Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Bài 37: Axit – Bazơ – Muối (Tiết 1) - Nguyễn Thị Ngọc Anh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, học sinh nắm được:

- Các định nghĩa theo thành phần hóa học, CTHH, tên gọi và phân loại axit, bazơ, gốc axit, nhóm OH.

- Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa, CTHH, tên gọi và phân loại các oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng gọi tên các hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại, viết CTHH khi biết tên.

3. Thái độ

- Tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

- Thêm yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

2. Học sinh

- Chuẩn bị trước bài 37 axit – bazơ – muối tiết 1.

 

III. PHƯƠNG PHÁP

Chủ yếu sử dụng một số phương pháp:

- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.

- Phương pháp trực quan.

- Thảo luận nhóm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Bài 37: Axit – Bazơ – Muối (Tiết 1) - Nguyễn Thị Ngọc Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2014 Ngày giảng: 7/3/2014 Người thực hiện: SV Nguyễn Thị Ngọc Anh BÀI 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, học sinh nắm được: - Các định nghĩa theo thành phần hóa học, CTHH, tên gọi và phân loại axit, bazơ, gốc axit, nhóm OH. - Củng cố các kiến thức đã học về định nghĩa, CTHH, tên gọi và phân loại các oxit và mối liên quan của các loại oxit với axit và bazơ tương ứng. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng gọi tên các hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại, viết CTHH khi biết tên. 3. Thái độ - Tích cực tham gia các hoạt động nhóm. - Thêm yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Chuẩn bị trước bài 37 axit – bazơ – muối tiết 1. III. PHƯƠNG PHÁP Chủ yếu sử dụng một số phương pháp: - Phương pháp đàm thoại tìm tòi. - Phương pháp trực quan. - Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp (1 phút) Học sinh vắng: Lớp 8 – trường Thực Hành Sư Phạm 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu hỏi: Nêu tính chất hóa học của nước? Viết phương trình hóa học minh họa và cho biết sản phẩm tạo thành là gì? Đáp án: - Tác dụng với kim loại:2Na+2H2O à 2NaOH + H2. Sản phẩm tạo thành là bazơ. - Tác dụng với oxit bazơ: CaO + H2O à Ca(OH)2. Sản phẩm tạo thành là bazơ. - Tác dụng với oxit axit: SO3 + H2O à H2SO4. Sản phẩm tạo thành là axit. 3. Bài mới a) Đặt vấn đề (1 phút) Bài trước chúng ta đã được biết đến hợp chất axit, hợp chất bazơ. Vậy chúng có công thức, cách gọi tên và phân loại ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay “ Axit – Bazơ – Muối”. b) Các hoạt động Hoạt động 1: Axit (23 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và nêu 3 axit mà em biết? (tên gọi, công thức hóa học). - GV yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của các công thức hóa học trên? - GV nhận xét và đưa ra đáp án. - GV yêu cầu HS nêu mối liên hệ giữa số nguyên tử hiđro và gốc axit trong các công thức hóa học đó? - GV nhận xét và đưa ra đáp án. - GV đưa ra 2 phương trình và yêu cầu HS nhận xét về vị trí của hiđro trước phản ứng và sau phản ứng? Zn +2HClàZnCl2 + H2 Fe +H2SO4àFeSO4+H2 - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết axit là gì? Lấy ví dụ. - GV nhận xét và đưa ra kết luận. - GV giới thiệu: Từ những ví dụ trên, gọi số nguyên tử hiđro là n, hóa trị của gốc axit là n,gốc axit là A. Từ đó hãy cho biết công thức hóa học chung của axit. - GV đưa ra các ví dụ về axit: HNO3, HCl, H2S, HBr, H2SO3, H2SO4, H3PO4. