Đề cương ôn thi môn Vật Lí Lớp 8 - Học Kì 1

1) Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

 A) Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc B) Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

 C) Tăng độ nhẵn bóng giữa các mặt tiếp xúc D) Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

 

2) Công suất được xác định bằng . . . . . . . . . . . . . trong một đơn vị thời gian.

 A) lực tác dụng B) thời gian thực hiện C) công thực hiện D) Tất cả đều sai

 

3) Khi đẩy xe lên nhà bằng hai tấm ván dài 1m và 1,5m. Tấm nào ta phải dùng lực đẩy lớn hơn?

 A) Không đẩy xe lên được khi dùng tấm ván B) Cả hai tấm ván đều tốn lực như nhau

 C) Tấm ván 1m D) Tấm ván 1,5m

 

4) Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh như thế nào?

 A) Độ cao của 2 nhánh phụ thuộc vào chất lỏng B) Luôn luôn ở độ cao khác nhau

 C) Luôn luôn ở cùng một độ cao D) Tất cả đều đúng

 

5) Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe :

 A) Đột ngột rẽ phải B) Đột ngột tăng vận tốc C) Đột ngột rẽ trái D) Đột ngột giảm vận tốc

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Vật Lí Lớp 8 - Học Kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở độ cao khác nhau C) Luôn luôn ở cùng một độ cao D) Tất cả đều đúng 5) Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang trái, chứng tỏ xe : A) Đột ngột rẽ phải B) Đột ngột tăng vận tốc C) Đột ngột rẽ trái D) Đột ngột giảm vận tốc 6) Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì do: A) lực búng của tay B) quán tính C) trọng lực D) lực ma sát 7) Khi hút hết sữa trong hộp bằng giấy, ta thấy hộp giấy bị bẹp lại theo nhiều phía. Hiện tượng đó là do đâu? A) Do không có lực nào tác dụng lên hộp sữa. B) Do áp suất khí quyển tác dụng lớn hơn áp suất trong hộp sữa. C) Do áp suất trong hộp sữa lớn hơn áp suất khí quyển. D) Do trong hộp sữa áp suất bằng 0 mà còn chịu tác dụng của áp suất khí quyển 8) Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: A) vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên B) vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa C) vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần D) vật đang chuyển động sẽ dừng lại 9) Đơn vị của áp suất là gì? A) Mét B) Niutơn C) N/m 3 D) Paxcan 10) Kéo thùng hàng lên xe bằng hai tấm ván: tấm thứ nhất dài 4m, tấm thứ hai dài 2m. Dùng tấm ván nào ta sẽ kéo vật lên dễ dàng hơn? A) Tấm ván dài 4m B) Cả 2 tấm ván C) Tấm ván dài 2m D) Không có tấm ván nào 11) Một vật nhúng trong lòng chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy có phương và chiều như thế nào? A) Có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới. B) Có phương nằm ngang và chiều từ trái sang phải. C) Có phương nằm ngang và chiều từ phải sang trái.00029 D)Có phương thẳng đứng và chiều từ dưới lên trên. 12) Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A) Chỉ có thể giảm dần B) Có thể tăng dần, cũng có thể giảm dần C) Chỉ có thể tăng dần D) Không thay đổi 13) Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng vào vật nào dưới đây? A) Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng B) Vật lơ lửng, vật chìm, vật nổi trong chất lỏng C) Vật nổi trên mặt chất lỏng D) Vật lơ lửng trong chất lỏng 14) Người công nhân đang đẩy xe hàng về kho. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A) Chiếc xe đã thực hiện công cơ học B) Người công nhân đã thực hiện công cơ học C) Người công nhân không thực hiện được công cơ học D) Tất cả đều sai 15) Một vật thả vào trong chất lỏng, vật sẽ nổi khi nào? A) FA=P B) FA>P C) FA<P D) Cả 3 trường hợp trên. 16) Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? A) Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng B) Xe đạp đang xuống dốc. C) Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng D) Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh 17) Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? A) Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi B) Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi C) Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực D) Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công 18) Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì A) lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi B) lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng C) lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng D) lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng 19) Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? A) Thỏi đồng chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn B) Hai thỏi chịu lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau. C) Thỏi nhôm chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn D) Tất cả đều sai 20) Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại? A) Khi kéo co, lực ma sát giữa chân và mặt đất, giữa tay của người kéo với sợi dây. B) Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục với bánh răng làm máy móc bị mòn đi C) Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi hãm phanh D) Rắc các trên đường ray khi tàu lên dốc 21) Áp lực là lực có phương như thế nào? A) Song song với mặt bị ép B) Có phương tự do C) Vuông góc với mặt bị ép D) Tất cả đều sai 22) Đơn vị vận tốc là gì? A) Niutơn B) Mét C) Jun D) m/s 23) Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào trong các trường hợp dưới đây? A) Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng B) Thả một hòn bi chạy trên mặt sàn nhà C) Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng D) Dùng tay kéo dãn lò xo 24) Trái đất và mọi vật trên Trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển, áp