I.Mục tiêu:
- Kể được một số hiện tượng vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
- Bước đầu nhận biết được các TN mô hình và chỉ ra được sự giữa Tn mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
II.Chuẩn bị: Cho GV:
- Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính 20 mm.
- 100 cm3 rượu 100 cm3 nước.
Cho HS:
- Hai bình chia độ đến 100 cm3, độ chia nhỏ nhất 2 cm3.
- Khoảng 100 cm3, 100 cm3 cát khô và mịn.
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 22: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Năm học 2010-2011 - Hồ Tấn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 14/02/2011
Tiết : 22
Chương II: NHIỆT HỌC
CÁC CHẤT ĐỰOC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I.Mục tiêu:
Kể được một số hiện tượng vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
Bước đầu nhận biết được các TN mô hình và chỉ ra được sự giữa Tn mô hình và hiện tượng cần giải thích.
Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
II.Chuẩn bị: Cho GV:
Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính 20 mm.
100 cm3 rượu 100 cm3 nước.
Cho HS:
Hai bình chia độ đến 100 cm3, độ chia nhỏ nhất 2 cm3.
Khoảng 100 cm3, 100 cm3 cát khô và mịn.
III.Tổ chức hoạt động dạy và học:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của HS
H/động 1: Khởi động (7phút)
Tổ chức tình huống học tập.
- Giới thiệu chương 2: Nhiệt học
- Làm TN mở bài: dùng bình đựng 50cm3. Dùng bình khác chứa 50cm3 cồn, đổ nhẹ còn vào bình đựng nước. Dùng que khuấy đều .Ta được hỗn hợp có thể tích dưới 100cm3.
2.H/động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của chất
(15 phút)
-Thông báo cho hs những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất trình bày như SGK.
-Hướng dẫn hs quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của nguyên tử silic.
-Các nguyên tử silic có liền một khối hay không ?
-Giới thiệu nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
3.H/động 3:Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử.( 15 phút)
-Hướng dẫn hs làm TN mô hình.
-Thể tích hỗn hợp ?
-Giải thích ?
-Hãy giải thích sự tụt thể tích trong TN vào bài ?
-Hãy rút ra kết luận ?
4.H/động 4: Vận dụng,củng cố và dặn dò:
(8 phút)
-Yêu cầu hs trả lời các lệnh C3, C4, C5
Yêu cầu HS làm bài tập ở nhà.19.1->19.6
Bài tập 19.7 dành cho hs giỏi.
-Theo dõi.
I.Các chất có được cấu tạo từ những hạt riêng biệt không ?
-Theo dõi.
-Quan sát.
-Các nguyên tử silic không liền một khối
Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt.
II.Giữa các phân tử có khoảng cách không ?
1.Thí nghiệm mô hình:
SGK
-Làm TN mô hình.
Lấy 50cm3 cát trộn chung với 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ .
-Thể tích dưới 100cm3. Vì các hạt cát đã xen vào giữa các hạt ngô.
-Các hạt nước và các hạt rượu xen kẽ với nhau
2.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách ?
- Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.
III. Vận dụng:
-Trả lời C3: Các phân tử đường đã xen vào các phân tử nước cũng như các phân tử nước đã xen vào các phân tử đường.
-Trả lời C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui vào.
-Trả lời C5: Các phân tử không khí xen được vào các phân tử nước nên có không khí trong nước nên các vẫn sống trong nước được.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 22.doc