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bàn trong 5 phút, dựa vào thành phần phân tử, hãy phân loại axit và sắp xếp các axit trên vào từng loại. - GV gọi các nhóm báo cáo. - GV nhận xét và đưa ra kết luận. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết cách đọc tên axit, tên gốc axit. - GV nhận xét và đưa ra kết luận. - GV đưa ra chú ý về một số phi kim tạo nhiều axit như HNO3, HNO2, H2SO3, H2SO4 đọc theo 2 cách tùy vào số lượng nguyên tử oxi. - HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS quan sát phương trình và đưa ra nhận xét. - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS báo cáo kết quả thảo luận. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe. I. Axit 1. Khái niệm - Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. Ví dụ: HCl, H2SO4, H2S 2. Công thức hóa học HnA Trong đó: H: nguyên tử hiđro n: số nguyên tử hiđro hay hóa trị gốc axit. A: gốc axit 3. Phân loại - Dựa vào thành phần phân tử axit được chia làm 2 loại: + Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr + Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H2CO3 4. Tên gọi a) Axit không có oxi - Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric - Tên gốc axit: tên phi kim + “ua” b) Axit có oxi - Tên axit: axit + tên phi kim + “ic” - Tên gốc axit: chuyển “ic” à “at” hoặc “ơ” à “it” Hoạt động 2: Bazơ (12 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu HS kể tên 3 bazơ mà em đã biết. - GV yêu cầu HS hãy nhận xét về thành phần phân tử của bazơ qua các ví dụ trên. - GV nhận xét và đưa ra đáp án. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin rồi nêu định nghĩa bazơ, lấy ví dụ minh họa. - GV nhận xét và đưa ra kết luận. - GV giới thiệu: Gọi M là nguyên tử kim loại có hóa trị là x, số nhóm OH là x. Yêu cầu HS cho biết công thức tổng quát của bazơ. - GV nhận xét và đưa ra kết luận. - GV giới thiệu cách gọi tên của bazơ. - GV cho HS làm bài tập ví dụ: đọc tên các bazơ NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Ba(OH)2. Đáp án: NaOH: natri hiđroxit Ca(OH)2: canxi hiđroxit Fe(OH)2: sắt hiđroxit Ba(OH)2: bari hiđroxit. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết bazơ được phân loại như thế nào? - GV nhận xét và đưa ra kết luận. - GV hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan để nhớ các bazơ tan và bazơ không tan. - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS làm bài tập. - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS lắng nghe. II. Bazơ 1. Khái niệm - Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit. Ví dụ: Ca(OH)2, NaOH, Cu(OH)2 2. Công thức hóa học M(OH)x Trong đó: M: nguyên tố kim loại. x: hóa trị của kim loại. OH: nhóm hiđroxit. 3. Tên gọi Tên bazơ: tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị) + hiđroxit. 4. Phân loại - Hai loại: + Bazơ tan. + Bazơ không tan. - Chú ý: Đa số các bazơ đều không tan trừ LiOH, KOH, NaOH, Ba(OH)2 4. Củng cố (4 phút) Câu hỏi 1: Những hợp chất đều là axit là: KOH, HCl, Ba(OH)2. H2S, LiOH, Al(OH)3. H2CO3, HNO2, H3PO3. Cả 3 đáp án trên. Đáp án: C. Câu hỏi 2: Những hợp chất nào sau đây đều là bazơ? Mg(OH)2, HBr, HI. Ca(OH)2, Al(OH)3, LiOH. Fe(OH)3, Fe(OH)2, CuSO4. Tất cả các đáp án trên. Đáp án: B. Câu hỏi 3: Từ công thức hóa học của oxit hãy viết công thức hóa học của bazơ: PbO, K2O, FeO, BaO, ZnO, Al2O3. Đáp án: PbO – Pb(OH)2, K2O – KOH, FeO – Fe(OH)2, BaO – Ba(OH)2 ZnO – Zn(OH)2, Al2O3 – Al(OH)3. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút) - Học bài và làm bài tập cuối bài trong SGK. - Chuẩn bị trước tiết 2. V. RÚT KINH NGHIỆM ..... ..... .......... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .....

File đính kèm:

  • docxBai 37Axit Bazo Muoi tiet 1.docx