suất này có phương tác dụng như thế nào? A) Tác dụng theo phương vuông góc với mặt bị ép. B) Tác dụng theo mọi phương C) Tác dụng theo phương thẳng đứng D) Tác dụng theo phương ngang 25) Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt đất là lớn nhất? A) Người đứng cả hai chân B) Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ C) Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống D) Người đứng co một chân 26) Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A) Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hoặc giãn B) Lực xuất hiện giữa dây đai và bánh đai khi động cơ chuyển động. C) Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường D) Lực xuất hiện làm mòn đế giày 27) Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh bánh nào? A) Bánh trước B) Bánh sau C) Bánh trước hoặc bánh sau đều được D) Đồng thời cả hai bánh 28) Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? A) Lực ma sắt cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B) Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy C) Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia. D) Khi một vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy 29) Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A) Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng B) Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống C) Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương D) Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng 30) Công cơ học xuất hiện khi nào? A) Khi có lực tác dụng vào vật B) Khi có lực tác dụng vào vật và vật không dịch chuyển C) Khi vật dịch chuyển một đoạn đường bất kỳ D) Khi có lực tác dụng vào vật và vật dịch chuyển 31. Một trái cam rơi từ cây xuống đất. Lực nào đã thực hiện công cơ học? A. Lực đẩy B. Lực đàn hồi C. Trọng lực D. Lực kéo 32. Điều kiện để một vật lơ lửng trong chất lỏng là gì? A. Độ lớn lực đẩy Ác-si-met bằng với trọng lượng của vật B. Độ lớn lực đẩy Ác-si-met nhỏ hơn trọng lượng của vật C. Độ lớn lực đẩy Ác-si-met lớn hơn trọng lượng của vật D. Độ lớn lực đẩy Ác-si-met bằng với thể tích của vật nhúng vào chất lỏng 33. Một vật nhúng vào trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên. Lực này gọi là gì? A. Lực hút của Trái Đất B. Lực đẩy Ác-si-met C. Áp suất chất khí D. Áp suất chất lỏng 34. Người công nhân đang giữ bao cát trên vai ở tư thế đứng thẳng. phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Người công nhân thực hiện được công cơ học rất nhỏ B. Người công nhân đã thực hiện được công vì tốn rất nhiều sức lực C. Người công nhân không thực hiện được công cơ học D. Người công nhân thực hiện được công cơ học rất lớn 35. Lực đẩy Ác-si-met và trọng lực tác dụng lên một vật khi nhúng vào trong chất lỏng có phương và chiều như thế nào? A. Cùng phương và cùng chiều nhau B. Có phương và chiều khác nhau C. Cùng phương nhưng ngược chiều D. Tất cả đều đúng 36. Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng nhúng vào trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? A. Không có lực đẩy Ác-si-met B. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên thỏi thép lớn hơn C. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên hai thỏi bằng nhau D. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên thỏi nhôm lớn hơn 37) Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe : A) Đột ngột rẽ phải B) Đột ngột tăng vận tốc C) Đột ngột rẽ trái D) Đột ngột giảm vận tốc 38) Đơn vị của công cơ học là gì? A) Jun B) Niu tơn C) mét D) kg 39) Nhúng một vật vào trong lòng chất lỏng, vật sẽ nổi khi nào? A) FA > P B) FA < P C) FA = P D) không có trường hợp nào 40) Lực đẩy Ác – si – mét có phương và chiều như thế nào? A) Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên A) Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống A) Phương ngang, chiều từ trái sang A) Phương ngang, chiều từ phải sang ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM 1.D[1] 2.C[1] 3.C[1] 4.C[1] 5.A[1] 6.D[1] 7.B[1] 8.A[1] 9.D[1] 10.A[1] 11.D[1] 12.B[1] 13.B[1] 14.B[1] 15.B[1] 16.A[1] 17.D[1] 18.B[1] 19.B[1] 20.B[1] 21.C[1] 22.D[1] 23.B[1] 24.B[1] 25.B[1] 26.A[1] 27.D[1] 28.C[1] 29.B[1] 30.D[1] 31.C[1] 32.A[1] 33.B[1] 34.C[1] 35.C[1] 36.C[1] 37.C[1] 38.A[1] 39.A[1] 40.A[1] B. Tự luận: (7 điểm) Dạng 1:Biểu diễn lực 1/ Trọng lực tác dụng lên quả dừa nặng 2,2 kg làm quả dừa rơi xuống đất. 2/ Lực kéo vật theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn F = 30N 3/ Lực kéo vật theo phương ngang, chiều từ phải sang, độ lớn F = 40N 3/ Lực kéo vật theo phương xiên hợp với phương ngang một góc 450, chiều từ dưới lên, độ lớn F = 20N 4/ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật làm vật bị chìm trong lòng chất lỏng. Dạng 2: Viết công thức, giải thích và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức Vận tốc, vận tốc trung bình Áp suất chất rắn Áp suất chất lỏng Lực đẩy Ác-si-mét Công cơ học Công suất Dạng 3: Bài tập về Lực đẩy Ác-si-met, công cơ học, áp suất chất lỏng, áp suất chất rắn 1/ Nhúng chìm một thỏi nhôm có thể tích 2m3 vào trong nước. Em hãy tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi nhôm, biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. 2/ Một chiếc xe tải chở đá với một lực là 7000N chạy được đoạn đường là 7 km trong 20 phút. Tính công mà xe tải thực hiện được? Tính công suất của xe? 3/ Một thùng cao 2,8m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên điểm A cách đáy thùng 1,5m? 4/ Một xe tải có trọng lượng 25000N. Tính áp suất của xe lên mặt đất, biết rằng diện tích tiếp xúc của của bánh xe với đất là 0,8m2?

File đính kèm:

  • docDe cuong ly 8.doc