phổ biến vì thực hiện đơn giản, không tốn nguyên liệu - HS lắng nghe, tiếp thu. II. Bảo quản. 1. Mục đích - Nhằm hạn chế hao hụt về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và phục vụ nhu cầu của con người. 2. Các phương pháp bảo quản. - ướp muối. - Làm khô. - Làm lạnh. HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp chế biến. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - Theo em chế biến thực phẩm (làm mắm, làm đồ hộp) nhằm mục đích gì? - GV nhận xét, kết luận. - GV giới thiệu các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản. - GV yêu cầu HS làm bài tập trong mục 2 phần III SGK. (GV nhận xét, kết luận) - HS trả lời dựa vào thông tin SGK và thực tiễn HS kiểm nghiệm. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS thực hiện các nhân ghi vào vở. III. Chế biến 1. Mục đích. - Nhằm làm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Các phương pháp chế biến. - Thủ công: làm mắm - Công nghiệp: sản phẩm đồ hộp. IV. Củng cố - luyện tập. ? Qua bài học em hãy cho biết các phương pháp thu hoạch tôm, cá? ? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết? V. Hướng dẫn về nhà. - Học và trả lời các câu hỏi SGK? - Đọc và tìm hiểu trước Bài 56 "Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản". VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 50 - bài 56 Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Giải thích được nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm và chỉ ra ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường nước. - Có ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương. II. Chuẩn bị. - GV: Một số hình ảnh về môi trường tự nhiên của tôm, cá. - HS: Học bài cũ và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết các phương pháp thu hoạch tôm, cá? ? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết? ? ở địa phương em thường chế biến và bảo quản sản phẩm thuỷ sản bằng cách nào? Vì sao phải sử dụng phương pháp đó? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK. ? Dùng nước thải để nuôi thuỷ sản mang lại lợi ích gì? ? Dùng nước thải chưa xử lí sạch để nuôi tôm, cá có những tác hại gì? ? Em hãy cho biết có những nguồn nước thải nào đổ ra sông, ao, hồ? ? Em hãy cho biết môi trường nước bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì cho sinh vật và con người? ? Bảo vệ môi trường thuỷ sản nhằm mục đích gì? - GV nhận xét, kết luận: - HS nghiên cứu SGK. - HS trả lời: Hạn chế cung cấp thức ăn. - HS trả lời: Làm ô nhiễm môi trường nước, làm chết tôm, cá, sản phẩm tôm, cá làm nguy hiểm cho con người. - HS trả lời: Nước thải sinh hoạt, nước thải các nhà máy, nước thải từ các đồng ruộng nông nghiệp. - HS trả lời: Sinh vật có thể bị chết, con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn sản phảm thuỷ sản có chất độc. - HS trả lời: Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các chất độc hại đối với thuỷ sản và cả con người. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. I. ý nghĩa * ý nghĩa to lớn nhất của việc bảo vệ môi trường là để có những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để nghành chăn nuôi thuỷ sản phát triển bền vững có hàng hoá xuất khẩu. HĐ2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản . HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK/Tr.152 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: ? Em hãy cho biết để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thuỷ sản cần phải thực hiện những phương pháp nào? Vì sao? - GV nhận xét, kết luận. ? Trong các phương pháp trên phương pháp nào là quan trọng? Vì sao? ? Theo em nếu trong trường hợp môi trường nước mà bị ô nhiễm thì ta nên làm thế nào? Vì sao? - GV nhận xét, kết luận, lấy ví dụ thực tế để HS tiếp thu. - HS đọc thông tin và hoạt động nhóm trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời: Phương pháp quản lí là quan trọng vì đó là phương pháp phòng và trị bệnh hiệu qủa nhất. - HS trả lời : Nên đánh bắt hết sản phẩm và xử lí nguồn nước, đáy ao và môi trường xung quanh. - HS lắng nghe, tiếp thu. II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường 1. Xử lí nguồn nước + Phương pháp lắng: để lắng đọng nước trước khi đưa vào ao nuôi. + Phương pháp dùng hoá chất. + Phương pháp tổng hợp. 2. Quản lí. - Ngăn cấm, quy định, sử dụng HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV giới thiệu hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước để HS tiếp thu. ? Theo em tại sao nguồn lợi thuỷ sản của nước ta lại như vậy? - GV nhận xét, bổ xung và kết luận. ? Theo em nguyên nhân gây ra ảnh hưởng nguồn lợi thuỷ sản là gì? (GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi dựa vào sơ đồ 17SGK/ Tr.154. - GV nhận xét, kết luận. