Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2013-2014

1. MỤC TIÊU

 1.1/ Kiến thức:

 - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.

- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

1.2/ Kĩ năng:

- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

1.3/ Thái độ: Nghiêm túc, ham thích môn học

2. CHUẨN BỊ

 2.1) Chuẩn bị của GV

 - Tranh vẽ H.1.1; H. 1.2, H.1.3 SGK

 2.2) Chuẩn bị của HS

 Đọc bài trước ở nhà

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 3.1) Ổn định (1’)

 KTSS

 3.2) KTBC: không

 3.3) Các hoạt động

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 1 NS: 02/8/2013 Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 1. MỤC TIÊU 1.1/ Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. - Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 1.2/ Kĩ năng: - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 1.3/ Thái độ: Nghiêm túc, ham thích môn học 2. CHUẨN BỊ 2.1) Chuẩn bị của GV - Tranh vẽ H.1.1; H. 1.2, H.1.3 SGK 2.2) Chuẩn bị của HS Đọc bài trước ở nhà 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1) Ổn định (1’) KTSS 3.2) KTBC: không 3.3) Các hoạt động Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (2’) Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại GV : Mặt trời mọc đằng Đông, Lặn đằng Tây. Như vậy có phải MT chuyển động còn trái đất đứng yên không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. Theo dõi và lắng nghe HĐ2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? (12’) Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, quan sát - Y/c cả lớp thảo luận theo nhóm. ? Làm thế nào nhận biết một ô tô đang chuyển động hay đứng yên? - Cho hs đọc thông tin SGK để hoàn thành C1 - Thông báo nội dung 1 trong SGK Gợi ý: - Căn cứ vào yếu tố nào biết vật chuyển động hay đừng yên? - Y/c 2 hs trả lời - Để nhận biết vật CĐ hay đứng yên ta dựa vào vật nào? GV: vậy qua các ví dụ trên, để nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên ta phải dựa vào vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc) -Y/c mỗi hs suy nghĩ để hoàn thành C2, C3 Lưu ý: C2. HS tự chọn vật mốc và xét CĐ của vật so với vật mốc. C3. Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc thì được coi là đứng yên - Quan sát - Hoạt động nhóm - Tìm các phương án để giải quyết C1: So sánh vị trí của ô tô, thuyền... với một vật nào đó bên đường, bên sông... - Ghi nội dung 1 vào vở - Hoạt động cá nhân để trả lời C2, C3 C3: Người ngồi trên thuyền đang trôi theo dòng nước, vì vị trí của người trên thuyền không đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái đứng yên. I. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN C1. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). C2. (HS tự cho 2TD) C3. Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. HĐ3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên (18’) Phương pháp: vấn đáp, so sánh, phân tích - Treo H.1.2 hướng dẫn HS quan sát. - Tổ chức cho HS suy nghĩ tìm phương án để hoàn thành C4, C5. - Hs làm C6 và đọc kết quả. - Đứng tại chỗ đọc bài C7 - Thông báo: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. - Kiểm tra sự hiểu bài của HS bằng bài C8 Mặt trời và trái đất chuyển động tương đối với nhau nếu lấy trái đất làm vật mốc thì mặt trời chuyển động. -Làm việc cá nhân trả lời C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga. C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách đó so với toa tàu không đổi. - Thảo luận trên lớp, thống nhất C4, C5. - Cả lớp hoạt động nhận xét, đánh giá ® thống nhất các cụm từ thích hợp cho bài C6: đối với vật này / đứng yên. - C7: Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với toa tàu. - Ghi nội dung 2 SGK vào vở. - Làm việc cá nhân hoàn thành C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất. - Quan sát - Ghi nội dung 3 SGK vào vở. II. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ VẬT ĐỨNG YÊN C4. C5. C6. (1) đối với vật này (2) đứng yên C7. C8. Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc. HĐ4: Một số chuyển động thường gặp (5’) Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, quan sát - Lần lượt treo các hình 1.3a,b,c - Nhấn mạnh: + quỹ đạo của chuyển động + các dạng của chuyển động - Tổ chức Hs làm việc cá nhân để hoàn thành C9. - C9: Hs tự tìm chuyển động cong, thẳng, tròn III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP C9. ( HS tự tìm ví dụ về chuyển động thẳng, cong, tròn) HĐ5: Vận dụng – Ghi nhớ (6’) Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích - Treo hình 1.4 SGK - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành C10, C11. - Lưu ý: Có sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc, vật chuyển động. ? Chuyển động cơ học là gì ? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên phụ thuộc vào đâu ? Có mấy dạng chuyển động ? - Quan sát - Hoạt động nhóm để hoàn thành C10, C11 ! Phát biểu nội dung ghi nhớ trong SGK IV. VẬN DỤNG: C10. C11. * Ghi nhớ: - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật - Tính tương đối phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc - Các dạng chuyển động: thẳng, cong 4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ và xem lại các câu C - Giải bài tập trong SBT - Đọc có thể em chưa biết - Đọc trước bài 2. VẬN TỐC DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc