1 / MỤC TIÊU
Hoạt động 1: Điện tích và các loại điện tích.
1.1 / Kiến thức:
Học sinh biết: Nêu được có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Các vật nhiểm điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại hút nhau.
Học sinh hiểu:
+ Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
+ Một vật nhiểm điện âm khi nhận them electron,nhiểm điện dương nếu mất bớt electron
1.2 / Kĩ năng:
HS thực hiện được: Thí nghiệm vật bị nhiểm điện do cọ xát.
HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.
1.3 / Thái độ:
Thói quen: Tự giác, tích cực.
Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.
Hoạt động 2: Dòng điện và các tác dụng của dòng điện.
2.1 / Kiến thức:
Học sinh biết:
+Khái niệm dòng điện và dòng điện trong kim loại.
+ Năm tác dụng của dòng điện .
Học sinh hiểu: Ứng dụng trong thực tế về các tác dụng của dòng điện.
2.2 / Kĩ năng
HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.
HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.
2.3 / Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực.
Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.
2 / NỘI DUNG HỌC TẬP
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập - Nguyễn Thị Hồng Thúy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 tiết PPCT 26
Ngày dạy:
ÔN TẬP
1 / MỤC TIÊU
Hoạt động 1: Điện tích và các loại điện tích.
1.1 / Kiến thức:
Học sinh biết: Nêu được có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Các vật nhiểm điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại hút nhau.
Học sinh hiểu:
+ Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
+ Một vật nhiểm điện âm khi nhận them electron,nhiểm điện dương nếu mất bớt electron
1.2 / Kĩ năng:
HS thực hiện được: Thí nghiệm vật bị nhiểm điện do cọ xát.
HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.
1.3 / Thái độ:
Thói quen: Tự giác, tích cực.
Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.
Hoạt động 2: Dòng điện và các tác dụng của dòng điện.
2.1 / Kiến thức:
Học sinh biết:
+Khái niệm dòng điện và dòng điện trong kim loại.
+ Năm tác dụng của dòng điện .
Học sinh hiểu: Ứng dụng trong thực tế về các tác dụng của dòng điện.
2.2 / Kĩ năng
HS thực hiện được: Lắp mạch điện đơn giản.
HS thực hiện thành thạo: Thí nghiệm đơn giản và báo cáo thí nghiệm.
2.3 / Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực.
Tính cách: Tự tin, mạnh dạn.
2 / NỘI DUNG HỌC TẬP
Điện tích và các loại điện tích.
Dòng điện và các tác dụng của dòng điện.
3/ CHUẨN BỊ
3.1 / Giáo viên:
- Hệ thống kiến thức ôn tập .
3.2 / Học sinh:
- Ôn lại nội dung các bài đã học chương III
4 / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 / Ổn định tổ chức và kiểm diện:( 1 phút)
- Lớp 7A1:
- Lớp 7A2:
- Lớp 7A3:
4.2 Kiểm tra miệng:( 5 phút)
Câu 1: ( 8 điểm ) Nêu các tác dụng của dòng điện? Ví dụ?
Câu 2 (2 điểm ): Hãy nêu nội dung các bài đã học trong chương III.
ĐÁP ÁN
Câu 1 Các tác dụng của dòng điện:
Tác dụng nhiệt của dòng điện: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn.
Tác dụng từ: Cuộn dây cuốn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
Tác dụng hóa học của dòng điện: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng sunfat CuSO4 làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp bằng đồng.
Tác dụng sinh lí: Dùng xung điện thích hợp để làm tim ngừng đập hoạt động trở lại..
Câu 2: Nội dung các bài đã học:
- Sự nhiểm điện do cọ xát.
- Hai loại điện tích.
- Dòng điện- Nguồn điện.
- Chất dẫn điện và chất điện. dòng điện trong kim loại.
- Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện.
- Tác dụng phát nhiệt, tác dụng phát sang của dòng điện trong kim loại.
- Tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng phát sáng, tác dụng sinh lí của dòng điện
4.3 / Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HỌC TẬP
Hoạt động 1:Điện tích, các loại điện tích.( 10 phút)
GV: Điện tích có mấy loại? Đó là những loại nào?
HS: Điện tích có hai loại, đó là điện tích âm (+) và điện tích dương( +)
GV: Cấu tạo của nguyên tử?
HS: Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
GV: Khi nào vật bị nhiểm điện tích âm, điện tích dương?
HS: Một vật nhiểm điện âm khi nhận thêm electron,nhiểm điện dương nếu mất bớt electron.
Hoạt động 2: Dòng điện, tác dụng của dòng điện.( 20 phút)
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về dòng điện và tác dụng của dòng điện.
HS: Hoạt động theo nhóm( 10 phút) vẽ sơ đồ tư duy.
GV: Gọi 1 nhóm bất kì trà lời.
HS: Trà lời:
HS: Nhận xét.
GV gợi ý: Sơ đồ tư duy sẽ có hai nhánh chính:
- Nhánh 1: + Dòng điện gồm khái niệm dòng điện và khái niệm dòng điện trong kim loại.
+ Kí hiệu sơ đồ mạch điện.
+ Quy ước chiều dòng điện.
+ Chất dẫn điện và chất cách điện.
- Nhánh 2: Năm tác dụng của dòng điện và ứng dụng.
I. Điện tích, các loại điện tích.
Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Các vật nhiểm điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại hút nhau.
Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
Một vật nhiểm điện âm khi nhận them electron,nhiểm điện dương nếu mất bớt electron.
II. Dòng điện, tác dụng của dòng điện.
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không ch dòng điện đi qua.
Quy ước chiều dòng điện: Dòng điện có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tơi cực âm của nguồn điện.
Năm tác dụng của dòng điện:
Tác dụng nhiệt: Bàn ủi, nồi cơm điện
Tác dụng phát sáng: Bóng đèn.
Tác dụng từ: Nam châm điện
Tác dụng hóa học: mạ vàng, điều chế các chất( O2 và
5/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP( 8 phút)
5.1/ Tổng kết :
- Làm bài tập: 23.1- 23.4 SBT.
23.1. B: Các vụn sắt.
23.2. C: Tác dụng từ của dòng điện.
23.3 D: Làm biến đổi thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch.
5.2 / Hướng dẫn học tập
Đối với bài học ở tiết này: Học bài theo sơ đồ tư duy.
+ Có mấy loại điện tích? Những điện tích loại nào thì đẩy nhau, hút nhau?
+ Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? Dòng điện có những tác dụng gì?
Đối với tiết sau: Học bài phần nội dung ôn tập để kiểm tra 1tiết giữa kì.
6 /PHỤ LỤC: Không có.
File đính kèm:
- TIET 26.docx