Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 7, Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

- Kiến thức: Nêu được trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực. Nêu được đơn vị đo lực.

- Kĩ năng: Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.

- Thái độ: Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học. Vận dụng kiến thức vào thực tế.

2. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng, dây dọi, ê ke, khay nước, bảng phụ.

- Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.

3. Phương pháp

- Tìm và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.

 + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 7, Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 26/9/2013 Tiết 7 Ngày dạy: 30/9/2013 Bài 8. TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC 1. Mục tiêu - Kiến thức: Nêu được trọng lực hay trọng lượng của một vật. Nêu được phương và chiều của trọng lực. Nêu được đơn vị đo lực. - Kĩ năng: Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng. - Thái độ: Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học. Vận dụng kiến thức vào thực tế. 2. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng, dây dọi, ê ke, khay nước, bảng phụ. - Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới. 3. Phương pháp - Tìm và giải quyết vấn đề. - Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS. 4. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề (5’) ? Nêu những kết quả tác dụng của lực? ? Lấy 1 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến đổi chuyển động? * Đặt vấn đề: - GV giới thiệu bài như sách giáo khoa. Hoạt động 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (15’) - GV Giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ, cách tiến hành, cách quan sát thí nghiệm. - Làm thí nghiệm a, theo H8.1. - Yêu cầu học sinh quan sát, trả lời câu hỏi C1. Học sinh khác nhận xét, thống nhất ý kiến. - Làm thí nghiệm b, cầm viên phấn thả rơi. - Yêu cầu học sinh quan sát, trả lời C2. Học sinh khác nhận xét, thống nhất ý kiến. - Giáo viên treo bảng phụ. Yêu cầu học sinh HĐ theo nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu C3? - HS lên điền kết quả, các nhóm khác nhận xét, thống nhất ý kiến. - Giáo viên hướng dẫn đưa ra kết luận. - GV nhấn mạnh: Trọng lượng của 1 vật chính là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó. I- Trọng lực là gì? 1. Thí nghiệm. - Làm và quan sát thí nghiệm a. + C1: Lò xo t/d lực kéo vào quả nặng. Lực này có phương thẳng đứng, có chiều hướng từ dưới lên. Quả nặng chịu t/d của hai lực cân bằng là lực kéo của lò xo và hút của Trái Đất. - Làm và quan sát thí nghiệm b. + C2: Viên phấn biến đổi chuyển động. Có phương thẳng đứng, có chiều hướng từ trên xuống dưới. + C3 (1) cân bằng (2) Trái Đất (3) lực hút (4) Trái Đất 2. Kết luận. - Trái Đất t/d lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực. - Người ta còn gọi cường độ của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó. Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực (10’) - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK - Cho HS quan sát dây dọi và trả lời câu hỏi. ? Phương của dây dọi có phương như thế nào? - Yêu cầu học sinh trả lời C4. - HS lên điền vào bảng phụ, HS khác nhận xét, thống nhất ý kiến. - Yêu cầu học sinh trả lời C5, học sinh khác nhận xét, thống nhất ý kiến và kết luận. II- Phương và chiều của trọng lực. 1. Phương và chiều của trọng lực. + Phương của dây dọi là phương thẳng đứng. + C4: (1) cân bằng (2) dây dọi (3) thẳng đứng (4) từ trên xuống dưới 2. Kết luận. + C5: Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới Hoạt động 4: Tìm hiểu về đơn vị lực (10’) - GV thông báo đơn vị của lực, mối quan hệ giữa khối lượng và trọng lượng. - HS đọc thông tin trong SGK. - GV nhấn mạnh: Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. Tức là quả cân 100g bị Trái Đất tác dụng 1 lực có độ lớn là 1N. III- Đơn vị lực. - Đơn vị của lực là Niu tơn (kí hiệu: N) + Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N. + Trọng lượng của quả cân 1kg là 10N. Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn (5’) - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm và trả lời C6, hướng dẫn HS sử dụng ê ke để kiểm tra. - Cho HS đọc ghi nhớ và yêu cầu nêu được: - HD làm các BT 8.1 – 8.4 (SBT). - HD Ôn tập từ bài 1 đến bài 8. + C6: Phương thẳng đứng và mặt nằm ngang vuông góc với nhau. + Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật + Trọng lượng của 1 vật chính là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó. + Phương của trọng lực: là phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống dưới + Đơn vị đo lực là Niu tơn (N), 100g có trọng lượng là 1N. 5. Rút kinh nghiệm: Ngaøy thaùng naêm 2013 Kí duyeät

File đính kèm:

  • docTiết 7.doc