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. -HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời theo nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ xung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. III. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 1. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản. - Các loài thuỷ sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu - Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng. - Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loại cá nước ngọt những năm gần đây giảm so với trước. 2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản. - Do khai thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt. - Do phá hoại rừng đầu nguồn làm ảnh hưởng đến môi trường nước. - Do đắp đập ngăn sông làm ảnh hưởng đến môi trường nước. - Do ô nhiễm đến môi trường nước vì hoạt động của con người. HĐ3: Tìm hiểu các phương pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 phần III và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau: ? Theo em để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần thực hiện như thế nào? Vì sao? - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - HS hoạt động nhóm tìm hiểu và trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. 3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. - Tận dụng tối ta tiềm năng về mặt nước và giống nuôi. - Cải tiến các phương pháp kĩ thuật nuôi thủy sản. - Chọn giống nuôi lớn nhanh, phát triển tốt. - Ngăn chặn cánh đánh bắt không đúng yêu cầu kĩ thuật đánh bắt. - Xử lí tốt nguồn nước thải và nguồn nước đã và đang bị ô nhiễm. IV. Củng cố - luyện tập. ? Qua bài học em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản? ? Em hãy cho biết một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản? ? Em hãy cho biết một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường chăn nuôi thuỷ sản. ? Muốn khai thác tốt nguồn lợi thuỷ sản cần tiến hành các biện pháp nào? V. Hướng dẫn về nhà. - Học và trả lời các câu hỏi cuối bài - Ôn tập lại toàn bộ các nội dung đã học trong HKII. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 51 Ôn tập I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hệ thống hoá được kiến thức đã học trong HKII - Nắm bắt được kĩ năng củng cố và nhận thức kiến thức chính mà đã học. - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. II. Chuẩn bị. - GV: Hệ thống các câu hỏi, kiến thức đã học trong HKII - HS: Học bài cũ và ôn tập trước nội dung đã học trong HKII. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản? ? Em hãy cho biết một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản? ? Em hãy cho biết một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường chăn nuôi thuỷ sản. 3. Bài mới HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức - GV hệ thống hoá kiến thức đã học theo sơ đồ sau: Vai trò và nhiệm vụ của thuỷ sản Vai trò của nuôi thuỷ sản Nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản Vai trò và nhiệm vụ của thuỷ sản Môi trường nuôi thuỷ sản Thức ăn của động vật thuỷ sản Chăm sóc. quản lí và phòng trị bệnh Thu hoạch, bảo quản và chế biến Bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản Tính chất của vực nước nuôi cá Nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản Thức ăn của tôm, cá Quan hệ về thức ăn Chăm sóc Quản lí Phòng trị bệnh Thu hoạch Bảo quản Chế biến ý nghĩa Bảo vệ môi trường thuỷ sản Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản HĐ2: HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi SGK và thực tiễn sản xuất. HĐ của thầy Nội dung - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK ở phần ôn tập và cuối các bài từ bài 49 -> 56 SGK * GV hướng dẫn và trả lời, củng cố kiến thức nếu cần thiết. - HS thực hiện cá nhân và nhóm trả lời * HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính. IV. Củng cố - luyện tập. - GV hệ thống hoá toàn bộ kiến thức đã học. V. Hướng dẫn về nhà. - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong HKII. - Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy kiểm tra VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***--------------------------------------

File đính kèm:

  • docCong nghe 7 ki II 3 cot.doc